Hệ thống phân ngành

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 61)

Mẫu nghiên cứu bao gồm 183 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Trong đó, số lượng công ty có trình bày BCBP là 140 và 43 công ty không trình bày BCBP. Thống kê số lượng các công ty có trình bày BCBP theo ngành nghề kinh doanh dựa vào hệ thống phân ngành được trình bày trong bảng 4.1 bên dưới

Có nhiều cách phân ngành các công ty niêm yết khác nhau dựa trên các hệ thống phân ngành khác nhau.

Hiện nay, trang web Stockbiz sử dụng cấu trúc phân ngành 4 cấp theo tiêu chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) phân ngành cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là hệ thống phân ngành được Dow Rones và Công ty FTSE International Limited phát triển. Nó được sự dụng cho sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ, NYSE và một số sàn khác trên thế giới

Đối với trang web Vietstock lựa chọn phân ngành theo tiêu chuẩn NAICS (The North American Industry Classification System) năm 2007 và đang được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ

Tại Việt Nam, áp dụng hệ thống phân ngành theo tiêu chuẩn VSIC (Vietnam Standard Industrial) năm 2007 còn gọi là hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân được ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/01/2007. Hệ thống này được thiết lập dựa trên việc tham khảo và áp dụng phiên bản mới nhất của Liên Hợp Quốc về phân ngành quốc tế (ISIC). Hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM đang phân ngành dựa trên VSIC 2007. Việc phân ngành cho một công ty niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM vào một ngành cấp 3 duy nhất trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam dựa trên hoạt động kinh doanh chính của công ty đó. Doanh thu là tiêu chí được sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM xem xét để quyết định hoạt động chính của công ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty được xem là hoạt động kinh doanh chính của công ty đó. Thông tin thu thập dựa trên số liệu có được từ phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp, bảng cáo bạch và các BCTC hằng năm của các công ty niêm yết. Đối với các công ty mới niêm yết, sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM sẽ thu thập thông tin BCTC trong 3 năm trước đó để làm cơ sở phân ngành. Ngoài ra khi phân ngành, sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM sẽ áp dụng một số quy định chung trong việc phân ngành các công ty niêm yết có hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc và hỗn hợp theo chiều ngang được thống nhất cho các quốc gia sử dụng ISIC rev.4 cũng như áp dụng các quy ước phân

ngành một số hoạt động kinh tế cụ thể của Việt Nam theo VSIC 2007. Như vậy, theo các phân ngành trên, các công ty trong mẫu nghiên cứu được chia thành 13 mã ngành cấp 1 và được phân ngành dựa trên danh sách phân ngành của HOSE phát hành kèm theo BCTC năm 2013 của các công ty niêm yết

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Qua chương 3, tác giả đã trình bày tóm lược quá trình hình thành cũng như những quy định của VAS 28 đồng thời chỉ ra và tầm quan trọng của các thông tin tài chính cung cấp cho nhà đầu tư về BCBP tại Việt Nam. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đã trình bày ở chương 2 của luận văn này, tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày BCBP của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM. Kết quả nghiên cứu mô hình này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả chọn mẫu 183 công ty niêm yết trên sàn sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM năm 2013 trong đó có 140 công ty thực hiện việc trình bày các thông tin về BCBP và 43 công ty không trình bày với lý do chủ yếu được thuyết minh là các công ty này chỉ có một bộ phận hoạt động. Các báo cáo thống kê mô tả và hồi quy dựa trên dữ liệu thuộc nhóm công ty có trình bày BCBP

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)