Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy toán tổ hợp và xác suất ở trường phổ thông (Trang 128)

C. C10 2 C83  C55 D C5 10  C35  C

A .C C 26 112 B C C 132

3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.

Theo kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm ở hai lớp 11B3 và 11 B12, ta có nhận xét sau:

Ở lớp đối chứng 11 B12, trước và sau khi thực nghiệm, số bài kiểm tra đạt điểm giỏi không tăng lên, số bài kiểm tra đạt loại khá giảm đi từ 5,88% đến 9,8% còn số bài kiểm tra đạt loại trung bình và yếu tăng lên khá nhiều. Phỏng vấn giáo viên trực tiếp giảng dạy và giáo viên tham gia dự giờ cho thấy những học sinh trung bình, yếu vẫn còn uể oải, không mấy hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp, và giáo viên giảng dạy thì do thời lượng quá ít nên không truyền thụ được hết những kiến thức muốn khắc sâu cho học sinh. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn một số học sinh khá và trung bình sau giờ kiểm tra, các em cho biết các em cảm thấy mình chưa nắm vững kiến thức nên hay bị nhầm lẫn, không định hướng được cách sử dụng các quy tắc tổ hợp, xác suất khi làm bài tập. Kết quả kiểm tra và phỏng vấn ở lớp đối chứng cho thấy toán tổ hợp và xác suất thật sự là một nội dung khó với đa số học sinh phổ thông, nếu giáo viên chỉ dạy thông thường như dạy các nội dung

mới phương pháp dạy thì không thể mang lại hiệu quả giảng dạy cao, kết quả học tập của đa số học sinh sẽ có chiều hướng giảm sút khi học nội dung toán học này.

Ở lớp 11B3, sau khi học theo chương trình thực nghiệm, thì có 2 học sinh đã vươn được từ loại khá lên loại giỏi, con số này chỉ ở mức khiêm tốn nhưng kết quả quan trọng là có một bộ phận học sinh trung bình trong lớp đã vươn lên loại khá, giỏi (ta căn cứ vào số học sinh trung bình sau thực nghiệm đã giảm từ 19,23% xuống còn 7,69% , trong khi số học sinh yếu kém thì không tăng lên). Kết quả này cùng với nhận xét của các thầy cô giáo dự giờ đã chứng tỏ có sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức của học sinh, các em hào hứng và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức so với trước. Chúng tôi phỏng vấn một số học sinh sau giờ học và kiểm tra, các em cho biết nội dung toán tổ hợp và xác suất cũng rất cuốn hút, các em nắm được bản chất của cấu hình hoán vị, và có kỹ năng làm được một số dạng bài tập, tự tin khi tham gia vào các hoạt động học tập của cả lớp.

So sánh kết quả học tập của hai lớp, ta thấy được các biện pháp nêu trong đề tài có tác dụng tích cực trong giảng dạy toán tổ hợp và xác suất ở trường phổ thông. Các biện pháp này khi được áp dụng một cách đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho các thầy cô giáo nâng cao được trình độ chuyên môn, giúp cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, phát huy được tiềm năng trí tuệ và hình thành được phẩm chất tự học suốt đời. Trong điều kiện xã hội đã phát triển như hiện nay thì việc thực hiện được các biện pháp này là hoàn toàn khả thi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy toán tổ hợp và xác suất ở trường phổ thông (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)