Hoạt động trên thị trường thuê – cho thuê đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

4.1.3.1 Khái quát thị trường thuê – cho thuê đất nông nghiệp của hộ

Hoạt động của thị trường thuê và cho thuê đất nông nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Khi một số hộ cần thêm đất sản xuất còn một số hộ muốn giảm bớt đất sản xất nông nghiệp, những hộ có nhu cầu thuê thêm đất nông nghiệp đã đến đặt vấn đề và tiến tới thuê đất của các hộ nói trên. Ban đầu chỉ có một số hộđi làm ăn xa không thể canh tác thì ruộng đất của họ cho anh em, họ hàng làm. Dần dần, ngày càng nhiều hộ chuyển sang làm việc khác do hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp thấp nên quan hệ thuê và cho thuê lại ruộng đất không chỉ dừng lại ở những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 người thân trong gia đình mà diễn ra thường xuyên giữa những người hàng xóm với nhau với những người có nhu cầu thuê đất nông nghiệp để canh tác.

Cho thuê đất nhằm đáp ứng mong muốn giảm bớt diện tích sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ chuyển sang nghành nghề khác, các nhóm hộ không mặn mà với sản xuất nông nghiệp nữa ... Thuê đất nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ canh tác tại xã. Thuê đất là một trong những biện pháp hiệu quả để tránh tình trạng đất bỏ hoang không có người làm. Mặc dù tầm quan trọng như vậy nhưng thị trường thuê và cho thuê ruộng đất vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, do hoạt động thuê, cho thuê còn mang tính tự phát, người dân tự tiến hành thỏa thuận với nhau, chính quyền hầu như không can thiệp đến và cũng chưa có chính sách nào của địa phương nói về vấn đề này.

4.1.3.2 Cầu thị trường thuê – cho thuê đất nông nghiệp

Đối với hộ có điều kiện về nguồn lực vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất hay lao động nông nghiệp, … Họ có mong muốn mở rộng quy mô sản xuất nên hộ sẽ tiến hành thuê thêm diện tích đất để canh tác.

Thuê đất không những đáp ứng nhu cầu mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ canh tác tại xã mà còn là một trong những biện pháp hiệu quảđể tránh tình trạng đất bỏ hoang không có người làm. Trong 90 hộđiều tra có 24 hộ đi thuê thêm đất chiếm 26,67%. Tỷ lệ hộ thuê dưới quy mô 2 sào chiếm cao nhất là 14/24 hộ, hộ thuê quy mô trên 5 sào chỉ có 2/24 hộ, còn 8/24 hộ thuê từ 2 - 5 sào. Những hộ này thuộc nhóm thuần nông, các hộ kiêm và hộ ngành nghề không thuê thêm đất. Hộ thuần nông có thu nhập chính từ lúa màu, mọi khoản chi tiêu của họđều phụ thuộc vào nông nghiệp nên sau khi được giao đất bình quân theo nhân khẩu và lao động do không tham gia các nghề phụ nhằm nâng cao thu nhập và tận dụng nguồn lao động của gia đình các hộ tiến hành thuê thêm đất để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Họ thuê thêm những thửa đất của người khác liền với thửa của mình hoặc không liền thửa nhưng cùng cánh đồng. Vì vậy, các hộ thuần nông có kỹ thuật, có kinh nghiệm, có đông lao động hoặc những hộ có con cái học ở các trường gần nhà có thể tham gia phụ giúp gia đình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66 trong việc cấy, gặt đều thuê thêm đất để tăng diện tích đất canh tác, thuận tiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm tăng thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.12 Tham gia hoạt động giao dịch thuê đất của nhóm hộđiều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộđi thuê đất Tổng Thuần nông Hộ Kiêm Hộ NN- DV 1. Số hộ Hộ 20 4 - 24 Tỷ lệ % 40,00 13,79 - 26,67 2. Diện tích thuê thêm -Dưới 2 sào Hộ 11 3 - 14 -Từ 2-5 sào Hộ 7 1 - 8 -Trên 5 sào Hộ 2 - - 2 3. Số mảnh đất NN thuê thêm Mảnh 33 6 - 39 4. Hình thức thanh toán 4.1.Thanh toán bằng tiền mặt Hộ 11 3 - 14 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt % 55 75 - 58,33 Giá bình quân 1000đ/ sào/năm 200 200 - 200 4.2. Thanh toán bằng thóc Hộ 9 1 - 10 Tỷ lệ thanh toán bằng thóc % 45 25 - 41,67

