Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 41)

2.3.1 Công trình nghiên cứu trên thế giới

Sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và quốc tế hóa đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt động kinh doanh đồng thời tác động mạnh mẽ đến thông tin tài chính cho các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần tìm hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về BCBP. Các nghiên cứu đi theo khuynh hướng thảo luận về nội dung của chuẩn mực mới so với nội dung của chuẩn mực cũ trước đây và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến việc trình bày BCBP trên thế giới

Các nghiên cứu đã tìm hiểu về việc áp dụng các chuẩn mực kế toán về BCBP. Việc áp dụng SFAS 131 thực sự đem lại cho người sử dụng nhiều lợi ích hơn. Nghiên cứu đã cho thấy sự thay đổi chuẩn mực BCBP của Hoa Kỳ đã làm gia tăng số lượng các bộ phận được trình bày trong báo cáo. Nghiên cứu của Street at al. (2000) đã tìm hiểu về việc áp dụng SFAS 131 và Street & Nichols (2002) nghiên cứu về IAS 14 Revised. Cả hai nghiên cứu này đã được IASB sử dụng như là các bằng chứng thực tế để so sánh sự khác nhau của các phương pháp lập BCBP và sau đó đi đến kết luận là đi theo “phương pháp quản trị”. IASB cho rằng phương pháp

của SFAS 131 đem lại kết quả tốt hơn trong thực tiễn trình bày BCBP. Tác giả xin trình bày một số nghiên cứu gần đây về BCBP tại một số quốc gia

Kabir Ibrahim and Hartini Jaafar – “Corporate Governance and Disclosure on Segment Reporting: Evidence from Nigeria” (2013). Hội đồng chuẩn mực kế toán Nigeria (NASB) công bố lộ trình hội tụ IFRS vào tháng 9/2010 yêu cầu các công ty niêm yết tại Nigeria phải thực hiện báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS từ ngày 01/01/2012. Nghiên cứu đã điều tra sự liên kết giữa cơ chế quản lý doanh nghiệp với mức độ tuân thủ tự nguyện theo IFRS 8. Mẫu nghiên cứu gồm 69 công ty niêm yết tại Nigeria với mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:

VDISCL = β0 + β1 BINDP + β2 SIZE + β3 BMEET + β4 SPRTN + β5 ACINDP + β6 ACSIZE + β7 ACMEET + β8 FSIZE + β7 INTYPEt + ε Những phát hiện trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý doanh nghiệp và báo cáo của công ty. Kết quả nghiên cứu không hỗ trợ cho lập luận rằng cơ chế hội đồng quản trị và ban kiểm soát giúp thúc đẩy mức độ công bố thông tin trong bối cảnh Nigeria. Điều đó có thể cản trở việc thực hiện IFRS nói chung và IFRS 8 nói riêng. Nghiên cứu cũng đã cung cấp cái nhìn rõ hơn về sự tương tác giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và mức độ công bố thông tin tự nguyện theo tiêu chuẩn IFRS trong bối cảnh nền kinh tế Nigeria đang khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi - “What Explains Variation In Segment Reporting? Evidence From Kuwait” (2011). Mục đích của nghiên cứu này đánh giá mức độ thực hiện báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Mức độ công bố thông tin dựa trên các yêu cầu bắt buộc của IAS 14. Nghiên cứu khảo sát 123 công ty niêm yết tại Kuwait năm 2008, với mô hình nghiên cứu được xây dựng:

Y = β0 + β1 (company size) + β2 (audit quality) + β3 (company age) + β4 (ownership diffusion) + β5 (profitability) + β6 (leverage) + β7 (growth) +

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ quy định về BCBP trung bình là 56%. Các công ty có quy mô lớn, hoạt động lâu năm, có đòn bẩy tài chính cao, có khả năng sinh lợi lớn và có kiểm toán được thực hiện bởi các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 4 thì có mức độ trình bày thông tin bộ phận cao hơn các công ty khác

Manuela Lucchese và Ferdinando Di Carlo - “An Analysis Of Segment Disclosure under IFRS 8 and IAS 14R: Evidence from Italian Listed Companies” (2011). Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS 8 trong năm đầu tiên (2008) và năm tiếp theo (2009, 2010) thông qua việc thu thập dữ liệu của 69 công ty niêm yết tại Italia với mô hình nghiên cứu:

VoluntSDSi = β0 + β1TAt + β2ROIt + β3LEVt + β4OWNt + β5GROWTHt + β6BETAt+ β7FINt + εo

