Tác động khi thay đổi từ IAS14 sang IFRS8

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 35)

2.2.5.1 Tác động đến báo cáo tài chính

Lợi ích: Cải thiện việc truyền thông thông tin giữa nhà đầu tư và công ty

thông qua số liệu báo cáo theo cách nhìn của nhà quản trị

Theo báo cáo của Ủy Ban Châu Âu, khi tiến hành khảo sát các nhà phân tích tài chính và các nhóm người khác nhau có sử dụng BCTC thì phần lớn người sử dụng cho rằng thông tin dựa trên phương pháp quản trị hữu ích hơn so với thông tin áp dụng theo IAS 14. Các thông tin bộ phận theo IAS 14 khác với các thông tin được sử dụng cho mục đích quản trị nội bộ. Do đó, nó không phản ánh được tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các thông tin này còn giúp cho việc đánh giá khả năng và năng lực của nhà quản trị. Nhà đầu tư có thể có được những thông tin giống như nhà quản trị và tập trung vào những yếu tố quan trọng với giá trị thông tin cao hơn. Qua đó, báo cáo kết luận việc sử dụng phương pháp quản trị nhìn chung có tác động tích cực đến chất lượng thông tin của BCBP. Các thông tin chung dựa trên phương pháp quản trị sẽ hữu ích và có liên quan nhiều hơn cho việc ra quyết định của nhà đầu tư

Những vấn đề tồn tại gây tranh cãi

Khi áp dụng IAS 14, các công ty lựa chọn phân chia các bộ phận dựa trên hoạt động kinh doanh hay khu vực địa lý có đặc điểm về rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận khác. Đa số các BCBP lựa chọn khu vực địa lý làm khu vực thứ yếu do đó có sự tương đồng về bộ phận giữa các công ty. Sự tương đồng này giúp người đọc dễ dàng so sánh được giữa các công ty với nhau.

Ngược lại, khi áp dụng IFRS 8 công ty có quyền lựa chọn bộ phận hoạt động theo cách mà nhà quản trị điều hành công ty mong muốn. Do đó, các bộ phận sẽ đa dạng hơn và làm thiếu đi tính so sánh được các thông tin bộ phận của các công ty với nhau

 Không có phân tích theo khu vực địa lý

IAS 14 yêu cầu trình bày bộ phận theo khu vực địa lý là bắt buộc do đó một số các nghiên cứu đã đánh giá IAS 14 là chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn so với IFRS 8. Tuy nhiên, bộ phận theo khu vực địa lý trong IAS 14 được xác định rất rộng, chẳn hạn như là bộ phận bao gồm nhiều quốc gia. Hơn nữa, IAS 14 cho phép việc phân loại các thông tin theo khu vực địa lý là bộ phận thứ yếu và trong trường hợp này thì IAS 14 cho phép việc trình bày ít thông tin hơn đối với các loại bộ phận này nếu công ty cân nhắc cho bộ phận theo sản phẩm hoặc dịch vụ là quan trọng hơn

IFRS 8 yêu cầu trình bày bộ phận theo khu vực địa lý trong trường hợp nếu bộ phận này được CODM xem xét là bộ phận hoạt động thường xuyên. Trong những trường hợp như vậy, thông tin yêu cầu trình bày rất chi tiết nhưng trong trường hợp ngược lại cần thiết phải trình bày thông tin theo khu vực địa lý ở mức độ toàn công ty cho từng quốc gia nếu các thông tin đó là trọng yếu. Theo nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu thì người sử dụng BCTC tin rằng quy định của IFRS 8 về trình bày theo khu vực địa lý là hiệu quả hơn

2.2.5.2 Tác động đến thực hiện

Lợi ích: Thông tin trình bày dựa trên thông tin mà nhà quản trị sử dụng để

điều hành hoạt động của doanh nghiệp

Đa số nhận định đều cho rằng chi phí cho việc trình bày BCBP theo IFRS 8 sẽ nhỏ hơn hoặc ít nhất là sẽ không cao hơn chi phí để trình bày BCBP theo IAS 14 vì các thông tin mà nhà quản trị sử dụng đã có sẳn trong nội bộ doanh nghiệp. Các thông tin bộ phận của IAS 14 không sử dụng cho mục đích ra quyết định hay theo dõi hoạt động của công ty và do đó nó chỉ được trình bày cho mục đích thông tin cho bên ngoài.

