Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh làm địa điểm nghiên cứu của đề tài. Vì đất đai dịch chuyển theo sự dịch chuyển các yếu tố sản xuất khác và mức độ sản xuất hàng hóa nên để có được số liệu làm cơ sở tính toán, phân tích và đánh giá để đi đến những kết quả nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn ba xã của thành phố Hà Tĩnh để tiến hành điều tra. Ba xã này có tình hình giao dịch thuê – cho thuê, mua – bán đất nông nghiệp là khác nhau và có mức độ phát triển hàng hóa khác nhau đó là:
Bảng 3.5 Một số thông tin về xã điều tra
Đặc điểm Thạch Môn Thạch Đồng Thạch Hạ Diện tích 2013(ha) 553,86 336,51 769,97 Dân số ( người) 3.386 4.041 6.396 Phát triển theo hướng hàng hóa Chưa tốt Chưa tốt Tốt Đặc điểm địa bàn Là xã thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Xã hiện nay đã có thêm nhiều hộ tham gia cho thuê, thuê đất nông nghiệp. Là xã thuần nông, có lao động di cư ra các đô thị tìm kiếm việc làm nhiều. Hoạt động giao dịch thị trường đất còn ít. Là xã gần trung tâm của thành phố thuận lợi cho các hoạt động phi nông nghiệp. Xã có nhiều hoạt động giao dịch đất nông nghiệp. 3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Những thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Chúng tôi thu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 thập số liệu này qua các nguồn, các kênh khác nhau. Các nguồn này được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6 Các nguồn thu thập số liệu
STT Nội dung số liệu Nguồn thu thập các số liệu
1 Các số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, dân số, lao động,… của TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Văn phòng thống kê của thành phố, phòng TN và MT, phòng nông nghiệp và các báo cáo tổng kết tình hình sử dụng đất nông nghiệp, công tác phát triển kinh tế hằng năm 2 Các số liệu về tình hình kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu, dân số, lao động…của các xã nghiên cứu Văn phòng thống kê của UBND thành phố, phòng nông nghiệp và từ văn phòng thống kê của UBND các xã nghiên cứu
3 Phần tổng quan tài liệu nghiên cứu
Số liệu được thu thập từ các báo cáo, tạp chí, sách, các báo cáo của trung ương cũng như của địa phương, các trang Website điện tử…
3.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Thông qua điều tra phỏng vấn:
- Đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là các hộ nông dân
- Phương pháp chọn hộ điều tra: Chọn hộđiều tra là công tác có liên quan chặt
chẽ tới mức độ chính xác, tính đại diện cho đề tài. Vì thị trường mua bán đất nông nghiệp diễn ra chậm và quan sát khó, không phỏng vấn được người mua trong trường hợp họ không có mặt tại địa phương. Nên việc chọn hộđiều tra theo tiêu chí phi ngẫu nhiên:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 + Đối với hộ nông dân: chọn hộ đại diện cho thôn theo 3 tiêu thức là hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ NNDV.
+ Đối với cán bộ: lựa chọn các cán bộ trực tiếp quản lý các hoạt động của thị trường đất nông nghiệp.
+ Số lượng hộđiều tra:Chọn 30 hộ/xã và 6 cán bộ/xã.
Bảng 3.7 Số hộđược lựa chọn tại các điểm điều tra
Xã Hộ thuần nông Hộ kiêm Hộ DVNN Tổng
Thạch Môn 25 2 3 30
Thạch Đồng 23 5 2 30
Thạch Hạ 2 22 6 30
Cộng 50 29 11 90
- Nội dung điều tra:
+ Đối với cung ra thị trường (bán, cho thuê): tổng số hộđiều tra 30 hộ/xã (bao gồm cả hộ bán,cho thuê và hộ không bán, cho thuê). Theo các chỉ tiêu: số hộ muốn bán, cho thuê đất (hộ); diện tích muốn bán, cho thuê (m2); diện tích đất còn lại sau khi bán, cho thuê (m2); phương thức thanh toán bằng tiền, bằng thóc, bằng lao động; lý do bán, cho thuê đất do thiếu lao động, do điều kiện canh tác, do thu nhập từ nông nghiệp thấp, do cần tiền; quan hệ giữa các bên tham gia thị trường: anh em hay người ngoài; thời hạn tham gia thị trường (năm).
+ Đối với cầu thị trường (mua, thuê vào): tổng số hộ điều tra 30 hộ/xã (bao gồm cả hộ mua, thuê vào và hộ không mua, thuê vào). Theo các chỉ tiêu: số hộ muốn mua, thuê đất (hộ); diện tích muốn mua, thuê đât (m2); diện tích đất sau khi mua, thuê đất (m2); phương thức thanh toán bằng tiền, bằng thóc, bằng lao động; lý do mua, thuê đất: hộ có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp; hộ tận dụng phương tiện kỹ thuật hiện có cho sản xuất nông nghiệp; hộ có lao động nông nghiệp là chủ yếu, quan hệ giữa các bên tham gia thị trường: anh em hay người ngoài; thời hạn tham gia thị trường (năm).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 + Thiết kế bảng câu hỏi để điều tra các hộ nông dân, bảng hỏi gồm những câu hỏi phù hợp với người nông dân về mua bán, thuê và cho thuê đất nông nghiệp.
