Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thuê và cho thuê đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 97)

*Giá thuê đất

Vì giá thuê đất là do hai bên thuê và cho thuê đất tự thỏa thuận với nhau nên giá thuê đất hợp lý, giữa hai bên sẽ tiến hành giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhau.

*Giá nông sản hàng hóa

Khi giá nông sản hàng hóa tăng kích thích nhu cầu sản xuất để cung ứng nông sản cho thị trường nhiều hơn, nhu cầu cần thêm đất để sản xuất cũng tăng theo, hoạt động thuê đất và cho thuê đất phát triển hơn và ngược lại.

* Mức độ phát triển sản xuất hàng hóa, các khu công nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, sự phát triển của làng nghề, sản xuất hàng hóa, các ngành thủ công mỹ nghệ thu hút sự chú ý của những nông dân. Các ngành nghề có thu nhập cao, đầu tư vào có hiệu quả cao hơn so với trồng lúa nhiều vả lại thu nhập từ làng nghề khá ổn định, không chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 như thời tiết, nắng mưa… và lao động trong làng nghề cũng nhàn hạ hơn lao động trong nông nghiệp rất nhiều nên đã có nhiều nông dân từ bỏ ruộng đất của mình để đi theo làng nghề hay những nghề có thu nhập cao hơn và đỡ vất vả hơn.

Sự xuất hiện của khu công nghiệp cũng kéo theo nhiều tác động đến nông nghiệp nông thôn và nông dân và việc nông dân bỏ ruộng, cho mượn ruộng. Khi các nhà máy, các công ty hay khu công nghiệp xuất hiện thì có nhiều mảnh ruộng, thửa ruộng bị chia cắt xen kẽ và gần khu công nghiệp. Những mảnh ruộng bị chia cắt, chia nhỏ không đủ để canh tác, nó quá nhỏ, phân tán vì vậy đầu tư vào những mảnh ruộng này sẽ không hiệu quả nên những mảnh ruộng này bị bỏ không canh tác nữa. Bên cạnh sự nhỏ lẻ của các mảnh ruộng còn có sự ô nhiễm về khí thải, nguồn nước xung quanh khu công nghiệp, nên những diện tích đất trồng xung quanh khu công nghiệp cũng bị ô nhiễm không thể tiếp tục canh tác được, hơn nữa nó còn có hại cho những người dân canh tác những mảnh ruộng này do phải tiếp xúc với ruộng đất ô nhiễm, nước ô nhiễm và thường xuyên hít phải khí thải độc hại chính. Vì vậy những mảnh ruộng xung quanh khu công nghiệp, nhà máy, công ty bị bỏ hoang không cấy.

*Tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đai hóa đất nước, nông nghiệp nông thôn cũng cần công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những phương thức sản xuất cũ không còn phù hợp với những địa phương phát triển, nên khi những phương thức sản xuất, các thiết bị kỹ thuật không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của bà con nông dân dẫn đến họ từ bỏ mảnh ruộng của mình cũng là điều tất yếu. Vì vậy, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệảnh hưởng đến cung cầu thị trường thuê và cho thuê đất nông nghiệp.

*Chi phí giao dịch

Chi phí giao dịch là khoản chi phí mà người thuê và người đi thuê phải bỏ ra trong quá trình tiến tới giao dịch thuê và cho thuê đất với nhau. Khoản chi phí này cao hay thấp ảnh hưởng đến nhu cầu thuê đất của hộ, nếu chi phí giao dịch cao dẫn đến cầu về thuê đất sẽ giảm và ngược lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

* Chi phí đầu vào

Trong những năm gần đây chi phí cho các nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao trong khi giá lúa gạo tăng chậm chạp không kịp với những biến động của giá phân bón thuốc trừ sâu… Các chi phí này quá cao trong khi từ thời gian chăm sóc đến thời gian thu hoạch lại khá dài, khi thu hoạch rồi muốn có tiền những hộ nông dân này lại phải bán thóc, bán lúa lấy tiền cho nên khi so sánh thu nhập so với chi phí bỏ ra thì các hộ nông dân này đều chán nản với ruộng đất của chính mình.

* Nhận thức của người dân

Thực tếở trên địa bàn, các xã được điều tra và các xã khác trong thành phố rất nhiều hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp trở thành nghề phụ, hầu hết lao động của các gia đình đều tham gia làm việc các khu công nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nhưng do tâm lý sợ rủi ro, sợ mất đất nông nghiệp nên dẫn đến tình trạng nhiều thửa ruộng bị bỏ hoang cả năm hoặc chỉ tiến hành sản xuất một vụ nhưng không cho các hộ khác thuê đất.

