C kết quả khác nhau Suy ra, =
t đều khác ngày sinh của bạn} Mỗi đều có 364
khả năng lựa chọn. A = 20 364 . Vậy A = - A = 36520 - 36420 nên ta có: P(A) = 20 20 20 365 364 365 0,053.
- Giáo viên phát phiếu số 3 để học sinh về nhà làm bài tập, đồng thời phát phiếu số 5 để hướng dẫn nhóm học sinh khá giỏi tự học. - Học sinh nhận nhiệm vụ.
3.3.2.3 Tiến hành dạy thực nghiệm 3 tiết
Để tiến hành thực nghiệm, chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 11B3 và lớp đối chứng là lớp 11B12 trường THPT Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Trường THPT Ngô Quyền là một trường có thành tích giảng dạy và học tập tốt ở thành phố Hải Phòng. Chúng tôi lựa chọn thực nghiệm ở hai lớp 11 này vì căn cứ vào các tiêu chí sau :
- Học lực hiện tại của học sinh hai lớp là tương đương nhau. - Điều kiện cơ sở vật chất như nhau.
- Số học sinh của hai lớp tương đối cân bằng, lớp 11B3 có 52 học sinh, còn lớp 11B12 có 51 học sinh.
- Trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên toán ở hai lớp tương đối đồng đều.
- Nội dung giảng dạy giống nhau.
Nhưng sự khác nhau khi tiến hành thực nghiệm, là ở lớp thực nghiệm, thầy giáo sử dụng giáo án được soạn theo các biện pháp nêu trong đề tài là: có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, có sự đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực, có sự chuẩn bị công phu về hệ thống bài tập và các vấn đề cần khắc sâu cho học sinh ; còn ở lớp đối chứng, thầy giáo sử dụng giáo án giảng dạy theo phương pháp thuyết trình, diễn giải nội dung kiến thức là chính, không cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, và hệ thống bài tập cũng như các đơn vị kiến thức hoàn toàn theo sách giáo khoa.
Trong 6 tiết dạy thực nghiệm ở hai lớp, chúng tôi đều mời thầy tổ trưởng, các đồng chí giáo viên toán đến dự giờ để nhận xét, so sánh các giờ dạy, và đánh giá một cách khách quan sự tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học.
3.4 Kết quả dạy thực nghiệm.
Trước khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ hiện tại của hai lớp thực nghiệm và đối chứng với cùng một đề kiểm tra .
Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiếp tục ra hai đề kiểm tra chung để kiểm tra kết quả học tập của học sinh ở hai lớp, một đề kiểm tra tự luận và một đề kiểm tra trắc nghiệm. Kết quả của ba bài kiểm tra là căn cứ để xác định mức độ nắm kiến thức, sự phát triển tư duy và kỹ năng tự học của học sinh sau thực nghiệm.
* Các đề kiểm tra được sử dụng trong quá trình thực nghiệm.
Đề 1 : Kiểm tra trình độ của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi bắt
Kiểm tra
Thời gian : 90 phút
Câu 1 Giải các phương trình lượng giác sau: 1) sin5x+ 3cos5x2sin 3x
2) sin 3x cos3x 2cos(x ) 3(sin 2x cos2x) 4
3) 2sin23xcos23x + cos2x = 2cos4xcos2x
4) cos4x 3cos2x 2sinx 1 1 2sinx 1
Câu 2 Cho phương trình : sin2x + m = sinx + 2mcosx (1)
Xác định các giá trị của m để (1) có đúng hai nghiệm x 0;3 4
Đề 2 : Kiểm tra mức độ nắm kiến thức tổ hợp của học sinh ở hai lớp thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm.
Kiểm tra
Thời gian : 45 phút
Câu 1: Từ bảy chữ số 1, 2, 3, 4, 5 ,6, 7 có thể lập được bao nhiêu số gồm 4 chữ số khác nhau?
A. 7! B. 74
C. 7 6 5 4 D. 7! 6! 5! 4!
Câu 2: Một tổ gồm 12 học sinh trong đó có bạn An. Có bao nhiêu cách chọn 4 em đi trực cờ đỏ trong đó có bạn An?
A. 990 B. 495 C. 220 D. 165
Câu 3: Xếp 3 học sinh nam và 4học sinh nữ ngồi trên một dãy gồm 7 ghế. Nếu họ ngồi theo từng phái (tức là nam riêng, nữ riêng) thì số cách xếp là :
A. 3! 4! B. 7!
C. 7!
4! 3! D. 2 3! 4!
Câu 4: Số cách chia 10 học sinh thành ba nhóm lần lượt gồm 2, 3, 5 học sinh là : A. C102 C103 C105 B. C .C .C102 38 55