Giá thành thành phẩm (chi tiết theo khoản mục chi phí)
3.3.4 Hoàn thiện phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở
Thông tin về sản phẩm dở dang cuối kì có ảnh hưởng tới tính trung thực, hợp lí, chính xác của giá thành sản phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì còn ảnh hưởng tới giá trị của hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán và chỉ tiêu lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở có vai trò quan trọng trong công tác kế toán tính giá thành. Phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở phải:
- Phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản ra.
- Phù hợp với yêu cầu trình độ quản lí của đơn vị, phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Xác định tương đối chính xác chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì từ đó tính được giá thành được chính xác nhất.
- Phương pháp đánh giá phải dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm bớt tối đa các chi phí để thực hiện.
Đối với các sản phẩm làm dở còn nằm trong các dây chuyền sản xuất thì có thể được đánh giá theo phương pháp định mức. Khi đó sản phẩm làm dở sẽ phụ thuộc hai yếu tố là khối lượng sản phẩm làm dở và định mức chi phí ở từng giai đoạn và được xác định theo công thức:
Chi phí SXKDDD = Khối lượng SPDD x chi phí định mức/1 đơn vị sản phẩm Hiện nay, tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội sản phẩm làm dở là số lít bia trong bồn ủ được kiểm kê ở cuối giai đoạn và được đo bằng một đồng hồ. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở mà công ty áp dụng là phương pháp ước lượng mang tính chủ quan (để lại 1/3 chi phí trong SPDD) do đó không có tính chính xác và trung thực. Để khắc phục tồn tại này em xin đề xuất việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo phương pháp đánh giá theo chi phí định mức. Do Tổng công ty đã có một hệ thống định mức chi phí khá đầy đủ và hợp lí nên việc xác định giá trị sản phẩm dở theo phương pháp này là hoàn toàn có thể thực hiện được.
VD trong tháng 11 năm 2008, theo biên bản kiểm kê của xí nghiệp chế biến thì sô lượng sản phẩm làm dở bia lon là 1.078.900 lít. Với chi phí định mức cho
nguyên vật liệu chính cho bia lon như sau:
Malt: 1.230 đồng/lít Đường: 173 đồng/lit Gạo: 435 đồng/lít Hoa viên: 840 đồng/lít Như vậy thì giá trị sản phẩm làm dở của bia lon sẽ là:
Malt: 1.078.900 x 1.230 = 1.327.047.000 đồng Gạo : 1.078.900 x 435 = 469.321.5000 đồng Đường: 1.078.900 x 173 = 186.649.700 đồng Hoa viên: 1.078.900 x 840 = 906.276.000 đồng
Tương tự với bia chai và bia hơi.
Với cách đánh giá sản phẩm làm dở như trên giá thành sản phẩm có thể có độ chính xác cao hơn.
KẾT LUẬN*** ***
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề luôn được các doanh nghiệp quan tâm, đó cũng là một nội dung quan trọng trong toàn bộ việc tổ chức công tác kế toán nói chung tại các doanh nghiệp sản xuất. Quản lí tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có tầm quan trọng, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận tức là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện này, khi mà các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình và đứng vững trong môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt. Tuy nhiên, giữa lí thuyết và thực tế luôn có khoảng cách nên một mặt, công tác kế toán cần được vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế, một mặt tổ chức công tác kế toán vẫn cần phải tôn trọng những nguyên tắc và chế độ hiện hành.Việc tìm ra một phương pháp quản lí chi phí sản xuất tốt nhằm tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu của các nhà quản lí.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội, trên cơ sở những kiến thức đã được học trong nhà trường và thực tế được tìm hiểu tại Tổng công ty em đă nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội” và đã đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại Tổng công ty. Tuy nhiên, với trình độ lí luận và kinh nghiệm thực tế hạn chế của một sinh viên, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô để các vấn đề nêu ra trong luận văn có giá trị lí luận và thực tế cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình, chu đáo của các cô chú và anh chị trong phòng Tài chính-Kế toán của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại Tổng công ty. Em cũng xin chân thành bày tỏ sự biết ơn tới thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Thiều đã nhiệt tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bản luận văn này.