Tình hình tham gia thị trường đất nông nghiệp của thành phố Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 60)

4.1.1.1 Tình hình chung

Kết quả tham gia thị trường đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình với các đơn vị, tổ chức được lấy từ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Tĩnh cho thấy hoạt động của thị trường thuê và cho thuê đất nông nghiệp được người dân tự tiến hành thỏa thuận nên địa phương không can thiệp và quản lý, không có số liệu thống kê của thành phố nên chỉ quan sát qua số liệu điều tra các hộ dân. Hoạt động của thị trường mua và bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp có một số xu hướng cụ thể có thể quan sát thấy như sau:

Thứ nhất, về số công ty, doanh nghiệp tham gia vào mua bán (nhận chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp của các hộ gia đình tham gia vào giao dịch mua bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước, đạt tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 126,43%

Thứ hai, về số hợp tác xã, trang trại tham gia chuyển nhượng QSD đất

nông nghiệp với các hộ gia đình trong ba năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 118,33%.

Thứ ba, về số hộ gia đình tham gia hoạt động chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 112,68 %. Các hộ mua đất nông nghiệp có xu hướng giảm 94,96 %. Điều này phản ánh thực trạng các hộ gia đình có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động trong các hộ, kinh tế của các hộ gia đình thuộc nhóm hộ thuần nông có xu hướng chuyển dịch sang các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ, hay làng nghề,… Do đó nhiều hộ đã chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp được giao của các hộ cho các đơn vị, tổ chức khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51

Bảng 4.1 Tình hình tham gia thị trường mua bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp trên địa bàn

thành phố Hà Tĩnh qua các năm 2012-2014 TT Diễn giải Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ PTBQ (%)

1 Số Công ty, DN tham gia mua (nhận chuyển nhượng QSD) đất NN Đơn vị 7 10 11 126,43 2 Số Trang trại tham gia mua (nhận chuyển nhượng QSD) đất NN Đơn vị 30 35 42 118,33 3 Số hộ gia đình tham gia mua (nhận chuyển nhượng QSD) đất NN Hộ 112 106 101 94,96 4 Số hộ gia đình tham gia bán (chuyển nhượng QSD) đất NN Hộ 1120 1260 1422 112,68 5 Số Hợp đồng mua và bán (chuyển nhượng QSD) đất NN thực hiện Hợp đồng 10 14 23 152,14 6 Số diện tích đất nông nghiệp được bán (chuyển nhượng) Ha 105,77 110,33 145,71 118,19

6.1 Đất trồng lúa, hoa màu Ha 94,88 98,69 131,21 118,48

6.2 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 9,22 10,12 12,66 117,43

6.3 Đất trồng cây lâu năm Ha 1,67 1,52 1,84 106,04

7 Đơn giá trên HĐ chuyển nhượng đất NN trồng cây hàng năm (đ/m2) 40000 48000 43700 105,52

8 Đơn giá thực tế (đ/m2) 24055 25677 27042 106,03

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Thứ tư, về số hợp đồng chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp thực hiện qua ba năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 152,14 %.

Thứ năm, về số diện tích đất nông nghiệp giao dịch chuyển nhượng QSD của các hộ gia đình cho các đơn vị, tổ chức có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 118,19 %. Điều này cũng phản ánh tình hình phát triển kinh tế của thành phố và xu hướng tích tụđất đai hóa với quy mô lớn để sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Thứ sáu, về đơn giá giao dịch trên hợp đồng chuyển nhượng QSD đất

nông nghiệp trồng cây hàng năm. Trình tự giao dịch mua bán được thực hiện theo các quy định của pháp luật nên giá giao dịch trên hợp đồng chuyển nhượng QSD cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật, giá này cũng thay đổi qua các năm do những thay đổi về tình hình kinh tế đất nước cũng như của địa phương. Qua ba năm giá chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 105,52 %, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của đất nước và của địa phương, vì giá cả của các hàng hóa có xu hướng tăng lên qua các năm.

