So sánh IFRS8 và IAS14 về báo cáo bộ phận

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 33)

IFRS 8 IAS 14

 Đối tượng áp dụng

- Những công ty có chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ được trao đổi công khai hay là các công ty có phát hành chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ ra công chúng đã nộp hồ sơ hoặc đang trong quá trình chuẩn bị phát hành chứng khoán ra công chúng

- Công ty có chứng khoán được trao đổi công khai hay đang trong quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng tại một thị trường chứng khoán

Phạm vi áp dụng của IFRS 8 rộng hơn, bao gồm cả các công ty đang nộp hồ sơ để bán chứng khoán ra công chúng cho dù chưa biết các chứng khoán này có được phép lưu hành hay không

 Bộ phận hoạt động

- Hoạt động kinh doanh có thể tạo ra doanh thu hay làm phát sinh chi phí có kết quả hoạt động thường xuyên được nhà quản trị cấp cao xem xét và các thông tin tài chính về các hoạt động này luôn có sẳn. IFRS 8 áp dụng phương pháp báo cáo quản trị để xác định bộ phận hoạt động

- Phân chia các bộ phận dựa trên hoạt động kinh doanh hay khu vực địa lý có đặc điểm về rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận khác

Khi cấu trúc tổ chức nội bộ của công ty và hệ thống báo cáo quản trị không dựa trên dòng sản phẩm hay khu vực địa lý thì IAS 14 yêu cầu công ty phải chọn một trong hai cơ sở chính cho BCBP. Tuy nhiên, IFRS 8 không yêu cầu phải trình bày thông tin bộ phận theo cơ sở sản phẩm hay khu vực địa lý mà trong một số trường hợp khác có thể chọn những loại bộ phận khác nhau để trình bày báo cáo thay vì phải chọn một trong hai cơ sở như IAS 14

Theo IFRS 8 về mục đích xác định bộ phận báo cáo, không có sự phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và chi phí liên quan đến các nghiệp vụ với bên thứ ba và doanh thu, chi phí liên quan đến nghiệp vụ với các bộ phận khác trong cùng công ty, tập đoàn. Tuy nhiên, theo IAS 14 một bộ phận hoạt động kinh doanh hay bộ phận khu vực địa lý là bộ phận báo cáo chỉ khi phần lớn doanh thu của bộ phận đó là xuất phát từ khách hàng bên ngoài. Đây là sự khác nhau rất quan trọng có thể làm tăng số lượng bộ phận trình bày theo IFRS 8

 Thông tin trình bày

- Các thông tin được trình bày dựa trên các thông tin mà các nhà quản trị sử dụng để điều hành doanh nghiệp

- Khi công ty nhận hơn 10% doanh thu của nó từ một khách hàng đơn lẻ nào đó thì phải trình bày số liệu về tổng doanh thu từ khách hàng đó, tên của bộ phận hoạt động tạo ra doanh thu

- Các yếu tố được trình bày thêm như thu nhập từ lãi vay, chi phí lãi vay, yêu cầu phải trình bày nếu những thông tin này được cung cấp cho CODM hay được bao gồm trong việc xác định lãi/ lỗ bộ phận được CODM xem xét

- Các thông tin được trình bày dựa trên các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC hợp nhất

- Không yêu cầu trình bày

- Xác định những yếu tố bắt buộc phải được trình bày cho mỗi bộ phận báo cáo

Cách thức nhà quản trị sử dụng thông tin bộ phận để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh sẽ trở nên minh bạch hơn. Thông tin bộ phận được người sử dụng BCTC xem xét kỹ lưỡng hơn trước kia

 Đo lường các yếu tố trong BCBP - Thuyết minh BCBP dựa trên thông tin quản trị báo cáo trực tiếp cho CODM trong báo cáo quản trị nội bộ ngay cả khi

- Thuyết minh BCBP dựa trên thông tin tài chính tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Số liệu trong BCBP phải phù hợp

số liệu này không phù hợp với các chính sách kế toán của công ty theo chuẩn mực kế toán. Các thông tin quản trị có thể không được hỗ trợ và kiểm soát thông qua cùng quy trình và thủ tục kiểm soát hay kiểm toán độc lập với các thông tin kế toán tài chính. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa số liệu được báo cáo trong BCBP và số liệu trên BCTC của công ty

với chính sách kế toán của công ty trong việc lập BCTC

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)