Giải pháp hoàn thiện tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 82)

Đối với ban giám đốc doanh nghiệp: Ban giám đốc là người quyết định các

thông tin được trình bày trong BCBP. BCBP vốn dĩ mang tính chất trình bày chi tiết các thông tin nội bộ của doanh nghiệp được công bố công khai ra bên ngoài, điều đó không tránh khỏi việc các thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp bị đối thủ cạnh tranh sử dụng gây bất lợi cho doanh nghiệp. Đây cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ với khả năng cạnh tranh thấp trong điều kiện nền kinh tế khó khăn hiện nay. Kết quả khảo sát ở chương 4 cho thấy quy mô doanh nghiệp càng lớn càng công bố nhiều thông tin BCBP. Đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có quy mô càng lớn, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường sẽ sẳn sàng minh bạch các thông tin tài chính. Muốn hoàn thiện BCBP cần thay đổi quan điểm và cách suy nghĩ của ban giám đốc về BCBP. Ban giám đốc cần thấy được tầm quan trọng của thông tin mà BCBP mang lại, việc công bố đầy đủ thông tin làm cho BCTC của doanh nghiệp trở nên minh bạch và rõ ràng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo được niềm tin cho nhà đầu tư, ngân hàng và các đối tượng sử dụng BCTC khác giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc huy động vốn và vay vốn ngân hàng để phát triển kinh doanh. Để thực hiện được điều đó cần có sự tác động từ nhiều đối tượng khác như cơ quan ban hành luật, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, các cổ đông góp vốn, nhà đầu tư tài chính, hiệp hội nghề

nghiệp. Được biết các thông tin tài chính một cách minh bạch và đầy đủ là một trong những quyền lợi quan trọng nhất của nhà đầu tư

Đối với bộ máy kế toán doanh nghiệp: Trình bày BCBP đòi hỏi các doanh

nghiệp phải trang bị phương tiện và đội ngũ kế toán theo dõi các hoạt động riêng lẽ Hệ thống kế toán ngoài việc ghi sổ và lập BCTC còn phải xây dựng hệ thống cấu trúc báo cáo được theo dõi và phân bổ cho từng lĩnh vực kinh doanh và từng khu vực địa lý khác nhau. Có khả năng phân tích tài chính theo từng trung tâm chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận. Một số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, hệ thống kế toán mới chỉ thực hiện vai trò ghi sổ và lập BCTC theo yêu cầu của cơ quan thuế, ngân hàng. Hệ thống kế toán quản trị chưa được hình thành, nếu có vẫn còn rất yếu và chưa đủ khả năng cung cấp thông tin phân tích cho nhà quản lý phục vụ cho việc ra quyết định. Việc phát triển hệ thống kế toán quản trị có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với việc trình bày BCBP mà còn giúp ban giám đốc có quyết định kinh doanh đúng đắn hơn. Đặc biệt mới đây nhất Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế toàn bộ quyết định số 15/2006/TT-BTC quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và áp dụng cho việc trình bày báo cáo tài chính từ năm 2015. Theo thông tư này, các doanh nghiệp có quyền xây dựng hệ thống kế toán linh hoạt theo tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc phát triển hệ thống kế toán quản trị vững mạnh là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để phát triển

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ phận kế toán tài chính. Đây sẽ là những người nắm rõ nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp để tư vấn cho ban giám đốc trong việc ra quyết định trình bày BCTC nói chung và BCBP nói riêng. Ban giám đốc cần tạo điều kiện cho nhân viên kế toán tham gia các khóa học cập nhật kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công việc. Trong bối cảnh hiện nay, các quy định về luật quản lý thuế luôn thay đổi và cập nhật liên tục trong khi chuẩn mực kế toán từ khi ban hành đến nay vẫn chưa được điều chỉnh, chưa kể có những quy định chồng chéo,

đan xen lẫn nhau. Bộ phận kế toán cần thiết phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn để đáp ứng công việc ngày càng phức tạp hơn

Đối với cổ đông: Theo lý thuyết người đại diện thì sự khác nhau giữa chủ sở

hữu và người điều hành doanh nghiệp tạo ra chênh lệch thông tin giữa hai đối tượng này. Việc yêu cầu ban giám đốc doanh nghiệp chọn các công ty kiểm toán uy tín cũng là một trong những cách làm cho các thông tin trong BCTC trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn. Để bảo vệ quyền lợi cổ đông, các cổ đông nhỏ cần kết hợp với nhau để tạo ra tiếng nói chung gia tăng quyền lợi cho các thành viên. Bằng kết quả khảo sát ở chương 4 cho thấy tỷ lệ sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ trình bày BCBP. Các cổ đông tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thể hiện hết vai trò và nghĩa vụ của mình trong việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Cổ đông hoàn toàn có thể tạo áp lực đối với doanh nghiệp trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua BCTC, qua đó có thể đánh giá được năng lực của ban giám đốc và đồng thời ra quyết định kịp thời đối với các khoản đầu tư của mình

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 82)