+ Phỏng vấn trực tiếp nông dân, tiến hành sử dụng bảng câu hỏi để trực tiếp nói chuyện và điều tra người nông dân trên địa bàn. Tìm hiểu các thông tin trong phiếu điều tra và nói chuyện với người nông dân để có thể biết thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu.
+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo địa phương, những người có chuyên môn.
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: dựa vào các số liệu đã công bố chúng tôi
tổng hợp, đối chiếu, để chọn ra những thông tin phù hợp với nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: các thông tin cơ bản về hộ như tuổi,
trình độ, số nhân khẩu, lao động…; thông tin về diện tích đất mua bán, thuê và cho thuê... Số liệu được tổng hợp xử lý qua tính toán và trên máy tính với phần mềm Excel.
3.2.6 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: từ các thông tin thu thập được, tiến hành
tính toán các chỉ tiêu nhằm mô tảđược hoạt động mua bán, thuê và cho thuê đất nông nghiệp của hộ dân. Từđó tiến hành phân tích hoạt động của thị trường đất nông nghiệp.
Tiêu thức phân tổ: Trong tổng số 90 hộ nông dân được điều tra để có thểđánh
giá đúng mức độ tham gia giao dịch thuê – cho thuê, mua – bán đất nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp của từng loại hộ nông dân trên địa bàn thành phố dựa vào mức độ tham gia của các ngành kinh tế chúng tôi phân 90 hộ nông dân được điều tra thành ba loại hộđó là hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ nông nghiệp dịch vụ, trong đó:
Hộ thuần nông là những hộ nguồn thu nhập của hộ chủ yếu từ các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, chủ yếu hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn thu từ các hoạt động khác đóng góp không đáng kể gần như không có.
Hộ kiêm là những hộ ngoài nguồn thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi còn có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 hoạt động buôn bán, dịch vụ, ngành xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp.
Hộ nông nghiệp dịch vụ là những hộ các nguồn thu chính của gia đình là
từ các hoạt động dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp, nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu nhập của hộ.
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh giữa các nhóm hộ với nhau, giữa
các mốc thời gian, từ đó phản ánh tình hình biến động về quy mô diện tích, số mảnh. Qua đó, phân tích hoạt động mua bán, thuê và cho thuê đất nông nghiệp của hộ dân.
- Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn): tiến hành đi nghiên cứu
thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn các cán bộ nông dân cơ sở tại địa phương để thu thập những thông tin liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
3.2.7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ các hộ tham gia vào thị trường đất nông nghiệp + Tỷ lệ hộ tham gia cung ra thị trường (bán, cho thuê đất)
+ Tỷ lệ hộ tham gia cầu thị trường (mua, thuê vào đất)
+ Diện tích đất canh tác của các hộ tham gia cung ra thị trường (bán, cho thuê đất)
+ Diện tích đất canh tác của các hộ tham gia cầu thị trường (mua, thuê vào đất): (m2) + Mối quan hệ giữa tác nhân tham gia thị trường: Anh em; người ngoài. + Giá cả và hình thức thanh toán: trả trước; trả sau.
+ Địa điểm và thời gian tham gia thị trường (năm) + Nguồn thông tin của thị trường
+ Chỉ tiêu phản ánh lý do cung ra thị trường (bán, cho thuê đất): do thiếu lao động; do điều kiện canh tác; do thu nhập từ nông nghiệp thấp; do cần tiền.
+ Các chỉ tiêu phản ánh lý do cần mua, thuê đất: hộ có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp; hộ tận dụng phương tiện kỹ thuật hiện có cho sản xuất nông nghiệp; hộ có lao động nông nghiệp là chủ yếu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 + Trình độ học vấn của hộ
+ Số lao động nông nghiệp của hộ + Diện tích đất canh tác của hộ
- Nhóm chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp
+ Chỉ tiêu về nhóm nhân tố tự nhiên: vị trí, cơ sở hạ tầng...
+ Chỉ tiêu về nhóm nhân tố kinh tế - xã hội: lao động, vốn, khả năng mở rộng sản xuất.
+ Chỉ tiêu về nhóm nhân tố thể chế chính trị, khung pháp lý, pháp luật cung, cầu về đất nông nghiệp, chính sách đất đai, thủ tục hành chính thực hiện chuyển nhượng QSD đất NN...
+ Chỉ tiêu về nhóm nhân tố tham gia vào hoạt động của thị trường chuyển nhượng QSD đất NN: cung cầu, giá cả, thông tin.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh
4.1.1 Tình hình tham gia thị trường đất nông nghiệp của thành phố Hà Tĩnh
4.1.1.1 Tình hình chung
Kết quả tham gia thị trường đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình với các đơn vị, tổ chức được lấy từ phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Tĩnh cho thấy hoạt động của thị trường thuê và cho thuê đất nông nghiệp được người dân tự tiến hành thỏa thuận nên địa phương không can thiệp và quản lý, không có số liệu thống kê của thành phố nên chỉ quan sát qua số liệu điều tra các hộ dân. Hoạt động của thị trường mua và bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp có một số xu hướng cụ thể có thể quan sát thấy như sau:
Thứ nhất, về số công ty, doanh nghiệp tham gia vào mua bán (nhận chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp của các hộ gia đình tham gia vào giao dịch mua bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên năm sau cao hơn năm trước, đạt tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 126,43%
Thứ hai, về số hợp tác xã, trang trại tham gia chuyển nhượng QSD đất
nông nghiệp với các hộ gia đình trong ba năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 118,33%.
Thứ ba, về số hộ gia đình tham gia hoạt động chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 112,68 %. Các hộ mua đất nông nghiệp có xu hướng giảm 94,96 %. Điều này phản ánh thực trạng các hộ gia đình có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu lao động trong các hộ, kinh tế của các hộ gia đình thuộc nhóm hộ thuần nông có xu hướng chuyển dịch sang các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ, hay làng nghề,… Do đó nhiều hộ đã chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp được giao của các hộ cho các đơn vị, tổ chức khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
Bảng 4.1 Tình hình tham gia thị trường mua bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Tĩnh qua các năm 2012-2014 TT Diễn giải Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tốc độ PTBQ (%)
1 Số Công ty, DN tham gia mua (nhận chuyển nhượng QSD) đất NN Đơn vị 7 10 11 126,43 2 Số Trang trại tham gia mua (nhận chuyển nhượng QSD) đất NN Đơn vị 30 35 42 118,33 3 Số hộ gia đình tham gia mua (nhận chuyển nhượng QSD) đất NN Hộ 112 106 101 94,96 4 Số hộ gia đình tham gia bán (chuyển nhượng QSD) đất NN Hộ 1120 1260 1422 112,68 5 Số Hợp đồng mua và bán (chuyển nhượng QSD) đất NN thực hiện Hợp đồng 10 14 23 152,14 6 Số diện tích đất nông nghiệp được bán (chuyển nhượng) Ha 105,77 110,33 145,71 118,19
6.1 Đất trồng lúa, hoa màu Ha 94,88 98,69 131,21 118,48
6.2 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 9,22 10,12 12,66 117,43
6.3 Đất trồng cây lâu năm Ha 1,67 1,52 1,84 106,04
7 Đơn giá trên HĐ chuyển nhượng đất NN trồng cây hàng năm (đ/m2) 40000 48000 43700 105,52
8 Đơn giá thực tế (đ/m2) 24055 25677 27042 106,03
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
Thứ tư, về số hợp đồng chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp thực hiện qua ba năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 152,14 %.
Thứ năm, về số diện tích đất nông nghiệp giao dịch chuyển nhượng QSD của các hộ gia đình cho các đơn vị, tổ chức có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 118,19 %. Điều này cũng phản ánh tình hình phát triển kinh tế của thành phố và xu hướng tích tụđất đai hóa với quy mô lớn để sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Thứ sáu, về đơn giá giao dịch trên hợp đồng chuyển nhượng QSD đất
nông nghiệp trồng cây hàng năm. Trình tự giao dịch mua bán được thực hiện theo các quy định của pháp luật nên giá giao dịch trên hợp đồng chuyển nhượng QSD cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật, giá này cũng thay đổi qua các năm do những thay đổi về tình hình kinh tế đất nước cũng như của địa phương. Qua ba năm giá chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp trồng cây hàng năm có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 105,52 %, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế của đất nước và của địa phương, vì giá cả của các hàng hóa có xu hướng tăng lên qua các năm.
Thứ bảy, về đơn giá thực tế giao dịch hoạt động chuyển nhượng QSD đất nông nghiệp trồng cây hàng năm. Giá thực tế qua ba năm của thành phố thấp hơn so với giá quy định của nhà nước. Khi cầu vềđất nông nghiệp tăng thì cũng đồng nghĩa với việc giá giao dịch mua bán tăng bởi cung về đất nông nghiệp bị hạn chế về số lượng. Giá giao dịch mua bán đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thực tế có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân trong ba năm là 106,03 %.
4.1.1.2 Thực trạng tham gia thị trường đất nông nghiệp
a. Đặc điểm chung của các nhóm hộđiều tra
Chủ hộ là người am hiểu về công việc lao động sản xuất, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lao động sản xuất của gia đình hơn các thành viên khác chính. Không ai khác ngoài họ hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tham gia thị