5. Kết cấu của đề tài
2.5.3. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khác
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh đã xây dựng thương hiệu, thị trường bơ vẫn tiềm ẩn rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác cả trên địa bàn tỉnh Đăklăk và các tỉnh khác, nơi cây bơ cũng được trồng nhiều theo hướng sản xuất. Các đối thủ này vẫn chưa xuất hiện rõ ràng và phân khúc thị trường hướng đến cũng rất khác nhau.
Các thương lái vẫn theo cách truyền thống, bơ của họ thường được thu mua từ
những vườn khác nhau, chất lượng không đồng đều. Chủ yếu được thu mua tập trung ở
một vựa trái cây nào đó, sau đó vận chuyển về các chợ đầu mối rồi phân phối đến các chợ, cửa hàng trái cây. Vì chất lượng không đồng đều và nguồn gốc không rõ ràng nên người tiêu dùng khó có thể tìm mua lại được đúng loại bơ mà mình cảm thấy chất lượng tốt từ lần sử dụng trước.
Ở Lâm Đồng và Đồng Nai, cũng đã bắt đầu có những doanh nghiệp được thành lập với mục đích cung cấp các giống bơ ngon, sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, quy mô lớn. Các doanh nghiệp này vẫn đang loay hoay trong việc hoạch định chiến lược xây dựng thương hiệu. Thiếu các điều kiện về vốn, kỹ thuật và trình độ quản lý nên sản phẩm bơ từ các doanh nghiệp này tuy ngon, đặc biệt nhưng cũng chỉ cung ứng cho thị
trường địa phương hoặc phân phối đến các chợ đầu mối lớn với tên gọi chung chung như bơ Lâm Đồng, bơ Đồng Nai.
Đối với các đối thủ cạnh tranh này, bơ Dakado có lợi thế hơn hẳn về thương hiệu, về chất lượng. Những lợi thế này nếu được tận dụng tốt sẽ dễ dàng lấy được lòng trung thành của khách hàng, một yếu tố vô cùng cần thiết cho việc duy trì và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, vẫn phải có các chiến lược để đối phó với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này, bởi lẽ, chỉ cần họ có ý thức được việc xây dựng thương hiệu trong kinh doanh và họ có đủ năng lực thì họ hoàn toàn có khả năng trở thành một đối thủ
∃∗∀ ∀