Thứ bảy, về đơn giá thực tế giao dịch hoạt động chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Giá thực tế qua ba năm của thành phố thấp hơn so với giá quy định của nhà nước. Khi cầu vềđất nông nghiệp tăng thì cũng đồng nghĩa với việc giá giao dịch mua bán tăng bởi cung về đất nông nghiệp bị hạn chế về số lượng. Giá giao dịch mua bán đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thực tế có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 106,03 %.

4.1.1.2 Thực trạng tham gia thị trường đất nông nghiệp

a. Đặc điểm chung của các nhóm hộđiều tra

Chủ hộ là người am hiểu về công việc lao động sản xuất, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lao động sản xuất của gia đình hơn các thành viên khác chính. Không ai khác ngoài họ hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tham gia thị trường đất nông nghiệp tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

Bảng 4.2 Thông tin chung của chủ hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Phân theo loại hộ Hộ thuần nông Hộ kiêm Hộ Ngành nghề SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ Hộ 90 100 50 55,56 29 32,22 11 12,22 1.Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 45,81 45,23 46,43 45,77 2.Trình độ VH -Cấp I Người 11 12,22 6 54,55 3 27,27 2 18,18 -Cấp II Người 37 41,11 20 54,05 13 35,14 4 36,36 -Cấp III Người 42 46,67 24 57,14 13 30,95 5 45,45 4.Thu nhập - Khá Hộ 37 41,11 13 26,00 15 51,72 9 81,82 - TB Hộ 40 44,44 26 52,00 12 41,38 2 18,18 - Nghèo Hộ 13 14,44 11 22,00 2 6,90 0 0,00 5.Khẩu BQ/hộ Người 3,81 4,32 3,70 3,40 6.LĐ chính BQ/hộ Người 2,84 2,73 3,03 2,75 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Thứ nhất, tuổi bình quân của người chịu trách nhiệm chính trong sản xuất của các nhóm hộ ở ba xã nghiên cứu là 45,8. Tuổi bình quân đó chứng tỏ họ đã có đầy đủ những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp phù hợp yêu cầu đòi hỏi tính tỉ mỉ, cặn kẽ trong sản xuất. Nhìn chung, các hộ thuộc nhóm thuần nông là những hộ làm ăn và sản xuất nông nghiệp lâu đời và thường có 2 – 3 thế hệ chung sống, mặc dù đã tách hộ nhưng chủ sở hữu ruộng đất vẫn đứng tên bố mẹ. Những hộ ngành nghề, chủ hộ là những người trẻ tuổi, năng động và có trình độ. Đại đa số các chủ hộ có trình độ cấp II, III đồng thời họ cũng là lao động chính trong gia đình.

Thứ hai, trình độ văn hóa và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ có ảnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 dân dễ dàng tiếp cận những thông tin mới về sản xuất hơn, cũng như mạnh dạn sử dụng những hình thức sản xuất kinh doanh tiến bộ hơn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhóm hộ có trình độ văn hóa cao nhất trong số nhóm hộ điều tra là nhóm ngành nghề dịch vụ 81,82% số hộ có trình độ văn hóa từ cấp II trở lên, đây là một thuận lợi lớn là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định sản xuất kinh doanh của hộ. Cụ thể, điều tra 11 hộ ngành nghề dịch vụ thì có 4 chủ hộ trình độ cấp II và 5 chủ hộ trình độ cấp III, còn lại 2 chủ hộ là trình độ cấp I (thậm chí chỉ học đến lớp 3 hoặc lớp 4) ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định phát triển sản xuất kinh doanh của hộ, không những thế còn hạn chế đến sự hiểu biết về sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả, họ mang nặng tính bảo thủ trì trệ, khó thay đổi.

