2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam
Thị trường đất nông nghiệp, sự tích tụ đất nông nghiệp ở nước ta manh nha hình thành từ thời kì phong kiến, khi Nhà nước phong kiến chia đất cho người dân thì quan lại, những người có thế lực bắt đầu tích tụ ruộng đất, mỗi người có thể sở hữu những đồn điền rộng lớn. Từđó, hình thành giai cấp địa chủ, họ thuê người dân sản xuất nông nghiệp trên ruộng đất của họ, cũng có thể cho nông dân thuê đất để sản xuất, song họ thu lại lợi ích người nông dân làm được trên mảnh đất đó, với mức thu hoa lợi cao. Đây là thời kỳđất đai thuộc sở hữu tư nhân.
Khi nước ta chuyển sang chế độ sở hữu đất đai toàn dân, đối với nông dân, nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Sau giải phóng miền Bắc 1954, nước ta chia đất cho nông dân, đã tạo ra sức bật về sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1960, chúng ta tiến hành tập thể hoá ruộng đất. Chúng ta mong muốn từ nền kinh tế tập thể đó để đi lên sản xuất lớn, mang lại lợi ích cho nông dân. Nhưng thực tế điều này trái với quy luật. Nền nông nghiệp Việt Nam rơi vào khủng hoảng. Từđó, xuất hiện mô hình khoán việc cho nông dân của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú Kim Ngọc. Đến năm 1981 có Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm cho nhóm và người lao động trong điều kiện đất đai vẫn tập thể hóa. Nông nghiệp bắt đầu có bước phát triển nhưng vì đất đai không giao đến hộ nông dân nên đến năm 1983 - 1984 sản xuất nông nghiệp lại đi xuống (Nguyễn Thị Thảo, 2014).
Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sản xuất nông nghiệp tập thể sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đó hộ gia đình được quyền tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 quyết nhiều hơn đối với các hoạt động sản xuất của họ. Trong nền kinh tế thị trường việc sử dụng đất một cách linh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng.
Năm 1993, Luật Đất đai ra đời tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam như bảo đảm quyền sử dụng trên đất, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và thị trường hoá quyền sử dụng đất. Những hạn chế trong qui định vẫn tồn tại và nó kìm hãm việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Một số nghị định đã quy định trong một số hoàn cảnh nhất định thì loại đất nào có thểđược chuyển nhượng và chuyển cho ai. Tuy nhiên, từ khi Luật Đất đai năm 1993 ra đời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đang diễn ra. Các nghiên cứu này cũng cho biết thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai đã diễn ra bất hợp pháp ngay cả trước và sau năm 1993. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai diễn ra không theo pháp luật là do thủ tục đăng kí rắc rối, mất thời gian, không rõ ràng và hành vi cơ hội ở những khu đất ngoại ô hoặc gần đường giao thông liên vùng (Nguyễn Thị Thảo, 2014).
Đến năm 2001, Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi một số điều liên quan đến thẩm quyền định giá đất, quy hoạch và giao đất. Theo Luật này, Chính phủ quy định khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất. Tiếp đó, đến năm 2003, Luật đất đai được hoàn thiện và sửa đổi, quyền của người sử dụng đất được mở rộng hơn, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng hoặc dùng góp vốn để hình thành pháp nhân mới. Bên cạnh đó, thị trường đất nông nghiệp cũng có điều kiện mở rộng phát triển, các giao dịch được công khai, minh bạch.
Hiện tại đất nông nghiệp ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu. Quyền sử dụng đất nói chung được xác định cho từng mảnh cụ thể, thời gian sử dụng và người sử dụng. Những quyền này được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các giao dịch quyền sử dụng đất tạo ra một hệ thống ‘thị trường song song” và có các quyền sử dụng là quyền thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê và đi thuê, mua, bán và gần đây có thêm các quyền khác nhưđược sử dụng giá trị của đất để góp vốn.
Hiện nay, ởĐồng bằng sông Cửu Long, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra lẻ tẻ không đáng kể. Tích tụ ruộng ởđây diễn ra mạnh mẽ nhất từ năm 1980 đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29
đầu năm 2005. Đầu những năm 1980, Nhà nước phân chia lại ruộng đất. Lúc này, giá đất rất rẻ nhưng làm lúa không có lời do năng suất thấp, giá lại thấp. Những năm kế tiếp, lúa chuyển từ một sang 2 vụ. Nhiều nông dân làm lúa lỗ nên phải bán đất. Một số người được cấp đất nhưng không biết làm lúa, đã bán đất để lấy vốn đầu tư vào ngành nghề khác. Trong khi đó, những nông dân làm lúa hiệu quả đã nhịn ăn, nhịn mặc để lấy tiền mua đất. Quá trình mua đất (hay tích tụđất) của nông dân diễn ra thường xuyên nhưng chậm chạp với số lượng nhỏ. Gia đình nông dân phải dành dụm, dùng phần lớn lợi nhuận từ làm lúa, thường rất ít ỏi, rồi vay mượn thêm để mua đất, sau đó làm lúa trả dần (Đặng Kim Sơn, 2008).
Trước đây, Nhà nước cấm mua bán đất ruộng nhưng nông dân vẫn mua bán với nhau bằng cách làm giấy tay. Hiện nay, nông dân được phép bán quyền sử dụng đất. Nhiều nông dân mua được nhiều ruộng đất, khi có một số vốn kha khá đã chuyển sang kinh doanh những lĩnh vực phi nông nghiệp và để có vốn làm ăn, họ phải bán đất. Một số người mua được nhiều ruộng đất.
Hiện nay, nông dân còn làm ruộng là những người sống được với nghề nông, họ không có nhu cầu bán đất. Giá đất rất cao, khoảng 450-500 triệu đồng/ha. Làm 1 ha lúa 2 vụ/năm lời khoảng 20-30 triệu đồng. Nhiều người có tiền nhưng không mua đất vì kinh doanh lĩnh vực khác có lợi nhuận cao hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Người có tiền muốn mua ruộng làm lúa cũng rất khó vì nông dân ít người bán. Cho nên, dù Nhà nước cho phép tích tụđất tự do cũng không tạo ra địa chủ mới (Đặng Kim Sơn, 2008).
2.2.2.2 Hoạt động thị trường đất nông nghiệp ở Việt Nam
Thị trường đất nông nghiệp bao gồm thị trường mua bán quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất đang có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tích tụ đất đai ở nông thôn. Marsh và MacAulay (2002) cho rằng thị trường đất nông nghiệp vẫn còn nhiều trở ngại đòi hỏi cải cách.
Về thị trường thuê đất, theo số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2004, Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộđi thuê cao nhất cả nước với 15,8%, đây là giải pháp bù đắp cho thị trường mua bán quyền sử dụng đất kém linh hoạt của vùng này. Mặt khác đồng bằng sông Hồng là địa bàn có nhiều lao động di cư nhất. Diện tích đi thuê trung bình 1189 m2 chiếm 31% tổng diện tích. Đối với Đồng bằng sông Cửu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 Long có tỷ lệđi thuê cao nhất với 51% nhưng diện tích đi thuê chỉ chiếm 3,6% tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước.
Theo số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2006, tỷ lệ hộ cho thuê đất chỉ ở mức 4,7%. Khu vực đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ thuê đất cao nhất trong cả nước (7,28%). Tỷ lệ hộ khá giả cho thuê đất càng cao, khoảng 11%, cao hơn nhiều tỷ lệ hộ cho thuê đất. Đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có tỷ lệ hộ cho thuê đất cao nhất cả nước (14,15%) (Đặng Kim Sơn 2009).
Về thị trường mua bán quyền sử dụng đất, hoạt động này chủ yếu diễn ra ở khu vực phía Nam. Tỷ lệ hộ mua đất trung bình cả nước là gần12% trong khi đó tỷ lệ này ởđồng bằng sông Cửu Long là 18%. Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ mua đất thấp (6%). Tương tự như thị trường thuê đất, nhóm hộ có thu nhập cao nhất là nhóm có tỷ lệ giao dịch lớn nhất (23%), so với 5% của nhóm thu nhập thấp nhất. Điều đó cho thấy thị trường đất đai vận hành chưa thuận lợi.
Các thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất phiền hà, quy trình thiếu minh bạch làm tốn nhiểu thời gian và chi phí là nguyên nhân của việc chuyển nhượng bất hợp pháp (Humphries 1999 và Ngân hàng thế giới 2008). Ravallion và Van de Walle (2003) cho rằng không thể có thị trường thuê đất năng động nếu không có cải cách. Trong khi đó, Deninger và Jin (2003) nhận thấy chuyển nhượng đất đang tăng lên nhanh chóng khác biệt đáng kể giữa các vùng. Giao dịch cho thuê diễn ra nhiều hơn ở các tỉnh miền Bắc trong khi mua bán lại diễn ra nhiều ở các tỉnh miền Nam (Đặng Kim Sơn, 2009).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Hà Tĩnh có tọa độ địa lý: 180 - 18024’ vĩ độ Bắc, 10o553’- 10o556’ kinh độĐông. Thành phố nằm trên trục đường Quốc lộ 1A cách thủđô Hà Nội 340 km, thành phố Vinh 50km về phía Bắc.
Thành Phố Hà Tĩnh là trung tâm hành chính của tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích tự nhiên 5662,92 ha (chiếm 9% diện tích cả tỉnh), mặc dù diện tích nhỏ nhất so với các huyện thị khác trong tỉnh, nhưng thành phố Hà Tĩnh đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh, giúp gắn kết và tạo sự phát triển bền vững cho các huyện thị khác với các kiến trúc đô thị đan xen với các vùng nông thôn rất đặc trưng.
