Thông tin trình bày trên báo cáo bộ phận

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 29)

 Các thông tin trên BCBP được trình bày để giúp người đọc BCTC đánh giá được tác động tài chính của các hoạt động kinh doanh mà công ty đang thực hiện và môi trường kinh tế mà công ty đang hoạt động trong đó:

Để đánh giá tác động trên thì công ty cần trình bày các thông tin chi tiết sau trong mỗi kỳ báo cáo

Các thông tin chung bao gồm cơ sở để xác định bộ phận báo cáo của công ty, cơ sở cho việc tổ chức trong nội bộ công ty và loại sản phẩm, dịch vụ mà mỗi bộ phận báo cáo cung cấp để tạo ra doanh thu

Thông tin về lãi/ lỗ bao gồm cả thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí trong báo cáo về lợi nhuận bộ phận, tài sản bộ phận, nợ phải trả bộ phận và cơ sở đo lường các khoản mục trong báo cáo

Đối chiếu tổng doanh thu, tài sản, lãi/ lỗ, nợ phải trả bộ phận và các yếu tố quan trọng khác của bộ phận với số liệu tổng của toàn công ty. Bảng đối chiếu số liệu các khoản mục của bảng cân đối kế toán bộ phận với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán của công ty tại ngày của bảng cân đối kế toán. Các thông tin của kỳ so sánh trước đó sẽ được trình bày lại cho phù hợp

Trong trường hợp một số công ty không tổ chức dựa trên sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ hay khác biệt về khu vực địa lý hoạt động. Trong những công ty như vậy, một bộ phận báo cáo có thể có doanh thu từ nhiều loại sản phẩm hay dịch vụ khác nhau hoặc là nhiều bộ phận báo cáo có thể cung cấp cùng loại sản phẩm dịch vụ. Tương tự, các bộ phận báo cáo của một công ty có thể có tài sản tại nhiều khu vực địa lý khác nhau và có doanh thu từ các khách hàng ở những khu vực địa lý khác nhau, hoặc là nhiều bộ phận báo cáo có thể hoạt động trong cùng khu vực địa lý.

 Các thông tin sau đây ở mức độ tổng thể công ty, tập đoàn được trình bày trong trường hợp không thể cung cấp phần nào đó thông tin bộ phận báo cáo theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán IFRS này và gọi là các thông tin tổng thể:

Trình bày doanh thu từ khách hàng bên ngoài cho mỗi loại hoặc mỗi nhóm sản phẩm, dịch vụ

Trình bày doanh thu từ khách hàng bên ngoài bao gồm trong nước và ngoài nước, khu vực quốc gia khác

Tài sản dài hạn ngoại trừ các công cụ tài chính, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài sản lợi ích nhân viên, quyền phát sinh theo hợp đồng bảo hiểm tại địa điểm trong nội địa hoặc nước khác mà tại đó công ty nắm giữ tài sản

Công ty trình bày các thông tin về mức độ phụ thuộc của mình vào các khách hàng chủ chốt. Nếu doanh thu từ một khách hàng đơn lẻ bên ngoài chiếm 10% hay

nhiều hơn tổng doanh thu của công ty thì công ty sẽ phải trình bày vấn đề này cùng với giá trị doanh thu từ mỗi khách hàng loại này

Các thông tin bộ phận trình bày theo IFRS 8 có đối chiếu với chuẩn mực quốc tế trước đó là IAS 14R và các thông tin ở mức độ tổng thể

Bảng 2.1 Các thông tin bộ phận cần trình bày

Các thông tin trình bày IAS 14 IFRS 8

Lãi/ lỗ bộ phận Trình bày Trình bày

Doanh thu bán ra ngoài Trình bày Trình bày có điều kiện Doanh thu với các bộ phận khác

trong cùng công ty

Trình bày Trình bày có điều kiện Thu nhập từ lãi vay và chi phí lãi

vay

Trình bày Trình bày có điều kiện Các chỉ tiêu thu nhập và chi phí

trọng yếu

Khuyến khích Trình bày có điều kiện Lãi/ lỗ được chia từ công ty liên

doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu

Trình bày Trình bày có điều kiện

Thu nhập và chi phí thuế thu nhập Trình bày Trình bày có điều kiện Các khoản khác không sử dụng tiền

ngoại trừ khấu hao và phân bổ

Trình bày Trình bày có điều kiện

Tổng tài sản Trình bày Trình bày có điều kiện

Giá trị các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu

Trình bày Trình bày có điều kiện

Các khoản chi tiêu vốn (mua sắm tài sản dài hạn ngoại trừ các công cụ tài chính và tài sản thuế thu nhập hoãn lại)

