Bảng 4.7 So sánh tác động kỳ vọng dấu và kết quả
Tên biến Giả thiết Kết quả nghiên cứu
SIZE (+) (+) AUDIT (+) (-) AGE (+) (+) ROA (+) (-) LEV (+) (+) GROWTH (-) (-) OWN (+) (+) IND (+) (-)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM chưa có sự tuân thủ đầy đủ đối với các yêu cầu của VAS 28
Tác giả đã kỳ vọng các doanh nghiệp được kiểm toán bởi Big 4 sẽ trình bày nhiều thông tin về BCBP nhưng nghiên cứu của luận văn lại cho kết quả trái ngược. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi tại Kuwait năm 2011 và kết quả nghiên cứu của Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais tại Tây Ban Nha năm 2010. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty Big 4 tại Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc các doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ những yêu cầu của VAS 28 hay không. Các yêu cầu của VAS 28 chưa thật sự được nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước chú trọng.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản cho kết quả tương quan âm với mức độ trình bày BCBP, điều này cho thấy các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời càng cao càng không muốn trình bày nhiều thông tin về BCBP. Nhà đầu tư tin tưởng vào năng lực quản lý, tin tưởng vào khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không chú trọng nhiều về thông tin BCBP có được trình bày hay không. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Pedro Nuno Pardal và Ana Isabel Morais tại Tây Ban Nha năm 2010
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, đây là lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn. Các doanh nghiệp này được đánh giá là các doanh nghiệp có hệ thống kế toán quản trị tốt, có dây chuyền sản xuất kinh doanh phức tạp và sẽ có BCBP cung cấp cho ban giám đốc nhưng có kết quả nghiên cứu lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều với mức độ trình bày BCBP. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu của Mishari M. Alfaraih và Faisal S. Alanezi tại Kuwait năm 2011
Những vấn đề còn tồn tại:
Chỉ có 140 công ty trong tổng số 183 công ty thuộc mẫu nghiên cứu có trình bày BCBP chiếm tỷ lệ 77% trong đó có 110/140 công ty trình bày BCBP theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ có 28 công ty trình bày kết hợp theo lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý. Điều này chứng tỏ các công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc trình bày BCBP theo quy định. Các công ty ít quan tâm đến việc trình bày BCBP
theo khu vực địa lý. Lý do được các công ty đưa ra là các công ty này chỉ có một bộ phận hoạt động và chỉ hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng mở rộng lĩnh vực hoạt động ra thị trường thế giới, mở rộng giao dịch với nhiều quốc gia trên thế giới. Việc mở rộng này đã đem lại một phần trọng yếu doanh thu của các doanh nghiệp. Điều này cho thấy BCBP chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Đối với các chỉ tiêu mà VAS 28 bắt buộc trình bày, ngoài chỉ tiêu doanh thu bộ phận thì các chỉ tiêu khác không được trình bày đầy đủ đặc biệt là các thông tin tự nguyện trình bày. Hai chỉ tiêu bắt buộc trình bày nhưng ít được các doanh nghiệp thể hiện trong BCBP là chỉ tiêu về chi phí phát sinh mua tài sản cố định và chỉ tiêu về chi phí khấu hao và phân bổ chi phí trả trước dài hạn. Một số các doanh nghiệp lý giải nguyên nhân là do doanh nghiệp không theo dõi các chỉ tiêu này theo bộ phận riêng lẽ. Điều này cho thấy có ba vấn đề còn tồn tại trong các doanh nghiệp Việt Nam đó là:
Một là, hệ thống kế toán quản trị vẫn chưa được xem là quan trọng, chưa có sự triển khai đầy đủ, chưa quan tâm xây dựng đúng mức và chưa được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục
Hai là, Việc đánh giá hoạt động của các bộ phận cũng như việc phân bổ nguồn lực cho các bộ phận sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa được hỗ trợ bằng các thông tin bộ phận riêng rẽ.
Ba là, Ủy ban chứng khoán Việt Nam chỉ mới giám sát việc các doanh nghiệp có lập BCBP hay không mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và số lượng thông tin BCBP các doanh nghiệp có trình bày có đầy đủ theo chuẩn mực hay