Giá thành thành phẩm (chi tiết theo khoản mục chi phí)
3.3.3 Hoàn thiện hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuộc chi phí sản xuất chung trong quá trình tập hợp chi phí. Tuy nhiên, chi phí này thường phát sinh lớn và không phải tháng naò cũng phát sinh vì vậy việc hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cần được thực hiện một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trong năm, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí trong tháng.
Tại Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội thì TSCĐ hoàn thành tháng nào thì chi phí sửa chữa sẽ được ghi trực tiếp vào bộ phận sử dụng TSCĐ trong tháng đó. Việc hạch toán như vậy sẽ làm tăng chi phí một cách đột biến của tháng mà TSCĐ được hoàn thành. Để khắc phục tồn tại này công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hoặc phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong các tháng tiếp theo.
VD: Dự kiến chi phí sửa chữa lớn một TSCĐ ở phân xưởng sản xuất chung là 480.000.000 đồng trong năm 2008, khi đó mỗi tháng trong năm sẽ trích trước 40.000.000 đồng vào chi phí sản xuất chung. Kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 40.000.000 đồng Có TK 335 : 40.000.000 đồng
Khi công trình sửa chữa hoàn thành thì căn cứ giá thành sửa chữa để kết chuyển, giả sử giá thành bằng giá dự kiến và hoàn thành vào tháng 12, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 335 : 480.000.000 đồng Có TK 241 (3) : 480.000.000 đồng
Như vậy, thay vì ghi hết 480.000.000 đồng hi phí sản xuất của tháng 12 thì mỗi tháng trong năm đã gánh chịu chi phí sửa chữa là 40.000.000 đồng. Do đó chi phí của tháng 12 không bị đội lên quá cao và giá thành sản phẩm của các tháng từ đó mà ổn định.