Trình bày Trình bày có điều kiện

Đối chiếu BCBP với BCTC Trình bày Trình bày

Tăng vốn Khuyến khích Không đề cập

Cách đo lường lợi nhuận khác Khuyến khích Không đề cập

Dòng tiền Khuyến khích Không đề cập

Thông tin tổng thể theo sản phẩm, dịch vụ

Không đề cập Trình bày Thông tin tổng thể theo khu vực địa

Không đề cập Trình bày Thông tin tổng thể theo khách hàng

chủ yếu

Không đề cập Trình bày

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trình bày có điều kiện có nghĩa là công ty chỉ trình bày trong trường hợp các chỉ tiêu này có bao gồm trong việc xác định lãi/ lỗ bộ phận hoặc thường xuyên được báo cáo cho CODM xem xét ra quyết định

2.2.3.6 Đo lƣờng các yếu tố trong báo cáo bộ phận

Giá trị của các khoản mục trong BCBP là giá trị được báo cáo trực tiếp cho CODM cho mục đích ra quyết định và phân bổ nguồn lực cho các bộ phận và đánh giá hiệu quả của bộ phận

 Công ty sẽ phải đưa ra giải thích cho các phương pháp đo lường lãi/ lỗ, tài sản, nợ phải trả cho mỗi bộ phận. Tối thiểu nhất phải trình bày được những nội dung sau:

Cơ sở của phương pháp kế toán cho các nghiệp vụ giữa các bộ phận báo cáo Những điểm khác nhau giữa cách đo lường lãi/ lỗ trước thuế, tài sản, nợ phải trả của các bộ phận và cách đo lường các chỉ tiêu tương ứng của công ty

Những thay đổi so với kỳ trước trong phương pháp đo lường sử dụng trong xác định lãi/ lỗ và tác động của nó đến lãi/ lỗ (nếu có)

Nội dung và tác động của các bộ phận phân bổ không tương xứng cho các bộ phận báo cáo. Ví dụ như một công ty có thể phân bổ chi phí khấu hao cho một bộ phận mà không phân bổ tài sản liên quan đến khấu hao đó cho bộ phận đó

2.2.4 So sánh IFRS 8 và IAS 14 về báo cáo bộ phận Bảng 2.2 So sánh sự khác nhau của IFRS 8 và IAS 14 Bảng 2.2 So sánh sự khác nhau của IFRS 8 và IAS 14

IFRS 8 IAS 14

 Đối tượng áp dụng

- Những công ty có chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ được trao đổi công khai hay là các công ty có phát hành chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ ra công chúng đã nộp hồ sơ hoặc đang trong quá trình chuẩn bị phát hành chứng khoán ra công chúng

- Công ty có chứng khoán được trao đổi công khai hay đang trong quá trình phát hành chứng khoán ra công chúng tại một thị trường chứng khoán

Phạm vi áp dụng của IFRS 8 rộng hơn, bao gồm cả các công ty đang nộp hồ sơ để bán chứng khoán ra công chúng cho dù chưa biết các chứng khoán này có được phép lưu hành hay không

 Bộ phận hoạt động

- Hoạt động kinh doanh có thể tạo ra doanh thu hay làm phát sinh chi phí có kết quả hoạt động thường xuyên được nhà quản trị cấp cao xem xét và các thông tin tài chính về các hoạt động này luôn có sẳn. IFRS 8 áp dụng phương pháp báo cáo quản trị để xác định bộ phận hoạt động

- Phân chia các bộ phận dựa trên hoạt động kinh doanh hay khu vực địa lý có đặc điểm về rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận khác

Khi cấu trúc tổ chức nội bộ của công ty và hệ thống báo cáo quản trị không dựa trên dòng sản phẩm hay khu vực địa lý thì IAS 14 yêu cầu công ty phải chọn một trong hai cơ sở chính cho BCBP. Tuy nhiên, IFRS 8 không yêu cầu phải trình bày thông tin bộ phận theo cơ sở sản phẩm hay khu vực địa lý mà trong một số trường hợp khác có thể chọn những loại bộ phận khác nhau để trình bày báo cáo thay vì phải chọn một trong hai cơ sở như IAS 14

Theo IFRS 8 về mục đích xác định bộ phận báo cáo, không có sự phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và chi phí liên quan đến các nghiệp vụ với bên thứ ba và doanh thu, chi phí liên quan đến nghiệp vụ với các bộ phận khác trong cùng công ty, tập đoàn. Tuy nhiên, theo IAS 14 một bộ phận hoạt động kinh doanh hay bộ phận khu vực địa lý là bộ phận báo cáo chỉ khi phần lớn doanh thu của bộ phận đó là xuất phát từ khách hàng bên ngoài. Đây là sự khác nhau rất quan trọng có thể làm tăng số lượng bộ phận trình bày theo IFRS 8

 Thông tin trình bày

- Các thông tin được trình bày dựa trên các thông tin mà các nhà quản trị sử dụng để điều hành doanh nghiệp

- Khi công ty nhận hơn 10% doanh thu của nó từ một khách hàng đơn lẻ nào đó thì phải trình bày số liệu về tổng doanh thu từ khách hàng đó, tên của bộ phận hoạt động tạo ra doanh thu

- Các yếu tố được trình bày thêm như thu nhập từ lãi vay, chi phí lãi vay, yêu cầu phải trình bày nếu những thông tin này được cung cấp cho CODM hay được bao gồm trong việc xác định lãi/ lỗ bộ phận được CODM xem xét

- Các thông tin được trình bày dựa trên các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC hợp nhất

- Không yêu cầu trình bày

- Xác định những yếu tố bắt buộc phải được trình bày cho mỗi bộ phận báo cáo

Cách thức nhà quản trị sử dụng thông tin bộ phận để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh sẽ trở nên minh bạch hơn. Thông tin bộ phận được người sử dụng BCTC xem xét kỹ lưỡng hơn trước kia

 Đo lường các yếu tố trong BCBP - Thuyết minh BCBP dựa trên thông tin quản trị báo cáo trực tiếp cho CODM trong báo cáo quản trị nội bộ ngay cả khi

- Thuyết minh BCBP dựa trên thông tin tài chính tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Số liệu trong BCBP phải phù hợp

số liệu này không phù hợp với các chính sách kế toán của công ty theo chuẩn mực kế toán. Các thông tin quản trị có thể không được hỗ trợ và kiểm soát thông qua cùng quy trình và thủ tục kiểm soát hay kiểm toán độc lập với các thông tin kế toán tài chính. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa số liệu được báo cáo trong BCBP và số liệu trên BCTC của công ty

với chính sách kế toán của công ty trong việc lập BCTC

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.2.5 Tác động khi thay đổi từ IAS 14 sang IFRS 8 2.2.5.1 Tác động đến báo cáo tài chính 2.2.5.1 Tác động đến báo cáo tài chính

Lợi ích: Cải thiện việc truyền thông thông tin giữa nhà đầu tư và công ty

thông qua số liệu báo cáo theo cách nhìn của nhà quản trị

Theo báo cáo của Ủy Ban Châu Âu, khi tiến hành khảo sát các nhà phân tích tài chính và các nhóm người khác nhau có sử dụng BCTC thì phần lớn người sử dụng cho rằng thông tin dựa trên phương pháp quản trị hữu ích hơn so với thông tin áp dụng theo IAS 14. Các thông tin bộ phận theo IAS 14 khác với các thông tin được sử dụng cho mục đích quản trị nội bộ. Do đó, nó không phản ánh được tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các thông tin này còn giúp cho việc đánh giá khả năng và năng lực của nhà quản trị. Nhà đầu tư có thể có được những thông tin giống như nhà quản trị và tập trung vào những yếu tố quan trọng với giá trị thông tin cao hơn. Qua đó, báo cáo kết luận việc sử dụng phương pháp quản trị nhìn chung có tác động tích cực đến chất lượng thông tin của BCBP. Các thông tin chung dựa trên phương pháp quản trị sẽ hữu ích và có liên quan nhiều hơn cho việc ra quyết định của nhà đầu tư