Giá bình quân Kg/sào/*

năm 50 50 - 50 5. Thời gian thuê 1 – 3 năm Hộ 12 3 - 15 3 – 5 năm Hộ 8 1 - 9 Trên 5 năm Hộ 0 0 - 0 6. Chi phí giao dịch 1.000đ - Dưới 50.000 đồng Hộ 14 4 - 18 - Từ 60-100.000 đồng Hộ 6 0 - 6 - Trên 100.000 đồng Hộ - - -

7. Quan hệ giữa các bên tham gia

Anh em Hộ 12 3 - 15

Người ngoài Hộ 8 1 - 9

(Nguồn số liệu điều tra, 2015)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

* Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch thuê đất là chi phí để những hộ có nhu cầu thuê đất đến đặt vấn đề và tiến tới thuê đất của các hộ cho thuê. Thực tế, chi phí của mỗi giao dịch không nhiều, chi phí giao dịch là không đồng nếu quá trình thỏa thuận diễn ra ngay trên đường, trên cánh đồng, họ gặp nhau và thiết lập luôn quan hệ thuê và cho thuê. Vì vậy, chi phí giao dịch thuê đất nhiều nhất là 50.000 – 100.000 đồng, thấp nhất là không đồng.

*Phương thức thanh toán và giá thuê

Việc thanh toán chi phí cho thuê chủ yếu dựa vào thỏa thuận của hai bên, có thể bằng thóc hoặc bằng tiền, tùy theo điều kiện của từng hộ. Mức thu còn phụ thuộc vào thửa đất đó tốt hay xấu, mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê. Tỷ lệ thanh toán bằng thóc chiếm 41,67% với mức trả cao nhất với đất thuộc loại 1: 60kg/sào/năm là những mảnh đất được đánh giá là đẹp là tốt, thuận tiện đi lại, giá thấp nhất với đất loại 3: 40kg/sào/năm đối với những mảnh đất được coi là xấu mang lại hiệu quả sản xuất không cao theo điều tra thì giá bình quân hiện nay là 50kg/sào/năm. Tuy nhiên, khi gặp thời tiết xấu, mất mùa hai bên thuê và cho thuê có thể thoả thuận lại với nhau về mức giá này. Nếu trả bằng tiền, họ sẽ tính ra từ giá trị số sản phẩm với giá bán trên thị trường ra số tiền phải thanh toán, mức thu tiền trung bình khoảng 180.000đ/sào/năm. Người đi thuê phải chi trả các khoản lệ phí đi kèm đất thuê như trả sản cho hợp tác, đóng phí thủy lợi...

*Thời điểm, thời gian thuê

Qua điều tra cho thấy thời điểm thuê đất nông nghiệp của các hộ chủ yếu diễn ra trước vụ thu hoạch, các hộ có nhu cầu thuê đất sẽ tìm đến gặp và thỏa thuận thuê đất với các chủ hộ có đất cho thuê. Thời gian thuê phụ thuộc vào nhu cầu và thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê. Thời gian thuê của hoạt động thuê đất thường ngắn chủ yếu từ 1- 3 năm chiếm 60%, không có hộ nào thuê trên 5 năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

*Đầu tư trên đất

Đầu tư trên đất đi thuê của các hộ nông dân thường phụ thuộc nhiều vào thời gian hộ thuê đất. Đối với những hộ thuê đất trong thời gian thuê ngắn (từ 1-3 năm) có ảnh hưởng rất lớn tới mức đầu tư cho phát triển hiện tại và tương lai của nông hộ vào ruộng đi thuê thêm do tâm lý của hộ sợ bón nhiều phân cây trồng hấp thụ sẽ không hết, lượng phân đó sẽ bị giữ lại trong đất họ sợ nếu vụ sau mà họ không thuê được mảnh đất đó nữa thì họ sẽ bị lãng phí mất số phân vẫn còn tồn tại trong đất kia. Do tâm lý đó nên một số hộ chỉ bón đủ lượng phân cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển nếu cây trồng có dấu hiệu xấu như xấu cây mềm cây thì họ mới bỏ thêm phân cung cấp cho cây. Đối với những hộ thuê đất trong khoảng thời gian dài (từ 3 -5 năm), những hộ này mạnh dạn đầu tư trên đất nhiều hơn, nhằm nâng cao năng suất cây trồng cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất của hộ.

*Phương thức thỏa thuận trong thuê đất

Khi hộ nông dân có nhu cầu mở rộng quy mô đất sản xuất nông nghiệp, họ chủđộng đến thương lượng với chủ hộ có mảnh đất họđang hướng tới, trình bày nhu cầu với hộ đó và tiến tới thỏa thuận sao cho cả hai bên đều có lợi. Qua điều tra cho thấy 100% hộ đều tham gia thỏa thuận bằng miệng, không có hợp đồng hay văn bản pháp quy nào, tất cả đều xuất phát từ niềm tin của người cùng xóm, làng, xã. Hiện nay chưa xảy ra bất kỳ một hiện tượng tranh chấp đất đai nào nhưng trong tương lai không có gì đảm bảo tranh chấp sẽ không xảy ra. Phương thức thỏa thuận bằng miệng trong thuê đất là tiện ích, nhanh, gọn và tiết kiệm nhưng rất dễ gặp rủi ro, gặp vấn đề nảy sinh khó giải quyết vì không hề có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào.

*Quan hệ giữa các bên tham gia

Quan hệ giữa các bên tham gia thuê đất phần lớn là anh, em, hàng xóm của họ (chiếm 62,5%) hoặc họ sẽ thuê thêm đất của những hộ họ không quen biết (chiếm 37,5%) nếu họ nhận thấy mảnh ruộng mà họ định thuê mang lại lợi ích cho họ hoặc gần ruộng họđang canh tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

*Diện tích đất canh tác trước và sau khi các bên tham gia thuê đất

Bảng 4.13 Tình hình đất đai của hộ trước và sau khi thuê đất

Chỉ tiêu Diện tích canh tác (m2) BQ diện tích canh tác/hộ (m2) Lúa-màu Cây hàng năm khác

Trước sau Trước sau Trước sau

Tổng số 38.852 71.792 1.540 1.120 1.683 3.038 1. Hộ thuần nông 28.235 56.515 1.540 1.120 1.488,75 2.881,75 2. Hộ kiêm 10.617 15.277 - - 2.654,25 3.819,25

3. Hộ ngành nghề - - - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015)

Diện tích đất lúa – màu của nhóm hộ thuần nông tăng từ 28235 m2 lên 56515 m2, nhóm hộ kiêm tăng từ 10.617 m2 lên 15.277 m2. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chỉ nhóm hộ thuần nông có và không có xu hướng tăng hay giảm. Bình quân diện tích canh tác của hộ trước và sau khi thuê đất cũng có sự thay đổi đáng kể lần lượt là 1.683 m2 và 3.038 m2. Bình quân diện tích canh tác của hộ thuần nông, hộ kiêm trước khi thuê đất lần lượt là 1488,75m2 và 2654,25 m2. Sau khi thuê đất lần lượt là 2881,75 m2 và 3819,25 m2.

Sau khi các hộ tham gia thuê đất, diện tích canh tác lớn hơn và có những phương án mới cho sản xuất của mình, thực hiện luân canh cây trồng hợp lý, phát huy cây vụđông trên đất 2 vụ lúa. Cụ thể, các hộđiều tra đã tận dụng tối đa diện tích canh tác của mình bằng cách trồng 2 vụ lúa với 1 vụ ngô xen lạc, hoặc 2 lúa với rau vụđông. Tuy nhiên, ở hai vụ lúa bà con nông dân sử dụng một cách triệt để diện tích đất nhưng ở vụ màu thì một số hộ nông dân bỏ hoang diện tích đất bãi nguyên nhân là do đất bãi không được phì nhiêu, tơi xốp như đất đồng nên khi canh tác hiệu quả mang lại cũng không cao nên nhiều hộ không muốn làm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

* Lý do tham gia giao dịch thuê đất của các hộđiều tra

Bảng 4.14 Lý do tham gia thuê đất của nhóm hộđiều tra

Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ Kiêm Hộ ngành nghề Tổng SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Tổng số hộ thuê đất 20 100 4 100 - - 24 100 1.Gần ruộng gia đình đang canh tác 5 25,00 1 25,00 - - 6 25,00 2. Có lao động nông nghiệp là chủ yếu 12 60,00 3 75,00 - - 15 62,50 3. Có kinh nghiệm, truyền thống SXNN 4 20,00 1 25,00 - - 5 20,83 4. Có vốn, kỹ thuật 4 20,00 1 25,00 - - 5 20,83

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2015)

Gần ruộng gia đình đang canh tác (6 hộ, tương ứng 25% hộ tham gia thuê

đất). Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa diện tích đất nông nghiệp đã giúp cho diện tích các thửa ruộng của bà con nông dân lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên do sự khác biệt khá lớn về tính chất đất nên sau dồn đổi mỗi hộ vẫn có từ 5- 6 thửa ruộng. Do ruộng đất nhỏ, lẻ gây rất nhiều khó khăn cho người nông dân như trong vấn đề đi lại thăm đồng, di chuyển giữa các ruộng với nhau, người nông dân sẽ phải phân bố các nguồn lực sao cho hợp lý nhất, các chi phí đầu vào chi phí trung gian cho quá trình sản xuất cũng phải lớn hơn mức bình thường nên nhiều hộ thuê thêm những diện tích đất xung quanh diện tích đất nhà mình để giảm được tất cả các chi phí không cần thiết đó.

Có lao động nông nghiệp là chủ yếu và trình độ không cao. Nguyên nhân

chính của việc đi thuê đất là do trình độ của người lao động không cao, không giỏi nên họ không có khả năng ra ngoài làm việc. Cụ thể, trong 24 hộ thuê đất thì có tới 15 ý kiến (chiếm 62.5% hộ tham gia thuê đất). Đối với những người thuộc nhóm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 này do họ không được đào tạo về ngành nghề, không thể tìm được việc nào phù hợp nên thu nhập của họ thấp trong khi cuộc sống hàng ngày đòi hỏi nhiều chi phí tốn kém, với tiền công của họ không đủđể chi tiêu sinh hoạt.

Có kinh nghiệm, truyền thống SXNN (5 hộ chiếm 20,83% số hộ thuê đất).

Nghề lúa là một nghềđã tồn tại từ rất lâu đời từ khi sinh ra lớn lên những người dân nơi đây đã biết và nhận thức được rằng sản xuất nông nghiệp và trong đó quan trọng nhất là cấy lúa là 1 điều không thể thiếu của mỗi gia đình, nó không chỉ là nguồn cung cấp lương thực cho con người mà còn đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Những hộ nông dân này đã có nhiều năm trong nông nghiệp, kinh nghiệm dồi dào cùng với nghề nghiệp ăn sâu vào xương máu nên họ sẽ không bỏ ruộng đất của mình.

Có vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm (5 hộ, tương ứng 20.83% hộ tham gia thuê

đất). Khi hộ nông dân có vốn, có kỹ thuật trong việc làm nông, họ sẽ có đủđiều kiện để phân bố các nguồn lực và các chi phí cho đầu tư sản xuất nên nhiều hộ thuê thêm đất để mở rộng quy mô, tăng gia sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa đời sống.

*Ý kiến của hộ nông dân về vấn đề thuê đất nông nghiệp

Không có hộ nào phản ánh khó khăn trong hoạt động thuê đất. Lý do, cả hai bên đều tình nguyện thuê và cho thuê đất và thỏa thuận từ trước theo giá và phương thức thanh toán theo làng xóm, theo giá đã có trước đó nên họ đều tạo điều kiện thuận lợi cho nhau. Khi diện tích nông nghiệp ngày càng giảm, dân số tăng, diện tích đất trung bình của hộ không nhiều, nhu cầu thuê và cho thuê diện tích đất không chênh lệch nhiều. Vì vậy sau khi thuê đất sản xuất của hộ cũng không thay đổi nhiều. Mặt khác hơn 50% số hộ cho rằng sau khi thuê đất đã đem lại một số thuận lợi như thuê được mảnh gần diện tích đã có, hay những mảnh có giao thông, thủy lợi thuận tiện hơn cho sản xuất.

4.1.3.3 Cung thị trường thuê – cho thuê đất nông nghiệp

Để có đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp đồng thời tránh

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)