Thực trạng lỗi về sử dụng các dấu hiệu giá trị học trong bài tập làm văn

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Thực trạng lỗi về sử dụng các dấu hiệu giá trị học trong bài tập làm văn

tập làm văn

Lựa chọn các chi tiết, hình ảnh mà bản thân nó cũng có giá trị lập luận cũng là cách lập lập luận trong các bài văn. Bởi vì luận cứ trong các bài văn ở lớp 4, 5 là nêu các đặc điểm của sự vật, hiện tượng để tái hiện các sự vật, hiện tượng đó làm cho chúng hiện lên trực tiếp qua các giác quan hướng ngoại hoặc liên tưởng nhằm hướng người đọc đến một kết luận nào đó về sự vật, hiện tượng nên mật độ thực từ xuất hiện rất cao. Trong đoạn văn có nhiều thực từ có nét nghĩa chung nào đó cùng hướng người đọc đến một kết luận. Các thực từ đó là những dấu hiệu giá trị học chủ yếu để nhận ra hướng lập luận.

Đây cũng là một nội dung chúng tôi khảo sát để nắm rõ hơn về thực trạng lỗi về sử dụng các dấu hiệu giá trị học trong các bài văn của học sinh lớp 4, 5. Có tới 56, 78 % số bài, HS còn gặp khó khăn khi chưa biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các dấu hiệu giá trị học.

Việc khai thác các dấu hiệu giá trị học để bài văn để thêm phong phú, giàu hình ảnh, giàu xúc cảm để định hướng lập luận thì có ba cách khai thác, đó là: lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề, sắp xếp các chi tiết miêu tả theo trình tự trước sau có chủ hướng và lựa chọn các từ ngữ miêu tả cùng trường nghĩa. Nhưng các câu văn của HS tiểu học thường là những câu ngắn, đơn giản không có sự trau chuốt và ý nghĩa của câu văn được hiện ngay ở ngôn từ nên trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy việc khai thác dấu hiệu giá trị học các em thường dùng cách 1 và cách 3. Còn cách thứ 2 là sắp xếp các chi tiết miêu tả theo trình tự trước sau có chủ hướng và các biện pháp tu từ như nói giảm, nói quá thì các em chưa đủ trình độ để thực hiện cách này.

Có những đoạn văn, bài văn các em lựa chọn được các chi tiết rất hay cùng làm nổi bật chủ đề mà mình cần nói tới. Ví dụ như là đoạn văn khi tả về

buổi sáng ở vùng quê: “Nhân dịp nghỉ hè về thăm ngoại, tôi đã được thưởng ngoạn một buổi sáng rực rỡ và đầy sức sống trên quê hương thân yêu.

Vào một buổi sớm, tôi thức dậy khi trời còn tờ mờ sáng. Khí trời se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương màu trắng trong. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong sương sớm. Phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng e ấp sau hàng cây. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhẹ nhàng trôi. Những tia nắng vàng nhí nhảnh xen qua kẽ lá chiếu xuống vườn rau lấp lánh như dát vàng…..”

Song bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bài văn có các chi tiết miêu tả chưa phù hợp với chủ đề, đối tượng mà mình muốn hướng tới. Chẳng hạn là bài văn tả về người bà:

“Nếu ai hỏi trên đời này em yêu quý ai nhất em sẽ nói rằng: Em yêu bà nhất!

Bà em năm nay ngoài 60 tuổi. Dáng người bà thon thả, mảnh mai. Khuôn mặt bà hình trái xoan. Làn da bà đã có nhiều nếp nhăn nhưng vẫn trắng hồng. Mái tóc của bà dài, dày màu muối tiêu búi gọn sau gáy. Cặp mắt bồ câu đen láy, lúc nào cũng như cười với mọi người. Miệng nhỏ xinh với hàm răng trắng bóng. Bà thường ăn mặc rất giản dị với quần lụa và áo bà ba. Bà đi lại nhẹ nhàng, cẩn thận nên các bác, các cô ai cũng quý. Mỗi ngày tới trường bà luôn dẫn em đi. Ở nhà bà cũng thường nấu cơm và những món ăn ngon cho em. Em rất yêu quý bà em. Bà cũng thường dạy cho em nhiều bài học hay để em thành người có ích cho xã hội.”

