5. Kết cấu đề tài
2.2.1.1. Bên nhượng quyền
Trong hoạt động franchising có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, thì bên nhượng quyền là bên có quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng được chuyển giao.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống
cạnh tranh không lành mạnh.15
Bên giao franchise là tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Những điều kiện đối với bên nhượng quyền là những ràng buộc pháp lý mà chủ thể phải tuân thủ nhằm đảm bảo hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền phải thỏa mãn các điều kiện sau:
14 Nếu có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành.
- Thứ nhất, bên giao franchise phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì hoạt động nhượng quyền thương mại là một giao dịch mang tính chất dân sự, nên chủ thể tham gia hoạt động này cần phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu để thực hiện giao dịch dân sự này.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.16 Người được xem là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ có đầy đủ tư cách chủ thể để tham gia và tự chịu trách nhiệm
về những hành vi do mình thực hiện.17
- Thứ hai, bên nhượng quyền phải là chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được nhượng quyền. Điều này có nghĩa là khi một cá nhân, tổ chức đã xác lập được quyền sở hữu đối với một đối tượng sở hữu công nghiệp, thì chủ sở hữu đó có quyền tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại đối với đối tượng đó cho các cá nhân, tổ chức khác nhằm mục đích thương mại. Hoặc khi một cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hợp pháp thì các chủ thể này có quyền chuyển giao quyền sử dụng cho chủ thể khác theo hợp đồng thứ cấp.
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao trong hoạt động franchising, cụ thể như sau:
+ Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
chức, cá nhân khác nhau.18 Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là quyết định chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần mỗi lần 10 năm;
+ Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh mang tên gọi khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.19 Được tự động xác lập mà không cần đăng ký và thuộc về người đầu tiên sử dụng tên đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động thông tin tài chính, trí tuệ
chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.20 Bí mật kinh doanh được
16 Điều 17 Bộ luật Dân sự 2005.
17 Điều 19 Bộ luật Dân sự 2005.
18 TS. Phạm Văn Tuyết - Ths.LS. Lê Kim Giang: Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2008, trang 247.
19 Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
xác lập tự động, khi bí mật kinh doanh được thiết lập để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đảm bảo lợi thế cạnh tranh, thống lĩnh thị trường.
Khi bên nhượng quyền đã xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng trên thì sẽ trở thành chủ sở hữu của các đối tượng đó và có quyền thực hiện hoạt động nhượng quyền, đồng thời sẽ được pháp luật bảo vệ.
- Thứ ba, bên nhượng quyền phải được pháp luật cho phép chuyển giao franchise. Khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại thì bên giao phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định theo pháp luật: mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Đồng thời, chủ thể tham gia phải hoàn toàn tự nguyện, cũng như không rơi vào các đối tượng bị hạn chế quyền được chuyển giao.