Ngày 28/5/2007 Chính phủ có Nghị định công nhận Thị xã Hà Tĩnh là Thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Hà Tĩnh có 16 đơn vị hành chính gồm 10 phường, 6 xã: Phường Bắc Hà, Phường Nam Hà, Phường Tân Giang, Phường Trần Phú, Phường Đại Nài, Phường Hà Huy Tập, Phường Thạch Linh, Phường Nguyễn Du, Phường Thạch Quý, Phường Văn Yên, Xã Thạch Môn, Xã Thạch Hạ, Xã Thạch Trung, Xã Thạch Đồng, Xã Thạch Hưng, Xã Thạch Bình.
Vị trí địa lý của thành phố Hà Tĩnh là một thế mạnh tạo cho thành phố những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành kinh tế mũi nhọn đặc thù như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế giữa các huyện, thị trong tỉnh cũng như các tỉnh, thành trong cả nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
Hình 3.1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Tĩnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng phía Đông của dải đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, nhưng địa hình thành phố Hà Tĩnh không đơn giản như một số nơi khác mà bị chia xẻ sâu nhiều bởi tự nhiên và nhân tạo. Địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông, với độ cao trung bình 4,33 m so với mực nước biển, cao độ nền biến thiên từ +0,5m đến +3,0m.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 mùa này nắng nóng, khô hạn kéo dài, nhiệt độ có thể lên tới 400C. Khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 500 mm/ngày đêm. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kéo theo gió lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 70C. Nhiệt độ trung bình năm là 23,80C. Độẩm tương đối bình quân năm 86%, lượng bốc hơi trung bình năm là 66,64 mm, lượng mưa trung bình năm là 2661 mm. Thành phố Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miền Trung. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3 trận bão (1971). Tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, bão thường kéo theo mưa lớn gây ra lụt.
Việc tiêu thoát nước của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Rào Cái. Về mùa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây ngập úng trong thành phố.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, không thể thiếu đối với quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, do đó việc phân bố và sử dụng đất đai như thế nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của thành phố Hà Tĩnh qua 3 năm (2012-2014)
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%)
SL
(ha) (%) CC (ha) SL (%) CC (ha) SL (%) CC 2013/2012 2014/2013 BQ
A TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT 5662,92 100 5662,92 100 5662,92 100,00 100 100,00 100 1 Đất nông nghiệp 3042,6 53,73 2977,22 52,57 2909,48 51,38 97,85 97,72 97,79 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2699,17 88,71 2635,67 88,53 2569,46 88,31 97,65 97,49 97,57 1.2 Đất lâm nghiệp 65,11 2,14 65,11 2,19 65,11 2,24 100,00 100,00 100,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 278,32 9,15 276,44 9,29 274,91 9,45 99,32 99,45 99,38 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
2 Đất phi nông nghiệp 2245,17 39,65 2325,66 41,07 2413,95 42,63 103,59 103,80 103,69
2.1 Đất ở 557,34 24,82 585,17 25,16 623,08 25,81 104,99 106,48 105,73 2.2 Đất chuyên dùng 1219,92 54,34 1271,23 54,66 1319,91 54,68 104,21 103,83 104,02 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 16,22 0,72 17,57 0,76 18,20 0,75 108,32 103,59 105,95 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 68,19 3,04 68,31 2,94 68,61 2,84 100,18 100,44 100,31 2.5 Đất sông suối và mặt nước 383,48 17,08 383,36 16,48 384,13 15,91 99,97 100,20 100,09 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,02 0,00 0,02 0,00 0,02 0,00 100,00 100,00 100,00
3 Đất chưa sử dụng 375,15 6,62 360,04 6,36 339,49 5,99 95,97 94,29 95,13
B MỘT SỐ CHỈ TIÊU
1 Đất nông nghiệp/ Hộ 0,15 0,14 0,13 100,00 93,33 96,61 2 Đất nông nghiệp/ khẩu 0,03 0,03 0,03 100,00 100,00 100,00
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35 Tổng diện tích đất tự nhiên qua các năm 2012, 2013, 2014 của thành phố Hà Tĩnh không thay đổi là 5662,92 ha. Năm 2014, diện tích đã khai thác sử dụng 5323,43 ha (chiếm 94,01%DTTN), diện tích đất chưa sử dụng là 339,49 ha (chiếm 5,99% DTTN).
Đất nông nghiệp năm 2014 là 2909,48 ha, giảm 67,74 ha so với năm 2013 và giảm 133,12 ha so với năm 2012. Diện tích đất nông nghiệp qua các năm đều giảm do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp ngày càng nhiều, để thực hiện các dự án thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu dân cư, thực hiện quá trình đô thị hóa. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đi đồng nghĩa với việc nhiều người dân sẽ mất đi tư liệu sản xuất, lao động mất việc làm. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách