Thống kê theo nhân tố

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 68)

Bảng 4.4 Thống kê lập BCBP theo nhân tố Yếu tố nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị

Giá trị trung bình Khoảng Số lƣợng công ty trình bày Tỷ lệ (%) SDI 0.13 1 0.5899 < 50% 42 30% 50% - 80% 64 46% > 80% 34 24% SIZE 7.9205 17.996 13.4668 <=13.5 64 46% 13.5 - 15 58 41% > 15 18 13% AUDIT 0 1 0.3286 Big 4 46 33% Khác big 4 94 67% AGE 4 22 10.4071 <=10 năm 79 56% > 10 năm 61 44% ROA -0.2179 0.4064 0.0841 < 0% 13 9% 0% - 10% 72 51% 10% - 20% 46 33% > 20% 9 6%

Yếu tố nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Giá trị trung bình Khoảng Số lƣợng công ty trình bày Tỷ lệ (%) LEV 0.0462 0.9434 0.4728 < 50% 76 54% 50% - 75% 50 36% > 75% 14 10% GROW -0.9509 3.4036 0.0779 < 0% 49 35% 0% - 25% 64 46% 25% - 50% 19 14% > 50% 8 6% OWN 0 1 0.3071 OWN 43 31% Khác OWN 97 69% IND 0 1 0.4429 IND 62 44% Khác IND 78 56%

(Nguồn: số liệu tác giả tính toán và truy xuất từ phần mềm SPSS 17.0)

Biến phụ thuộc phản ánh mức độ trình bày BCBP: có 42 công ty trong mẫu tuân thủ trình bày BCBP ở mức dưới 50%, 64 công ty tuân thủ ở mức từ 50% đến 80%, 34 công ty tuân thủ trên 80%

Có đến 46% các công ty có quy mô nhỏ hơn mức trung bình 13.5 tương đương với doanh thu dưới 717 tỷ đồng. Các công ty có quy mô trong khoảng từ 13.5 đến 15 với mức doanh thu từ 717 tỷ đến 3.158 tỷ đồng chiếm 41%. 13% các công ty còn lại có quy mô trên 15 tức là có doanh thu đạt trên 3.158 tỷ

Xét về chủ thể kiểm toán, nhóm các công ty được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán thuộc Big 4 bao gồm 46 công ty, chiếm tỷ lệ 33% và 94 công ty còn lại có BCTC được kiểm toán bởi các công ty không thuộc Big 4, chiếm tỷ lệ 67%

Xét về nhóm tuổi của công ty, thời gian hoạt động trung bình của các công ty trong mẫu nghiên cứu là 10 năm. Các công ty có sự phân chia theo thời gian hoạt động dưới và trên độ tuổi trung bình khá đồng đều với tỷ lệ lần lượt là 44% và 56%

Tỷ lệ sinh lời trên tài sản đạt mức trung bình chỉ có 8.41%, năm 2013 vẫn còn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chiếm 9%, có đến 51% các công ty có suất sinh lời từ dưới 10%, 33% có suất sinh lời nằm trong khoảng từ 10% đến dưới 20%, một tỷ lệ khá nhỏ có suất sinh lời trên 20% chỉ có 9 công ty chiếm tỷ lệ 6%

Biến đòn bẩy tài chính có mức độ dao động cao từ 4.62% đến 94.34%. Các công ty trong mẫu có nợ phải trả chiếm trung bình 47.28% tổng tài sản. Nhóm các công ty có tỷ lệ nợ thấp dưới 50% chiếm 54%, nhóm các công ty có tỷ lệ nợ cao từ 50% đến 75% chiếm đến 36%, các công ty có tỷ lệ nợ rất cao trên 75% chiếm 10%. Thực tế cho thấy kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Những yếu tố không thuận lợi của thị trường thế giới phần nào đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội ở nước ta. Các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh như: tình trạng hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2013 chỉ đạt 5.42% (Tổng cục thống kê, 2013).

