Tổng diện tích đất trên thế giới năm 2013 là 14.777 triệu ha, với 1.752 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đất đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.
Hằng năm trên thế giới diện tích canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Diện tích đất nông nghiệp hàng năm trên thế giới tăng không đáng kể trong khi dân số thế giới hàng năm tăng nhanh nên diện tích bị thu hẹp, sa mạc hóa bạc màu vì khai thác quá mức, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Khoảng 40% đất nông nghiệp bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hóa do biến đổi khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Thị trường đất đai tại các nước tư bản phát triển nơi quá trình tích tụđất đai đạt trình độ cao hiện nay cũng mang tính độc quyền cao (Nguyễn Thị Thảo, 2014).
Ở Trung Quốc, một nước mà thị trường đất đai cũng bị ràng buộc bởi các luật lệ về quyền sở hữu thì tiềm năng thị trường này cũng khá lớn. Tỷ lệ ruộng đất thuê mướn trong tổng diện tích đất canh tác ở Trung Quốc tăng lên liên tục, diện tích đất thuê đã chiếm hơn 10% cả nước, có tỉnh Triết Giang đất cho thuê đã chiếm tới 30% diện tích năm 2007. Nhờ đó, quy mô ruộng đất/hộ của Trung Quốc từ năm 2000 đến nay có xu hướng tăng lên, đảo ngược quá trình giảm đều suốt 15 năm trước. Số hộ cho thuê đất thấp hơn số hộ đi thuê đất. Diện tích đất cho thuê cũng thấp hơn. Do có nhiều hộ thuê đất của các tổ chức, nông lâm trường, doanh nghiệp, chính quyền địa phương (Đặng Kim Sơn, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 Một số nước đang phát triển trên thế giới đã và đang thi hành một số chính sách nhằm điều chỉnh thị trường đất theo hướng giảm bớt tốc độ và quy mô tích tụđất đai, như là một quy luật tất yếu của sở hữu tư nhân vềđất đai trong nền kinh tế thị trường. Đểđảm bảo cho nông dân có ruộng, chính phủ nhiều nước đã đề ra chính sách hạn điền, nhiều nước vẫn còn hạn chế quyền chuyển nhượng đất đai.
Ở Anbani, đất nông nghiệp được coi là thuộc sở hữu của các gia đình nông dân theo pháp lệnh đất đai từ năm 1991, nhưng cho tới năm 1995 việc bán đất được coi là bất hợp pháp và trên thực tế cho tới nay vẫn chưa có thủ tục hợp pháp nào để bán đất nông nghiệp. Những người đã nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng không sử dụng đất nông nghiệp trong vòng một năm thì đương nhiên bị tước đoạt quyền sử dụng mảnh đất đó.
Ở Rumani, một số mảnh đất bị quy định không được ban trong vòng 10 năm và một số các mảnh đất khác bị quy định không được bán vĩnh viễn, và trong một số trường hợp cụ thể, Nhà nước có thể bắt buộc chủ sở hữu bán đất cho mình.
Ở Bungari, các doanh nghiệp không được quyền chuyển nhượng những mảnh đất nhận được từ tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang chuyển theo hướng dân chủ và công bằng, chính sách điều chỉnh sở hữu ruộng đất nhằm giảm bớt quy mô tích tụ đất của các nước đang phát triển rất đáng phân tích tham khảo trong quá trình hình thành và quản lý thị trường đất đai ở Việt Nam.
Xu hướng cho thuê đất đai để phát triển được coi là biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất. Ngay trong thời kỳ Chủ nghĩa Xã hội giáo điều, nhiều nước đã ngăn cản việc mua bán đất thì ở Nam Tư và Ba Lan luật pháp vẫn cho phép tư nhân thuê ruộng. Ở một số nước như Ba Lan, Nam Tư, Hungari, Bungari các cơ sở kinh doanh tư nhân, cá thể có thể thuê ruộng hay một số khu đất để kinh doanh. Việc cho phép thuê đất và mua bán ruộng đất đã giúp cho nông nghiệp các nước này năng động hơn và được coi là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Hồ Thị Lam Trà, 2005).
Ở Thái Lan 30 năm trước, có thời gian đất nông nghiệp tăng đột biến. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để thay đổi cuộc sống. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn),
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 diện tích canh tác có sẵn, Thái Lan nhanh chóng thực hiện hóa được ước mơ trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu của thế giới.
Ở Campuchia xuất hiện tình trạng nông dân bán đất để giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt do điều kiện canh tác khó khăn khiến người nông dân không đủ ăn trên mảnh đất của mình. Chính điều này làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bán đất, thiếu đất canh tác.