Chuẩn mực quốc tế IFRS8 về báo cáo bộ phận

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 26)

Tháng 9 năm 2002, IASB và FASB đã cùng hợp tác và mở đầu cho dự án hội tụ các chuẩn mực kế toán quốc tế. Mục tiêu của dự án nhằm giảm thiểu sự khác biệt trong các chuẩn mực do 2 tổ chức này ban hành, trong đó bao gồm cả chuẩn mực về BCBP. IASB khẳng định rằng SFAS 131 có một số điểm rõ ràng hơn hẳn IAS 14.

Đầu năm 2005 IASB quyết định điều chỉnh chuẩn mực cho phù hợp với SFAS 131 và áp dụng theo phương pháp quản trị cho việc xác định các bộ phận báo cáo và các thông tin được trình bày. IASB cũng cho rằng điều này đem lại lợi thế khi IFRS mới ra đời sẽ làm giảm chi phí của việc công bố các thông tin bộ phận bởi vì các thông tin trình bày cũng chính là thông tin được ban quản trị sử dụng cho việc ra quyết định

Dự án được tiến hành từ năm 2002 cho đến năm 2006 đã ban hành bản dự thảo số 08 về bộ phận hoạt động. Tháng 11 năm 2006, chuẩn mực kế toán IFRS 8 về báo cáo bộ phận được chính thức ban hành. IFRS 8 có hiệu lực áp dụng cho các năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2009 và các công ty có quyền lựa chọn đối với các năm tài chính trước thời điểm đó

IFRS 8 gần giống với SFAS 131 ngoại trừ 3 vấn đề sau:

Thứ nhất, mặc dù cả 2 chuẩn mực này yêu cầu phải trình bày thông tin về tài sản dài hạn, nếu chúng được báo cáo cho CODM nhưng SFAS 131 chỉ đề cập đến tài sản cố định hữu hình còn IFRS 8 áp dụng đối với cả tài sản cố định vô hình

Thứ hai, IFRS 8 bổ sung thêm yêu cầu trình bày các khoản nợ của bộ phận nếu nó thường xuyên được báo cáo cho CODM của bộ phận

Thứ ba, quy tắc xác định bộ phận hoạt động trong trường hợp công ty có cơ cấu tổ chức kiểu ma trận là khác nhau

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)