Kết quả nghiên cứu cho thấy 75% các công ty niêm yết tại Italia không thay đổi cách trình bày các thông tin bộ phận khi áp dụng chuẩn mực mới. Việc chuyển đổi từ IAS 14R sang IFRS 8 chỉ có 16% các công ty tăng số lượng thông tin trình bày BCBP thậm chí có 9% các công ty giảm số lượng thông tin trình bày. Điểm tích cực chủ yếu của IFRS 8 là phương pháp quản trị nhưng phương pháp này chỉ mới thể hiện được trên lý thuyết. Về mối liên hệ giữa mức độ trình bày BCBP và các nhân tố của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô công ty và mức sinh lời là hai yếu tố có ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP

Raju Hyderabad và Kalyanshetti Pradeepkumar - “An Appraisal of Segment Reporting Practices of Indian IT Industry” (2011). Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng lập và trình bày báo cáo bộ phận của 45 công ty niêm yết trong lĩnh vực công nghệ thông tin tuân thủ chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17 về BCBP. Nghiên cứu đã phát hiện ra có một khoảng cách lớn giữa mô tả trong chuẩn mực và thực tế. Kết quả thống kê cho thấy đa số các công ty trình bày BCBP chính yếu theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ trình bày số lượng có giới hạn các thông tin mà chuẩn mực bắt buộc trình bày. Các công ty niêm yết trong lĩnh vực này vẫn chưa tuân thủ toàn bộ các yêu cầu bắt buộc trình bày của chuẩn mực. Chỉ có 11% số lượng công ty trong

mẫu nghiên cứu trình bày toàn bộ các thông tin bắt buộc trình bày. Các thông tin bộ phận tự nguyện trình bày là các thông tin đem lại giá trị cao cho cổ đông, hữu ích trong việc duy trì quan hệ với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng; nâng cao hình ảnh công ty trước công chúng và làm tăng cơ sở đánh giá của thị trường lại là các thông tin được trình bày rất sơ xài và không thể trông chờ các thông tin này được trình bày trong BCBP. Nghiên cứu kết luận rằng các công ty chỉ áp dụng chuẩn mực một cách nữa vời và việc áp dụng IFRS 8 tại Ấn Độ từ tháng 4 năm 2011 sẽ cải thiện được chất lượng thông tin BCBP đồng thời có sự thay đổi quan điểm của nhà quản trị trong việc chia sẽ thông tin với nhà đầu tư. Đây sẽ là cách giúp nhà đầu tư đánh giá công ty và các bộ phận hiệu quả hơn và quyết định nắm giữ các khoản đầu tư tối ưu nhất.

Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais - “Segment Reporting Under IFRS8 – Evidence From Spanish Listed Firms” (2010). Thông qua việc thu thập báo cáo thường niên năm 2009 của 150 công ty niêm yết tại Tây Ban Nha. Nghiên cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP và khảo sát mức độ tuân thủ việc trình bày BCBP theo IFRS 8 của các công ty niêm yết này với mô hình nghiên cứu

DCSi = β 0 + β1SIZEi + β2LISTi + β3AUDITi + β4ROAi + β5LEVi + β6IBEXi + e Kết quả nghiên cứu đã cho rằng 79% các công ty niêm yết tại Tây Ban Nha tuân thủ việc trình bày BCBP theo lĩnh vực kinh doanh. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ là 7.6% các công ty không trình bày BCBP do các công ty này chỉ có duy nhất một bộ phận. Nghiên cứu kết luận rằng, quy mô doanh nghiệp càng lớn càng trình bày nhiều thông tin BCBP hơn, khả năng sinh lợi càng cao mức độ trình bày BCBP càng thấp.

Samuel Jebaraj Benjamin, Saravanan Muthaiyah, M. Srikamaladevi Marathamuthu, Uthiyakumar Murugaiah - “A Study of Segment Reporting Practices: A Malaysian Perspective” (2010). Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát một số công ty lớn trong 5 lĩnh vực kinh doanh năm 2007 và 2008 tại Malaysia gồm: Điện thoại viễn thông, nước giải khát, truyền thông

in ấn, truyền thông điện tử và tiện ích xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các công ty không trình bày BCBP cũng khá cao. Ngoài ra, các công ty có tỷ suất lợi nhuận cao cũng chính là các công ty không trình bày BCBP. Nghiên cứu cũng đã đề cập một số giải pháp để khắc phục tình trạng không trình bày BCBP tại nước này

