Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới bắt đầu mở cửa nền kinh tế thì hệ thống kế toán cũng được nghiên cứu đổi mới tiếp cận dần với kế toán quốc tế. Từ năm 1994 hệ thống kế toán Việt Nam bắt đầu được cải cách mạnh mẽ và toàn diện dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành. Từ năm 1996 Việt Nam bắt đầu nghiên cứu xây dựng chuẩn mực kế toán của riêng mình với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài. Đồng thời đây cũng là năm Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đánh dấu bước phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam có liên kết với sự phát triển chung của quốc tế trong lĩnh vự này.
Đến năm 2000, các VAS đầu tiên được soạn thảo ở Việt Nam. Đây cũng là năm đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam, ghi nhận bằng sự kiện khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. HCM vào ngày 20 tháng 07 năm 2000. Việc nghiên cứu, soạn thảo các chuẩn mực được thực hiện bởi 13 thành viên đến từ các cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Các VAS được xây dựng dựa trên nội dung của các IAS nhưng đã được điều chỉnh nhằm phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của Việt Nam
Việc ban hành các VAS là rất cần thiết để hệ thống kế toán Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường khi đất nước bắt đầu đổi mới kinh tế. Tính đến nay, hệ thống VAS được Bộ tài chính ban hành thông qua 5 đợt:
Đợt 1 theo quyết định số 149/2011/QĐ-BTC ngày 30/12/2001 với 4 chuẩn mực: Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho
Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
Chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản
Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng
Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay
Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đợt 3 theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 với 6 chẩn mực: Chuẩn mực số 05 – Bất động sản đầu tư
Chuẩn mực số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết
Chuẩn mực số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính
Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và các khoản đầu tư công ty con
Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan
Đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 với 6 chuẩn mực: Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chuẩn mực số 22 – Trình bày báo cáo tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng
Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận
Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán
Đợt 5 theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 với 4 chuẩn mực Chuẩn mực số 11 – Hợp nhất kinh doanh
Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm
Các IAS vẫn thường xuyên thay đổi và cập nhật để hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên các VAS từ khi ban hành đến nay vẫn chưa được sửa đổi bổ sung. Điều đó tạo ra sự tồn tại khoảng cách khá lớn giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế.