Nguồn thông tin để người mua vàng ười bán gặp nhau

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 69)

STT Diễn giải Chung các hộ Theo xã Số ý kiến (%) CC Thạch Môn Th ạch Đồng Th ạch Hạ Số ý kiến (%) CC kiSốế ý n (%) CC Skiốế ý n (%) CC

1 Người trong gia đình 19 59,37 7 36,84 4 21,05 6 31,58 2 Người quen 11 34,37 6 54,55 4 36,36 3 27,27 3 Thông tin đại chúng 1 3,13 1 100,00 0 0,00 0 0,00 4 Mô giới 1 3,13 1 100,00 0 0,00 0 0,00 5 Thông tin kác 0 0 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng 32 100 15 46,88 8 25,00 9 28,13 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Thứ nhất, về nguồn thông tin từ những người thân trong gia đình. Kết quả cho thấy rằng phần lớn những hộ muốn bán đất và những hộ muốn mua đất nông nghiệp đếu lấy thông tin từ những người thân trong gia đình (chiếm bình quân chung là 59,37%). Qua các mối quan hệ thân thuộc của các gia đình mà đã dẫn đến kết quả là những người muốn bán đất nông nghiệp gặp những người muốn mua đất nông nghiệp. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế là giao dịch hàng hóa ở đây là đất nông nghiệp, mà đất nông nghiệp theo quy định thì cũng có những giới hạn nhất định về việc chuyển nhượng.

Thứ hai, về nguồn thông tin từ phía người quen. Kết quả cho thấy cũng có

rất nhiều các hộ gia đình khi ký kết các hợp đồng mua bán đất nông nghiệp này bắt nguồn từ những thông tin thu thập được của những người thân quen (chiếm bình quân chung là 34,37%). Bởi lẽ ở khu vực nông thôn tính cộng đồng rất cao, các mối quan hệ ở trong một phạm vi nhất định là tương đối đa dạng do đó những người muốn bán đất (nguồn cung) và những người muốn mua đất (nguồn cầu) dễ gặp nhau thông qua các thông tin của những người quen biết.

Ngoài hai nguồn thông tin chủ yếu ở trên còn một số nguồn thông tin khác dẫn đến những người muốn bán (cung) gặp những người muốn nhận mua đất nông nghiệp (cầu) gặp nhau để thực hiện các hoạt động giao dịch, như qua thông tin đại chúng, qua môi giới và qua một số nguồn thông tin khác. Tuy nhiên thì tỷ lệ phần trăm của các nguồn này là nhỏ hơn so với hai nguồn trên vì đây là các giao dịch mua bán đất nông nghiệp khác so với các giao dịch bất động sản khác.

4.1.2.4 Mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia thị trường

Thời kỳ trước, khi giao lưu giữa các vùng chưa phát triển, mối quan hệ của người nông dân chủ yếu hoạt động giao dịch trong phạm vi làng xã. Mặt khác, có thời kì chính sách đất đai quy định chỉ cho phép người cùng xã mới được trao đổi mua bán đất cho nhau thì việc mua bán (chuyển nhượng QSD) đất nông nghiệp chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, dòng họ, làng xã. Khi chính sách về đất đai thay đổi, kinh tế phát triển, sức ép về đất đai ởđô thị lan toảđến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 các vùng thôn quê, nhất là các vùng ngoại thành, đối tượng mua bán (chuyển nhượng) đất đã thay đổi theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố hà tĩnh, tỉnh hà tĩnh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)