Vì vậy, việc áp dụng IAS 14 sẽ tốn chi phí cho công ty do phải duy trì hai hệ thống thông tin song song để cung cấp cho nhà quản trị trong công ty và cho đối tượng bên ngoài

 Thông tin kịp thời đặc biệt là báo cáo giữa niên độ:

Các thông tin trình bày trong BCBP theo IFRS 8 là các thông tin nhà quản trị sử dụng trong nội bộ công ty để điều hành doanh nghiệp. Do đó, các thông tin này luôn có sẳn để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc ra quyết định kịp thời của nhà quản trị.

Vì vậy, khi lập BCBP đặc biệt là báo cáo giữa niên độ sẽ không mất nhiều thời gian để có được các thông tin cần thiết và cung cấp báo cáo kịp thời cho người sử dụng BCTC

Những vấn đề tồn tại gây tranh cãi

Người ra quyết định cao nhất được xác định theo các điều kiện quy định trong IFRS 8 và được xem như là chức năng cao hơn các cá nhân khác. Ngoài ra, định nghĩa về người ra quyết định cao nhất rất rộng bao trùm nhiều vị trí quản lý. Do đó, để xác định vị trí thực hiện chức năng này đôi khi rất khó khăn đặc biệt là trong các doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp

Tính chủ quan và phức tạp của các điều kiện kết hợp các bộ phận: Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà quản trị công ty có thể lựa chọn việc che giấu các thông tin bộ phận có kết quả không tốt bằng cách kết hợp các bộ phận đó với các bộ phận khác. Do đó, IAS 14 là an toàn hơn vì BCBP sẽ dựa trên các thông tin được chia sẽ với các thành viên ban quản trị và được kiểm tra chặt chẽ

Tính nhạy cảm trong kinh doanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến các công ty có quy mô nhỏ: IFRS 8 tạo ra sự tranh cãi về các yêu cầu trình bày thông tin của chuẩn mực này có thể ảnh hưởng không tốt cho cạnh tranh của các công ty nhỏ niêm yết. Đặc biệt là các công ty chỉ có một hoặc một vài bộ phận kinh doanh sẽ phải trình bày các thông tin nhạy cảm trong kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nếu công ty muốn giành lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư của thị trường thì phải thông tin cho nhà đầu tư để họ biết công ty quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh như thế nào

Tính tương quan giữa lợi ích và chi phí cho việc thực hiện: Các chi phí cho việc trình bày BCBP theo IFRS 8 sẽ nhỏ hơn hoặc ít nhất là không cao hơn chi phí để trình bày theo IAS 14 vì các thông tin mà nhà quản trị sử dụng đã có sẳn trong nội bộ doanh nghiệp. Về mặt lợi ích đem lại, các thông tin bộ phận theo IFRS 8 được người sử dụng đánh giá là hữu ích hơn cho người sử dụng BCTC. Việc thiếu đi khả năng so sánh được sẽ cân bằng với tính hữu ích hơn của thông tin. Nghiên cứu cũng cho thấy việc đánh giá giá trị của công ty sẽ tăng lên ngay cả khi thị trường đã quen với việc sử dụng các thuyết minh mới

2.2.6 So sánh IFRS 8 và VAS 28 về báo cáo bộ phận

VAS 28 được xây dựng dựa trên IAS 14 do đó nội dung của VAS 28 gần giống với IAS 14. Chuẩn mực quốc tế này hiện đã được thay thế bởi IFRS 8 trong dự án hội tụ quốc tế.