Thứ ba, số hộ khá giàu chủ yếu tập trung ở nhóm hộ ngành nghề hoặc hộ kiêm còn hộ nghèo tập trung chủ yếu ở nhóm hộ thuần nông. Tỷ lệ chung trong các hộ điều tra có 41,1% hộ khá; 44,4% hộ trung bình; 14,4% hộ nghèo. Hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhiều nhất thường là những hộ thuộc nhóm thuần nông (chiếm 22%) đây là những hộ đông khẩu ăn lại hay ốm đau bệnh tật, gặp rủi ro trong cuộc sống. Với tỷ lệ trên 80% số hộ thuần nông đạt loại khá, trung bình cho thấy các hộđã biết tổ chức, sắp xếp hợp lý các nguồn lực đểđem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện chỉ dựa vào đất đai là chính. Ngoài phần đất được giao một số hộđã tiến hành các giao dịch trên thị trường đất như thuê đất, cho thuê đất… để tăng diện tích sản xuất.

Thứ tư, bình quân số lao động/hộở nhóm thuần nông là 2,73 lao động/hộ và trong số lao động này thì lao động nông nghiệp bình quân/hộở hộ thuần nông có tỷ lệ là 2,43 lao động. Đối với nhóm hộ ngành nghề dịch vụ có bình quân lao động/hộ là 2,73 lao động, trong đó lao động nông nghiệp bình quân/hộ là 1,07. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn nên tuy các hộ thuộc loại hộ ngành nghề nhưng họ vẫn chưa thật sự tách khỏi sản xuất nông nghiệp, họ vẫn sản xuất nhưng không quan tâm đầu tư vào sản xuất mà chỉ coi đó là ngành thứ yếu đem lại thu nhập cho gia đình. Nhóm hộ kiêm có bình quân lao động/hộ là 3,03 lao động trong đó bình quân lao động nông nghiệp/hộ là 2,5 lao động, loại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 hộ này thường tranh thủ những thời điểm nông nhàn, thời gian rỗi trong ngày làm nghề phụ tăng thu nhập cho gia đình.

Như vậy, việc nắm bắt tình hình chung của các hộ điều tra giúp chúng ta có nhận định chung về tình hình cơ bản của các hộ nông dân và có tác động không nhỏ tới quá trình tham gia giao dịch trên thị trường đất nông nghiệp.

b. Tình hình tham gia thị trường đất nông nghiệp của các hộđiều tra

Bảng 4.3 Tình hình tham gia thị trường đất nông nghiệp của các nhóm hộ

Chỉ tiêu

Hộ thuê đất Hộ cho thuê đất Hộ mua đất Hộ bán đất SL (hộ) (%) CC (hSL ộ) (%) CC (hSL ộ) (%) CC (hSL ộ) (%) CC Tổng số 24 26,67 31 34,44 20 22,22 12 13,33 1. Thuần nông 20 40,00 5 10,00 16 32,00 8 16,00 2. Kiêm 4 13,79 16 55,17 4 13,79 2 6,89 3. Ngành nghề - - 10 90,91 - - 2 18,18 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ, 2015)

Hiện nay, các địa phương trong thành phốđã thực hiện giao ruộng đất cho hộ nông dân để họ thực hiện các quyền của mình trên đất và các hoạt động giao dịch trên thị trường ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là hoạt động giao dịch thuê – cho thuê đất.

Đối với giao dịch mua – bán (chuyển nhượng QSD) đất: So với giao dịch

thuê – cho thuê đất diễn ra ngày càng mạnh thì hoạt động mua – bán đất nông nghiệp lại diễn ra ít hơn trong các hộđiều tra trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Có 20/90 hộ tham gia mua đất chiếm 22,22%, có 16 hộ thuộc nhóm thuần nông và 4 hộ thuộc nhóm hộ kiêm. Các hộ này có tiềm lực kinh tế nên mua thêm đất để mở rộng quy mô sản xuất của gia đình, xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất nông nghiệp mới, họ mua những mảnh đất gần với diện tích được giao để thuận lợi cho việc trông coi quản lý. Có 12/90 hộ tham gia bán đất chiếm 13,33%, chủ yếu là thuộc nhóm hộ thuần nông, các hộ này thường gặp khó khăn trong cuộc sống hay chuyển chỗ ở nên họ mới bán đất, hoặc họ bán đất ở những nơi không thuận tiện để mua những thửa gần nhà, thửa đất tốt hoặc những thửa gần các thửa của mình, khoanh vùng sản xuất là hoạt động được nhiều hộ nông dân tham gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

