Lý do tham gia thuê đất của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ Kiêm Hộ ngành nghề Tổng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ thuê đất 20 100 4 100 - - 24 100 1.Gần ruộng gia đình đang canh tác 5 25,00 1 25,00 - - 6 25,00 2. Có lao động nông nghiệp là chủ yếu 12 60,00 3 75,00 - - 15 62,50 3. Có kinh nghiệm, truyền thống SXNN 4 20,00 1 25,00 - - 5 20,83 4. Có vốn, kỹ thuật 4 20,00 1 25,00 - - 5 20,83

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2015)

Gần ruộng gia đình đang canh tác (6 hộ, tương ứng 25% hộ tham gia thuê

đất). Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa diện tích đất nông nghiệp đã giúp cho diện tích các thửa ruộng của bà con nông dân lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên do sự khác biệt khá lớn về tính chất đất nên sau dồn đổi mỗi hộ vẫn có từ 5- 6 thửa ruộng. Do ruộng đất nhỏ, lẻ gây rất nhiều khó khăn cho người nông dân như trong vấn đề đi lại thăm đồng, di chuyển giữa các ruộng với nhau, người nông dân sẽ phải phân bố các nguồn lực sao cho hợp lý nhất, các chi phí đầu vào chi phí trung gian cho quá trình sản xuất cũng phải lớn hơn mức bình thường nên nhiều hộ thuê thêm những diện tích đất xung quanh diện tích đất nhà mình để giảm được tất cả các chi phí không cần thiết đó.

Có lao động nông nghiệp là chủ yếu và trình độ không cao. Nguyên nhân

chính của việc đi thuê đất là do trình độ của người lao động không cao, không giỏi nên họ không có khả năng ra ngoài làm việc. Cụ thể, trong 24 hộ thuê đất thì có tới 15 ý kiến (chiếm 62.5% hộ tham gia thuê đất). Đối với những người thuộc nhóm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 này do họ không được đào tạo về ngành nghề, không thể tìm được việc nào phù hợp nên thu nhập của họ thấp trong khi cuộc sống hàng ngày đòi hỏi nhiều chi phí tốn kém, với tiền công của họ không đủđể chi tiêu sinh hoạt.

Có kinh nghiệm, truyền thống SXNN (5 hộ chiếm 20,83% số hộ thuê đất).

Nghề lúa là một nghềđã tồn tại từ rất lâu đời từ khi sinh ra lớn lên những người dân nơi đây đã biết và nhận thức được rằng sản xuất nông nghiệp và trong đó quan trọng nhất là cấy lúa là 1 điều không thể thiếu của mỗi gia đình, nó không chỉ là nguồn cung cấp lương thực cho con người mà còn đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những hộ nông dân này đã có nhiều năm trong nông nghiệp, kinh nghiệm dồi dào cùng với nghề nghiệp ăn sâu vào xương máu nên họ sẽ không bỏ ruộng đất của mình.

Có vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm (5 hộ, tương ứng 20.83% hộ tham gia thuê

đất). Khi hộ nông dân có vốn, có kỹ thuật trong việc làm nông, họ sẽ có đủđiều kiện để phân bố các nguồn lực và các chi phí cho đầu tư sản xuất nên nhiều hộ thuê thêm đất để mở rộng quy mô, tăng gia sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa đời sống.

*Ý kiến của hộ nông dân về vấn đề thuê đất nông nghiệp

Không có hộ nào phản ánh khó khăn trong hoạt động thuê đất. Lý do, cả hai bên đều tình nguyện thuê và cho thuê đất và thỏa thuận từ trước theo giá và phương thức thanh toán theo làng xóm, theo giá đã có trước đó nên họ đều tạo điều kiện thuận lợi cho nhau. Khi diện tích nông nghiệp ngày càng giảm, dân số tăng, diện tích đất trung bình của hộ không nhiều, nhu cầu thuê và cho thuê diện tích đất không chênh lệch nhiều. Vì vậy sau khi thuê đất sản xuất của hộ cũng không thay đổi nhiều. Mặt khác hơn 50% số hộ cho rằng sau khi thuê đất đã đem lại một số thuận lợi như thuê được mảnh gần diện tích đã có, hay những mảnh có giao thông, thủy lợi thuận tiện hơn cho sản xuất.

4.1.3.3 Cung thị trường thuê – cho thuê đất nông nghiệp

Để có đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp đồng thời tránh tình trạng đất đai bị bỏ hoang hóa không sử dụng cần phải thúc đẩy phát triển thị trường đất nông nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có sự giao dịch đất đai từ các hộ làm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 ngành nghề dịch vụ, hay đi làm nghề khác không sử dụng đất đai vào sản xuất để tập trung vào tay những hộ làm nông nghiệp giỏi có hướng làm giàu từ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)