Bảng 2.3 So sánh sự khác nhau giữa VAS 28 và IFRS 8

VAS 28 IFRS 8

Mục đích của chuẩn mực

- Hỗ trợ người sử dụng BCTC hiểu rõ về tình hình hoạt động của các năm trước, đánh giá đúng về rủi ro và lợi ích kinh tế đồng thời đưa ra nhận định đúng về doanh nghiệp

- Cho phép người sử dụng BCTC đánh giá được bản chất và những tác động tài chính của các hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia và môi trường mà doanh nghiệp hoạt động Giúp người sử dụng BCTC đánh giá đúng hơn về hoạt động của doanh nghiệp

thông qua những thông tin về bộ phận. VAS nhấn mạnh đến thông tin bộ phận hỗ trợ cho việc xem xét số liệu trong quá khứ

Phạm vi áp dụng

- Áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Khuyến khích các doanh nghiệp không phát hành hoặc không có chứng khoán trao đổi công khai áp dụng

- Áp dụng cho doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai và doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Phạm vi áp dụng của VAS rộng hơn IFRS, VAS khuyến khích doanh nghiệp trình bày nhiều thông tin về BCBP

Bộ phận báo cáo

- Là một bộ phận có thể phân biệt được theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác

- Là một bộ phận tham gia vào các hoạt động kinh doanh có tạo ra doanh thu và làm phát sinh chi phí liên quan đến bộ phận hoạt động đó. Một bộ phận hoạt động có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh mà chưa tạo ra doanh thu

IFRS yêu cầu xác định bộ phận hoạt động trên cơ sở các báo cáo nội bộ thường xuyên được xem xét bởi CODM nhằm phân bổ nguồn lực cho bộ phận và đánh giá hiệu quả của hoạt động đó

- Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là một bộ phận phải báo cáo khi phần lớn doanh thu phát sinh từ bán hàng ra ngoài đồng thời

- Số lượng về một chỉ tiêu bộ phận được báo cáo là phương pháp được báo cáo cho CODM nhằm phân bổ nguồn lực và đánh giá hiệu quả hoạt động

thỏa mãn một trong các điều kiện được quy định

doanh nghiệp

VAS giới hạn bộ phận được báo cáo nhưng IFRS xem xét bộ phận báo cáo của doanh nghiệp theo phương pháp báo cáo quản trị

- Chính sách kế toán được sử dụng để lập và trình bày BCTC cũng là chính sách kế toán cơ bản để lập BCBP. Ngoài ra, chính sách kế toán để lập báo cáo bộ phận còn bao gồm các chính sách liên quan trực tiếp đến việc lập BCBP

- Doanh nghiệp sẽ báo cáo phương pháp đo lường lãi hoặc lỗ của mỗi bộ phận được báo cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ báo cáo phương pháp đo lường về tổng tài sản và nợ phải trả cho từng bộ phận báo cáo nếu được sử dụng thường xuyên bởi CODM

IFRS yêu cầu số lượng từng khoản mục báo cáo cho mỗi bộ phận hoạt động giống như phương pháp báo cáo cho CODM trong khi VAS yêu cầu thông tin bộ phận được trình bày phù hợp với chính sách kế toán áp dụng

- Cả báo cáo chính yếu và thứ yếu đều cần trình bày doanh thu bộ phận, tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận, tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định (TSCĐ), tài sản bộ phận dự kiến sử dụng nhiều hơn một niên độ

- Nếu CODM chỉ yêu cầu sử dụng một phương pháp đo lường về lãi hoặc lỗ, tài sản hoặc nợ phải trả của bộ phận trong việc đánh giá hiệu suất bộ phận. Các chỉ tiêu trên phải được báo cáo theo các biện pháp đo lường này

VAS xác định doanh thu bộ phận, tài sản bộ phận, tổng chi phí phát sinh mua TSCĐ trong niên độ cần bắt buộc trình bày cho mỗi bộ phận được báo cáo trong khi IFRS không xác định các điều khoản này nhưng lại yêu cầu giải thích về các chỉ tiêu này cho mỗi bộ phận báo cáo

- Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời bị tác động chủ yếu bởi những khác biệt về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó sản xuất ra thì báo cáo chính yếu phải căn cứ trên thông tin về sản phẩm, dịch

- Hoạt động kinh doanh không được tổ chức trên cơ sở của sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ liên quan hoặc sự khác biệt trong phạm vi địa bàn hoạt động. Chẳn hạn bộ phận được báo cáo

vụ đó. Ngược lại nếu bị tác động chủ yếu do doanh nghiệp hoạt động tại nhiều khu vực địa lý khác nhau thì báo cáo chính yếu phải căn cứ vào thông tin về khu vực địa lý đó

của đơn vị có thể báo cáo các khoản doanh thu từ một loạt các sản phẩm và dịch vụ cơ bản khác nhau hoặc nhiều hơn một bộ phận báo cáo của mình mà cung cấp các sản phẩm tương tự

IFRS yêu cầu các doanh nghiệp phải tiết lộ thông tin về các sản phẩm, khu vực địa lý, khách hàng lớn. VAS yêu cầu công bố thông tin bộ phận chính yếu theo lĩnh vực kinh doanh hay theo khu vực địa lý còn thông tin trong báo cáo thứ yếu sẽ được cung cấp bởi bộ phận chính yếu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan 2.3.1 Công trình nghiên cứu trên thế giới 2.3.1 Công trình nghiên cứu trên thế giới

Sự phát triển của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và quốc tế hóa đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt động kinh doanh đồng thời tác động mạnh mẽ đến thông tin tài chính cho các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần tìm hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về BCBP. Các nghiên cứu đi theo khuynh hướng thảo luận về nội dung của chuẩn mực mới so với nội dung của chuẩn mực cũ trước đây và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến việc trình bày BCBP trên thế giới

Các nghiên cứu đã tìm hiểu về việc áp dụng các chuẩn mực kế toán về BCBP. Việc áp dụng SFAS 131 thực sự đem lại cho người sử dụng nhiều lợi ích hơn. Nghiên cứu đã cho thấy sự thay đổi chuẩn mực BCBP của Hoa Kỳ đã làm gia tăng số lượng các bộ phận được trình bày trong báo cáo. Nghiên cứu của Street at al. (2000) đã tìm hiểu về việc áp dụng SFAS 131 và Street & Nichols (2002) nghiên cứu về IAS 14 Revised. Cả hai nghiên cứu này đã được IASB sử dụng như là các bằng chứng thực tế để so sánh sự khác nhau của các phương pháp lập BCBP và sau đó đi đến kết luận là đi theo “phương pháp quản trị”. IASB cho rằng phương pháp

của SFAS 131 đem lại kết quả tốt hơn trong thực tiễn trình bày BCBP. Tác giả xin trình bày một số nghiên cứu gần đây về BCBP tại một số quốc gia

Kabir Ibrahim and Hartini Jaafar – “Corporate Governance and Disclosure on Segment Reporting: Evidence from Nigeria” (2013). Hội đồng chuẩn mực kế toán Nigeria (NASB) công bố lộ trình hội tụ IFRS vào tháng 9/2010 yêu cầu các công ty niêm yết tại Nigeria phải thực hiện báo cáo theo tiêu chuẩn quốc tế IFRS từ ngày 01/01/2012. Nghiên cứu đã điều tra sự liên kết giữa cơ chế quản lý doanh nghiệp với mức độ tuân thủ tự nguyện theo IFRS 8. Mẫu nghiên cứu gồm 69 công ty niêm yết tại Nigeria với mô hình nghiên cứu được thiết lập như sau:

VDISCL = β0 + β1 BINDP + β2 SIZE + β3 BMEET + β4 SPRTN + β5 ACINDP + β6 ACSIZE + β7 ACMEET + β8 FSIZE + β7 INTYPEt + ε Những phát hiện trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong quản lý doanh nghiệp và báo cáo của công ty. Kết quả nghiên cứu không hỗ trợ cho lập luận rằng cơ chế hội đồng quản trị và ban kiểm soát giúp thúc đẩy mức độ công bố thông

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)