Hộp 4.4 Ý kiến của các hộ nông dân về lý do không cho các hộ khác thuê đất

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn người dân địa phương)

Mặc dù, chúng tôi không sản xuất nông nghiệp nhưng cũng không

dám cho người khác thuê mướn, bởi vì khi cho họ thuê mướn họ xây dựng kiên

cố nên sau này lấy lại khó khăn nên đành để ruộng hoang”. Bác Tùng– xã

Thch H -Hà Tĩnh

“Nhà chị có ba lao động, nói thật với em giờ nếu chỉ làm ruộng thì

không đủăn nên anh và cháu lớn đi làm ở khu công nghiệp trên tỉnh, chị tham

gia buôn bán ở chợ ruộng không có ai làm nhưng cho người khác mượn sợ

sau này buôn bán thua lỗ muốn lấy lại làm phức tạp nên thôi cứ thuê người

cấy 1 vụ còn 1 vụ bỏ hoang lấy lúa ăn vậy”. Nguyn Th Hoa- xã Thch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

Bác làm nhiều nghề lắm, mỗi nghề bác làm một ít kiếm thêm thu nhập

cho gia đình nhưng bác chỉ làm vào lúc chưa đến màu vụ chứđến mùa bác lại

nghỉ để tập trung vào nghề nông, nông nghiệp vẫn là nghề chính của bác, thu

nhập thì cũng tạm ổn, nên ai có đất cho thê rẻ thì bác vẫn có nhu cầu thuê

thêm”. Bác Lâm – xã Thch Môn -Hà Tĩnh

“Theo tôi làm nông nghiệp bây giờ cũng chỉ cung cấp lương thực là

chính thôi, chứ nói để làm giàu thì không có đâu. Giờ nhà tôi vẫn làm ruộng

nhưng chỉ làm đủđể phục vụ cho gia đình, cũng không làm nhiều như ngày trước

nữa vì giờ lao động là phải đi thuê với lại tiền giống, tiền phân bỏ ra nhiều, nhưng

thu nhập so với ngành nghề khác thì không lãi bằng, nên tôi thấy nghề nào cho thu

nhập cao hơn thì tôi tập trung làm nghềđó nên diện tích đất nông nghiệp tôi cho

thuê bớt đi so với trước đây”. Ông Bng - xã Thch H - Hà Tĩnh

*Cơ cấu thu nhập

Cây trồng nào có hiệu quả kinh tế cao thì người dân sẽ có xu hướng trồng nhiều hơn, vì vậy thu nhập từ ngành nào nhiều hơn thì người dân sẽ duy trì quy mô sản xuất nông nghiệp đó. Nếu thu nhập từ nông nghiệp thấp hơn các ngành khác thì hộ dân có xu hướng duy trì sản xuất nông nghiệp đủ để cung cấp lương thực cho gia đình, thời gian.

Những hộ có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, họ có xu hướng tập trung nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp nhiều hơn nên họ thuê, mua thêm đất để tăng quy mô diện tích nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Cùng với những lý do như nguồn lao động đủ, điều kiện cơ sở cật chất, kỹ thuật, canh tác thích hợp thì việc tham gia thuê đất, mua đất là điều dễ xảy ra. Những hộ hoạt động chủ yếu là các ngành nghề khác và có nguồn thu chính từ các hoạt động này thì họ có xu hướng cho thuê hay bán bớt diện tích nông nghiệp của mình nhằm tận dụng thời gian, lao động, nguồn vốn tư diện tích đó để tập trung vào sản xuất các ngành nghề có thu nhập cao hơn.

Hộp 4.5 Ý kiến của các hộ nông dân về cơ cấu thu nhập đến việc tham gia thuê và cho thuê đất nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

* Chi phí đầu vào tăng cao

Trong những năm gần đây chi phí cho các nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao trong khi giá lúa gạo tăng chậm chạp không kịp với những biến động của giá phân bón thuốc trừ sâu… Các chi phí này quá cao trong khi từ thời gian chăm sóc đến thời gian thu hoạch lại khá dài, khi thu hoạch rồi muốn có tiền những hộ nông dân này lại phải bán thóc, bán lúa lấy tiền cho nên khi so sánh thu nhập so với chi phí bỏ ra thì các hộ nông dân này đều chán nản với ruộng đất của chính mình.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)