Những vấn đề tồn tại gây tranh cãi

Khi áp dụng IAS 14, các công ty lựa chọn phân chia các bộ phận dựa trên hoạt động kinh doanh hay khu vực địa lý có đặc điểm về rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận khác. Đa số các BCBP lựa chọn khu vực địa lý làm khu vực thứ yếu do đó có sự tương đồng về bộ phận giữa các công ty. Sự tương đồng này giúp người đọc dễ dàng so sánh được giữa các công ty với nhau.

Ngược lại, khi áp dụng IFRS 8 công ty có quyền lựa chọn bộ phận hoạt động theo cách mà nhà quản trị điều hành công ty mong muốn. Do đó, các bộ phận sẽ đa dạng hơn và làm thiếu đi tính so sánh được các thông tin bộ phận của các công ty với nhau

 Không có phân tích theo khu vực địa lý

IAS 14 yêu cầu trình bày bộ phận theo khu vực địa lý là bắt buộc do đó một số các nghiên cứu đã đánh giá IAS 14 là chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với IFRS 8. Tuy nhiên, bộ phận theo khu vực địa lý trong IAS 14 được xác định rất rộng, chẳn hạn như là bộ phận bao gồm nhiều quốc gia. Hơn nữa, IAS 14 cho phép việc phân loại các thông tin theo khu vực địa lý là bộ phận thứ yếu và trong trường hợp này thì IAS 14 cho phép việc trình bày ít thông tin hơn đối với các loại bộ phận này nếu công ty cân nhắc cho bộ phận theo sản phẩm hoặc dịch vụ là quan trọng hơn

IFRS 8 yêu cầu trình bày bộ phận theo khu vực địa lý trong trường hợp nếu bộ phận này được CODM xem xét là bộ phận hoạt động thường xuyên. Trong những trường hợp như vậy, thông tin yêu cầu trình bày rất chi tiết nhưng trong trường hợp ngược lại cần thiết phải trình bày thông tin theo khu vực địa lý ở mức độ toàn công ty cho từng quốc gia nếu các thông tin đó là trọng yếu. Theo nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu thì người sử dụng BCTC tin rằng quy định của IFRS 8 về trình bày theo khu vực địa lý là hiệu quả hơn

2.2.5.2 Tác động đến thực hiện

Lợi ích: Thông tin trình bày dựa trên thông tin mà nhà quản trị sử dụng để

điều hành hoạt động của doanh nghiệp

Đa số nhận định đều cho rằng chi phí cho việc trình bày BCBP theo IFRS 8 sẽ nhỏ hơn hoặc ít nhất là sẽ không cao hơn chi phí để trình bày BCBP theo IAS 14 vì các thông tin mà nhà quản trị sử dụng đã có sẳn trong nội bộ doanh nghiệp. Các thông tin bộ phận của IAS 14 không sử dụng cho mục đích ra quyết định hay theo dõi hoạt động của công ty và do đó nó chỉ được trình bày cho mục đích thông tin cho bên ngoài.

Vì vậy, việc áp dụng IAS 14 sẽ tốn chi phí cho công ty do phải duy trì hai hệ thống thông tin song song để cung cấp cho nhà quản trị trong công ty và cho đối tượng bên ngoài

 Thông tin kịp thời đặc biệt là báo cáo giữa niên độ:

Các thông tin trình bày trong BCBP theo IFRS 8 là các thông tin nhà quản trị sử dụng trong nội bộ công ty để điều hành doanh nghiệp. Do đó, các thông tin này luôn có sẳn để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc ra quyết định kịp thời của nhà quản trị.

Vì vậy, khi lập BCBP đặc biệt là báo cáo giữa niên độ sẽ không mất nhiều thời gian để có được các thông tin cần thiết và cung cấp báo cáo kịp thời cho người

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)