Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với nhiều trình độ nhận thức để rèn kỹ năng và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy toán tổ hợp và xác suất ở trường phổ thông (Trang 89)

C = 0,048 Bài tập 3( Học viện Quân Y 1998)

3. Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với nhiều trình độ nhận thức để rèn kỹ năng và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

rèn kỹ năng và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh.

Xây dựng hệ thống bài tập đầy đủ, chi tiết, phục vụ được cho nhiều đối tượng học sinh theo các tiêu chí định trước sẽ giúp cho giáo viên nắm vững được mục tiêu dạy học của mình và từ đó dễ đạt được mục tiêu hơn. Trong phạm vi luận văn, tác giả đã thống kê hầu hết các dạng bài tập tổ hợp, xác suất của chương trình PTTH. Ở mỗi dạng bài tập, tác giả đều nêu đặc trưng riêng, phương pháp giải, những chú ý cần thiết trong quá trình giải, những cách giải khác nhau và những giả thiết, điều kiện có thể thay đổi để tạo ra bài tập mới. Tác giả rất hi vọng phần này sẽ đóng vai trò là tài liệu tham khảo tốt cho các thầy cô giáo và các em học sinh phổ thông.

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.

Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm chứng hiệu quả của việc ứng dụng các phương pháp đã nêu trong đề tài, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi học tổ hợp và xác suất.

Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm gồm có:

+) Biên soạn các giáo án, hệ thống bài tập về nhà và phiếu học tập của học sinh.

+) Chọn lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết .

+) Đánh giá kết quả thực nghiệm theo hai phương diện: định tính và định lượng.

3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm là dạy học phần tổ hợp và xác suất của sách giáo khoa Đại số và giải tích 11 Nâng cao.

- Chúng tôi chọn trường THPT Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng làm địa bàn tiến hành thực nghiệm. Trong đó, lớp 11B3 được chọn làm lớp thực nghiệm và lớp 11B12 được chọn làm lớp đối chứng.

3.3 Kế hoạch thực nghiệm

3.3.1 Thời gian thực nghiệm

Từ ngày 20 tháng 10 đến ngày 15 tháng 11 năm 2008.

3.3.2 Nội dung và tổ chức thực nghiệm

3.3.2.1 Nội dung thực nghiệm

Dạy học 2 tiết phần tổ hợp và 1 tiết phần xác suất của sách giáo khoa Đại số và Giải tích 11 Nâng cao : tiết 24, tiết 26 và tiết 30 theo phân phối chương

3.3.2.2 Các giáo án dạy thực nghiệm: Bài 2. HOÁN VỊ, CHỈNH HỢP, TỔ HỢP Tiết 24 1. Mục tiêu  Về kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu rõ thế nào là một hoán vị của một tập hợp có n phần tử. Hai hoán vị khác nhau có nghĩa là gì ?

- Hiểu rõ cách xây dựng công thức tính số hoán vị của n phần tử.

 Về kỹ năng

- Biết tính số hoán vị của một tập hợp n phần tử.

- Biết cách liệt kê một số hoán vị của một tập hợp cho trước.

- Biết cách vận dụng kiến thức về hoán vị để giải một số bài toán đếm đơn giản.

 Về thái độ

- Tự giác, tích cực trong học tập.

- Biết tư duy các vấn đề của toán học một cách lôgíc và hệ thống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy toán tổ hợp và xác suất ở trường phổ thông (Trang 89)