Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập và trình

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 75)

một cách sơ sài

4.5 Những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập và trình bày BCBP trình bày BCBP

Sau 9 năm áp dụng VAS 28, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM vẫn chưa tuân thủ đầy đủ quy định về báo cáo bộ phận. Một số khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam như sau:

IFRS 8 ra đời thay thế cho IAS 14 đồng nghĩa với việc thay đổi phương pháp lập BCBP theo phương pháp quản trị. Kế toán quản trị có vai trò tối quan trọng trong việc trình bày các thông tin BCBP. Nếu như ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Canada, ...kế toán quản trị đã trải qua lịch sử phát triển rất lâu đời thì ở Việt Nam thuật ngữ kế toán quản trị mới chỉ xuất hiện trong 10 năm nay và được chính thức biết đến trong Luật kế toán được ban hành ngày 17/06/2003. Với thời gian phát triển rất ngắn so với thế giới, kế toán quản trị tại Việt Nam mới chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa quan tâm nhiều đến việc phân tích chi phí. Hệ thống thông tin kế toán quản trị được cung cấp cho CODM và cho việc lập các BCBP theo quy định của chuẩn mực vẫn còn nhiều hạn chế

Các văn bản pháp quy về chuẩn mực kế toán vẫn chưa hoàn thiện, quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, nhất quán. Chuẩn mực kế toán từ khi ban hành đến nay vẫn chưa được cập nhật và thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và của thế giới

Một số các tập đoàn có quy mô lớn với cơ cấu tổ chức phức tạp, phạm vi hoạt động phân bố ở nhiều khu vực địa lý và kinh doanh nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Chính vì vậy, việc thu thập số liệu báo cáo, theo dõi, quản lý và tổng hợp thông tin sẽ mất nhiều thời gian đòi hỏi các tập đoàn này phải đầu tư hệ thống quản lý thông tin chuyên nghiệp

Năng lực kế toán viên tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế về kế toán quản trị chưa nhiều do đó sẽ khó khăn trong việc xử lý số liệu BCBP. Nhà quản lý không quan tâm nhiều đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng, tiếp cận thông tin mới về kế toán

Ban lãnh đạo công ty không muốn trình bày nhiều thông tin bộ phận, họ lo ngại những thông tin này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Mặt khác, nếu

kết quả kinh doanh của công ty không tốt thì việc trình bày các thông tin bộ phận sẽ gây bất lợi trong việc thu hút vốn đầu tư cũng như ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty và hiệu quả làm việc của ban lãnh đạo không tốt

Việc áp dụng hệ thống thông tin kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu kế toán chưa được đầu tư đúng mức. Việc xử lý dữ liệu thủ công sẽ mất nhiều thời gian, nhân lực và kết quả không chính xác

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. HCM chưa có sự tuân thủ đầy đủ đối với các yêu cầu bắt buộc của VAS 28

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trình bày BCBP là quy mô công ty, chất lượng công ty kiểm toán, tỷ suất sinh lời trên tài sản, hình thức sở hữu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

Nhiều công ty lập BCBP chỉ nhằm mục đích tuân thủ yêu cầu của chuẩn mực. Số lượng các thông tin trình bày còn hạn chế kể cả các thông tin bắt buộc trình bày lẫn các thông tin tự nguyện trình bày. Do đó, BCBP chưa thật sự hữu ích cho người sử dụng

Ủy ban chứng khoán Việt Nam chỉ mới giám sát việc các doanh nghiệp có lập báo cáo bộ phận hay không mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng và số lượng thông tin báo cáo bộ phận có được các doanh nghiệp trình bày đầy đủ theo chuẩn mực hay không. Đây là một trong những lý do làm cho các doanh nghiệp chỉ trình bày BCBP một cách sơ sài

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BÁO CÁO BỘ PHẬN 5.1 Định hƣớng hoàn thiện báo cáo bộ phận

Một phần của tài liệu Báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)