2.3.2 Công trình nghiên cứu trong nƣớc

Trần Thị Thúy An (2013) - “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trình bày và công bố báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM”. Bằng việc khảo sát BCTC của 308 công ty có BCTC niêm yết năm 2012. Luận văn đã xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP theo VAS 28 đồng thời luận văn cũng đã mô tả chi tiết lý do các doanh nghiệp không công bố thông tin bộ phận. Kết quả kiểm định cho thấy có sự tương quan thuận chiều giữa quy mô công ty với chất lượng công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính. Sự tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ quyền sở hữu của cổ đông nhỏ với chất lượng công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính. Đồng thời, có sự tương quan ngược chiều giữa tỷ suất sinh lời và đòn bẩy tài chính. Từ đó, luận văn đã kết luận những nguyên nhân tồn tại trong việc thực thi VAS 28 cũng như những hạn chế cần được cải tiến trong khuôn khổ pháp lý ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và số lượng thông tin bộ phận được cung cấp.

Nguyễn Thị Phương Thúy (2010) - “Hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế”. Luận văn đã chọn mẫu 118 doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM có BCTC niêm yết năm 2010. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa khả năng sinh lời với việc trình bày thông tin BCBP. Những công ty có khả năng sinh lời thấp sẽ sẳn sàng cung cấp nhiều thông tin về BCBP hơn. Bằng phương pháp thống kê mô tả và kiểm định các giả thiết đưa ra, luận văn đã đưa ra nhiều bất cập và hạn chế, các công ty lập BCBP đa phần chỉ nhằm mục đích đối phó với quy định của chuẩn mực. Việc trình bày BCBP chưa thật sự nhằm mục đích đánh giá đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp. Ngoài ra, luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp thông tin bộ phận cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Với mong muốn đem lại các nhìn đầy đủ hơn về thực trạng việc lập và trình bày BCBP dựa trên các yếu tố bắt buộc trình bày và khuyến khích trình bày của VAS 28 tại thời điểm nghiên cứu. Mức độ trình bày BCBP tại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM năm 2013. Việc tuân thủ quy định VAS 28 của các công ty niêm yết sau 9 năm áp dụng tại Việt Nam

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã cung cấp cái nhìn tổng thể về báo cáo bộ phận như:

Hệ thống hóa về mặt lý luận những khái niệm, lịch sử hình thành, những quy định về BCBP trên thế giới

Xem xét sự khác biệt của chuẩn mực kế toán quốc tế IAS14, IFRS 8 với chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 28

Phân tích những tác động và những vấn đề gây tranh cãi trong việc trình bày BCBP khi thay đổi từ IAS 14, IAS 14R sang IFRS 8

Tóm lược một số nghiên cứu thực nghiệm về BCBP của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI VIỆT NAM 3.1 Các quy định về báo cáo bộ phận tại Việt Nam

3.1.1 Quá trình hình thành

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế thì hệ thống kế toán cũng được nghiên cứu đổi mới tiếp cận dần với kế toán quốc tế. Từ năm 1994 hệ thống kế toán Việt Nam bắt đầu được cải cách mạnh mẽ và toàn diện dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành. Từ năm 1996 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu xây dựng chuẩn mực kế toán của riêng mình với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời đây cũng là năm Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đánh dấu bước phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam có liên kết với sự phát triển chung của quốc tế trong lĩnh vự này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 2000, các VAS đầu tiên được soạn thảo ở Việt Nam. Đây cũng là năm đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, ghi nhận bằng sự kiện khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM vào ngày 20 tháng 07 năm 2000. Việc nghiên cứu, soạn thảo các chuẩn mực được thực hiện bởi 13 thành viên đến từ các cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Các VAS được xây dựng dựa trên nội dung của các IAS nhưng đã được điều chỉnh nhằm phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của Việt Nam

Việc ban hành các VAS là rất cần thiết để hệ thống kế toán Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường khi đất nước bắt đầu đổi mới kinh tế. Tính đến nay, hệ thống VAS được Bộ tài chính ban hành thông qua 5 đợt:

Đợt 1 theo quyết định số 149/2011/QĐ-BTC ngày 30/12/2001 với 4 chuẩn mực: Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho

Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản

Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay

Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đợt 3 theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 với 6 chẩn mực: Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư

Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

Chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính

Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư công ty con

Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan

Đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 với 6 chuẩn mực: Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chuẩn mực số 22 – Trình bày báo cáo tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng

Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận

Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán

Đợt 5 theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 với 4 chuẩn mực Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh

Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm

Các IAS vẫn thường xuyên thay đổi và cập nhật để hoàn thiện cho phù hợp

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 41)