Đối với giao dịch thuê – cho thuê đất: Trong số 90 hộ điều tra có 24/90 hộ

thuê đất để sản xuất chiếm 26,67% và 31/90 hộ cho thuê đất để sản xuất chiếm 34,44%. Các hộ đi thuê đất chủ yếu là nhóm hộ thuần nông, các hộ kiêm và hộ ngành nghề không thuê thêm đất. Hộ thuần nông có thu nhập chính từ lúa màu, mọi khoản chi tiêu của họ đều phụ thuộc vào nông nghiệp. Các hộ thuần nông có tiềm lực về kinh tế, có kỹ thuật, có kinh nghiệm, có đông lao động hoặc những hộ có con cái học ở các trường gần nhà có thể tham gia phụ giúp gia đình trong việc cấy, gặt đều thuê thêm đất để tăng diện tích đất canh tác, thuận tiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm tăng thu nhập cho gia đình. Các hộ cho thuê đất chủ yếu là các hộ kiêm và hộ ngành nghề và một số ít nhóm hộ thuần nông cho thuê đất.

Bảng 4.4 Tình hình tham gia thị trường đất nông nghiệp tại ba xã điều tra Chỉ tiêu Xã Thạch Môn Xã Thạch Đồng Xã Thạch Hạ Chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1. Hộ thuê đất 12 40,00 10 33,33 2 7,41 24 27,59 2. Hộ cho thuê đất 3 10,00 12 40,00 16 59,26 31 35,63 3. Hộ mua đất 10 33,33 7 23,33 3 11,11 20 22,99 4. Hộ bán đất 5 16,67 1 3,33 6 22,22 12 13,79 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Đối với giao dịch mua – bán (chuyển nhượng QSD) đất: Hoạt động mua

(nhận chuyển nhượng QSD) đất diễn ra chủ yếu ở xã Thạch Môn có 10/30 hộ chiếm tỷ lệ 33,33%, chủ yếu là những hộ có điều kiện cơ sở vật chất, có lao động, có tiềm lực kinh tế và họ làm nông là chủ yếu nên họ mua thêm đất mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tăng sản lượng, nâng cao đời sống. Hoạt động bán (chuyển nhượng QSD) đất diễn ra chủ yếu ở xã Thạch Hạ chiếm tỷ lệ 22,22%, đây là xã có nhiều hộ làm ngành nghề nên họ có xu hướng bán bớt một số diện tích đất không dùng đến của gia đình nhằm tập trung nguồn vốn vào các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Đối với giao dịch thuê – cho thuê đất: Hoạt động thuê đất diễn ra chủ yếu

ở xã Thạch Môn có 12/30 hộ chiếm tỷ lệ 40% và xã Thạch Đồng có 10/30 hộ chiếm tỷ lệ 33,33%, đây là hai xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chính nên số hộ tham gia thuê đất mở rộng diện tích canh tác nhiều hơn xã Thạch Hạ. Hoạt động cho thuê đất diễn ra chủ yếu ở xã Thạch Hạ có 16/30 hộ chiếm tỷ lệ 59,26%, đây là xã gần trung tâm thành phố và có tỷ lệ hộ kiêm và hộ ngành nghề cao, họ có xu hướng cho thuê bớt diện tích đang canh tác để có điều kiện tập trung vào các ngành nghề khác nên số lượng hộ tham gia hoạt động cho thuê đất nhiều hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)