Mức độ tăng trưởng doanh thu khá thấp trung bình chỉ đạt 7.79%, trong đó có đến 1/3 số lượng các công ty có mức độ tăng trưởng âm tức là doanh thu giảm so với năm trước chiếm tỷ lệ 35%, 46% các công ty có tỷ lệ tăng trưởng từ 0% đến dưới 25%, 14% có tỷ lệ tăng trưởng từ 25% đến dưới 50%, chỉ có 6% số lượng các công ty có tăng trưởng doanh thu trên 50%

Có 43 công ty có vốn sở hữu của nhà nước chiếm tỷ lệ 31% và công ty thuộc hình thức sở hữu khác chiếm 69%

Đối với nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, có 44% các công ty trong mẫu nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và 56% hoạt động trong các lĩnh vực khác

4.2 Kết quả tƣơng quan giữa các biến Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tƣơng quan

SIZE AUDIT AGE ROA LEV GROW OWN IND

SIZE 1.00 AUDIT 0.33 1.00 AGE 0.03 0.01 1.00 ROA 0.28 0.16 -0.06 1.00 LEV 0.32 -0.04 0.00 -0.40 1.00 GROW -0.05 0.07 -0.11 -0.12 -0.15 1.00 OWN 0.12 0.03 0.05 0.16 0.01 -0.14 1.00 IND 0.33 0.05 0.06 0.07 0.16 -0.09 0.12 1.00

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến cho thấy các hệ số tương quan đều có giá trị nhỏ. Xét về giá trị tuyệt đối đều nhỏ hơn 0.8 điều này cho thấy ít có mối liên hệ chặt chẽ giữa các biến độc lập và cũng xác nhận cho sự phù hợp của mô hình nghiên cứu không bị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi chạy mô hình hồi quy

Kết quả phân tích Anova thể hiện ở phụ lục 6 cho thấy chỉ số Sig = 0.001. Như vậy các biến đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê đạt mức 99% và mô hình lựa chọn là phù hợp

Hệ số R2

= 0.377 ở phụ lục 7 cho biết các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 37.7% biến phụ thuộc. Các hệ số phóng đại phương sai các biến (VIF) đều <10 điều này khẳng định lại mô hình không bị hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra kết quả đồ thị P-P Plot thể hiện ở phụ lục 8 cho thấy mô hình đạt phân phối chuẩn

4.3 Kết quả hồi quy của mô hình

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) Coefficients(a) Mô hình Hệ số Beta chƣa hiệu chỉnh sai số Hệ số Beta đã hiệu chỉnh Thống t Mức ý nghĩa thống Thống kê cộng tuyến B Std. Error Beta Toler ance VIF 1 Hằng số 0.123 0.214 0.572 0.568 SIZE 0.035 0.018 0.199 1.903 0.059(**) 0.575 1.740 AUDIT -0.079 0.054 -0.126 -1.474 0.143(***) 0.861 1.161 AGE 0.006 0.007 0.075 0.931 0.354 0.972 1.028 ROA -0.545 0.404 -0.137 -1.348 0.180(***) 0.611 1.636 LEV 0.016 0.145 0.011 0.112 0.911 0.594 1.683 GROW -0.007 0.058 -0.010 -0.114 0.909 0.896 1.116 OWN 0.208 0.052 0.323 3.962 0.001(*) 0.944 1.059 IND -0.143 0.051 -0.240 -2.831 0.005(*) 0.872 1.147 Dependent Variable: SDI

Ghi chú: (*) mức ý nghĩa 99%, (**) mức ý nghĩa 90%, (***) mức ý nghĩa 80%

Từ kết quả hồi quy, mô hình được viết lại như sau:

SDI = 0.123 + 0.035SIZE - 0.079AUDIT + 0.006AGE – 0.545ROA + 0.016LEV - 0.007GROW + 0.208 OWN – 0.143IND + ε

Nếu các yếu tố khác không đổi thì:

Biến quy mô doanh nghiệp (SIZE): có mối quan hệ cùng chiều với mức độ trình bày BCBP (SDI) với hệ số tương quan là 0.035 và có ý nghĩa thống kê ở mức 90%. Kết quả này chứng tỏ quy mô doanh nghiệp càng lớn, càng mở rộng quy mô thu hút vốn đầu tư thì bắt buộc doanh nghiệp phải minh bạch thông tin hơn và trình bày BCBP chi tiết hơn

Biến chủ thể kiểm toán (AUDIT): có mối quan hệ ngược chiều với mức độ trình bày BCBP. Các công ty được kiểm toán bởi Big4 có mức độ trình bày báo cáo bộ phận ít hơn các công ty khác 0.079 đơn vị. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức 80% và khẳng định cho giả thiết này

Biến thời gian hoạt động (AGE): có tương quan thuận chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu doanh nghiệp tăng thêm một năm hoạt động thì mức độ trình bày BCBP sẽ tăng 0.006 đơn vị. Kết quả này hàm ý các doanh nghiệp hoạt động càng lâu thì mức độ trình bày BCBP càng tăng. Kết quả này không có ý nghĩa thống kê, do vậy kết quả hồi quy không hỗ trợ cho giả thiết này

Biến tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): có mối quan hệ ngược chiều với mức độ trình bày BCBP và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 80% khẳng định cho giả thiết này. Nếu tỷ suất sinh lời trên tài sản tăng một đơn vị thì mức độ trình bày BCBP giảm 0.545 đơn vị. Kết quả này cho thấy, nếu các doanh nghiệp có hoạt động tốt, có mức sinh lời cao thì càng che giấu nhiều thông tin về BCBP. Việc trình bày BCBP không phải là vấn đề quan trọng, các doanh nghiệp không phải chi tiết hóa BCBP. Bởi nếu doanh nghiệp hoạt động tốt được nhà đầu tư tin tưởng thì BCTC đã được xem là phản ánh đủ thông tin.

Biến đòn bẩy tài chính (LEV): có mối quan hệ cùng chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu đòn bẩy tài chính tăng 1 đơn vị thì mức độ trình bày BCBP tăng 0.016 đơn vị. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi vì nếu doanh nghiệp

gia tăng nợ thì cần phải minh bạch và chi tiết báo cáo hơn. Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê nên không khẳng định cho giả thiết này

Biến mức tăng trưởng doanh thu (GROW): thể hiện mối quan hệ ngược chiều với mức độ trình bày BCBP. Nếu doanh thu giảm 1 đơn vị thì mức độ trình bày BCBP giảm 0.007 đơn vị. Kết quả này không có ý nghĩa thống kê do vậy kết quả hồi quy không hỗ trợ cho giả thiết này

Biến hình thức sở hữu (OWN): thể hiện mối quan hệ cùng chiều với mức độ trình bày BCBP. Điều này phù hợp với thực tế tại Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn sở hữu của nhà nước chịu sự kiểm soát của kiểm toán nhà nước và cơ quan thanh tra chính phủ do đó sẽ phải trình bày nhiều thông tin chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp hơn các doanh nghiệp khác. Kết quả hồi quy cho thấy, các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước thì có mức độ trình bày báo cáo bộ phận nhiều hơn các doanh nghiệp khác 0.208 đơn vị, có ý nghĩa thống kê ở mức 99% và khẳng định cho giả thiết này.

Biến doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp (IND): biến này cho kết quả ngược chiều với mức độ trình bày BCBP và có ý nghĩa thống kê ở mức 99%. Kết quả này cho biết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có mức độ trình bày BCBP ít hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác với hệ số tương quan là 0.143 đơn vị

4.4 Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu

Bảng 4.7 So sánh tác động kỳ vọng dấu và kết quả

Tên biến Giả thiết Kết quả nghiên cứu

SIZE (+) (+) AUDIT (+) (-) AGE (+) (+) ROA (+) (-) LEV (+) (+) GROWTH (-) (-) OWN (+) (+) IND (+) (-)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM chưa có sự tuân thủ đầy đủ đối với các yêu cầu của VAS 28

Tác giả đã kỳ vọng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 sẽ trình bày nhiều thông tin về BCBP nhưng nghiên cứu của luận văn lại cho kết quả trái ngược. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi tại Kuwait năm 2011 và kết quả nghiên cứu của Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais tại Tây Ban Nha năm 2010. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty Big 4 tại Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc các doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của VAS 28 hay không. Các yêu cầu của VAS 28 chưa thật sự được nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước chú trọng.

Tỷ suất sinh lời trên tài sản cho kết quả tương quan âm với mức độ trình bày BCBP, điều này cho thấy các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời càng cao càng không muốn trình bày nhiều thông tin về BCBP. Nhà đầu tư tin tưởng vào năng lực quản lý, tin tưởng vào khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không chú trọng nhiều về thông tin BCBP có được trình bày hay không. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais tại Tây Ban Nha năm 2010

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đây là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn. Các doanh nghiệp này được đánh giá là các doanh nghiệp có hệ thống kế toán quản trị tốt, có dây chuyền sản xuất kinh doanh phức tạp và sẽ có BCBP cung cấp cho ban giám đốc nhưng có kết quả nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều với mức độ trình bày BCBP. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu của Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi tại Kuwait năm 2011

Những vấn đề còn tồn tại:

Chỉ có 140 công ty trong tổng số 183 công ty thuộc mẫu nghiên cứu có trình bày BCBP chiếm tỷ lệ 77% trong đó có 110/140 công ty trình bày BCBP theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ có 28 công ty trình bày kết hợp theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý. Điều này chứng tỏ các công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc trình bày BCBP theo quy định. Các công ty ít quan tâm đến việc trình bày BCBP

theo khu vực địa lý. Lý do được các công ty đưa ra là các công ty này chỉ có một bộ phận hoạt động và chỉ hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng mở rộng lĩnh vực hoạt động ra thị trường thế giới, mở rộng giao dịch với nhiều quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng này đã đem lại một phần trọng yếu doanh thu của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy BCBP chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Đối với các chỉ tiêu mà VAS 28 bắt buộc trình bày, ngoài chỉ tiêu doanh thu bộ phận thì các chỉ tiêu khác không được trình bày đầy đủ đặc biệt là các thông tin tự nguyện trình bày. Hai chỉ tiêu bắt buộc trình bày nhưng ít được các doanh nghiệp thể hiện trong BCBP là chỉ tiêu về chi phí phát sinh mua tài sản cố định và chỉ tiêu về chi phí khấu hao và phân bổ chi phí trả trước dài hạn. Một số các doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do doanh nghiệp không theo dõi các chỉ tiêu này theo bộ phận riêng lẽ. Điều này cho thấy có ba vấn đề còn tồn tại trong các doanh nghiệp Việt Nam đó là:

Một là, hệ thống kế toán quản trị vẫn chưa được xem là quan trọng, chưa có sự triển khai đầy đủ, chưa quan tâm xây dựng đúng mức và chưa được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục

Hai là, Việc đánh giá hoạt động của các bộ phận cũng như việc phân bổ nguồn lực cho các bộ phận sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa được hỗ trợ bằng các thông tin bộ phận riêng rẽ.

Ba là, Ủy ban chứng khoán Việt Nam chỉ mới giám sát việc các doanh nghiệp có lập BCBP hay không mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và số lượng thông tin BCBP các doanh nghiệp có trình bày có đầy đủ theo chuẩn mực hay không. Đây là một trong những lý do làm cho các doanh nghiệp chỉ trình bày BCBP một cách sơ sài

4.5 Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập và trình bày BCBP trình bày BCBP

Sau 9 năm áp dụng VAS 28, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM vẫn chưa tuân thủ đầy đủ quy định về báo cáo bộ phận. Một số khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam như sau:

IFRS 8 ra đời thay thế cho IAS 14 đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp lập BCBP theo phương pháp quản trị. Kế toán quản trị có vai trò tối quan trọng trong việc trình bày các thông tin BCBP. Nếu như ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, ...kế toán quản trị đã trải qua lịch sử phát triển rất lâu đời thì ở Việt Nam thuật ngữ kế toán quản trị mới chỉ xuất hiện trong 10 năm nay và được chính thức

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)