Trong bài văn trên, HS đã tả về bà năm nay đã ngoài 60 tuổi và em đã sử dụng rất nhiều từ ngữ để đặc tả ngoại hình của người bà. Người bà hiện lên trong đoạn văn với những hình ảnh: mặt trái xoan, cặp mắt bồ câu, miệng nhỏ xinh, răng trắng bóng, đi nhẹ nhàng…. Một loạt các từ ngữ đã hiện lên trong bài văn nhưng vấn đề cần nói ở đây là người bà này đã hơn 60

tuổi và những thực từ đó không phù hợp để miêu tả người ở lứa tuổi này. Do đó nó không hướng người đọc tới hình ảnh đó là một người bà 60 tuổi đẹp lão hay nhân hậu.

Có những đoạn văn, bài văn không phải là các em không lựa chọn được các chi tiết miêu tả cùng chủ đề mà do vốn từ quá nghèo nàn nên chỉ nói lên được 2, 3 hình ảnh nên không làm nổi bật, không hướng người đọc đến một kết luận chắc chắn. Hay như khi miêu tả nhân vật trong câu chuyện “Nàng tiên ốc” HS đã viết như sau:

Ngày xưa, có một bà cụ rất nghèo, sống trong một túp lều ven làng. Hàng ngày bà chuyên mò cua bắt ốc ở bờ sông.

Một ngày nọ, bà ra đồng bắt ốc nhưng mãi mà bà chẳng bắt được con nào. Bà buồn rầu định quay về nhưng bà bỗng thấy trước mắt mình một con ốc rất dễ thương, xinh đẹp. Bà thấy vậy liền bắt về nuôi ai mua bà cũng không bán. Bà thả ốc vào chiếc chum trước nhà, mỗi ngày bà đều thay nước cho nó. Một ngày nọ, bà đi ngoài đồng về thấy cơm nước đã được nấu chín, vườn tược được quét sạch sẽ. Bà lấy làm lạ. Ngày hôm sau, bà lại ra đồng, đi được nửa đường bà quay về. Bà đứng núp sau tú lều, bà thấy một nàng tiên dịu dàng đang chăm chỉ làm mọi việc. Bà thấy vỏ ốc nằm bên cạnh chum, bà liền chạy lấy vỏ ốc ném vào bếp và ôm chầm lấy nàng tiên rồi nói: “Con hãy ở đây với ta cho vui cửa, vui nhà nhé!”. Nàng tiên gật đầu và sống hạnh phúc, vui vẻ bên bà cụ.”

Bài văn trên, tuy HS đã kể câu chuyện đảm bảo theo yêu cầu của đề bài và đúng cốt truyện. Tuy nhiên, bài văn chưa tạo được sức hấp dẫn cho người đọc khi chưa miêu tả kĩ về nhân vật trong truyện. Bà cụ là một người nông dân nghèo nhưng những từ ngữ đó chưa cho thấy được điều này, cũng như con ốc mới chỉ dừng lại ở từ “dễ thương, xinh đẹp”. Các em đã miêu tả quá sơ lược về hình ảnh của hai nhân vật mà không biết cách sử dụng các từ miêu tả

cùng chủ đề để làm nổi bật nhân vật của mình. Chẳng hạn với bà cụ có thể sử dụng thêm các từ ngữ: quần áo rách rưới, thân hình ốm yếu gầy gò, chỉ quanh quẩn quanh ruộng để kiếm sống để thấy được sự già cả, nghèo túng của bà. Còn đối với ốc thì có thể sử dụng thêm các từ: to bằng hạt mít, vỏ có gân màu xanh biếc, lấp lánh dưới ánh mặt trời để thấy được con ốc khác hẳn với những con ốc khác.

Đặc biệt, trong quá trình làm bài, các từ xưng hô phù hợp cũng giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng lập luận. Nếu khi tả về một em bé đang tuổi tập đi, tập nói các em sử dụng các từ ngữ xưng hô như: em, bé, cu; hay những tên gọi như: Gấu, Thỏ, Cam….thì sẽ hướng đến được tình cảm tốt đẹp của mình đối với các em nhỏ đáng yêu đó nhưng với đoạn văn sau các em lại sử dụng thêm từ ngữ khác:

“Em trai em tên là Hoàng, nó đang đến tuổi tập đi tập nói. Hôm nay em vừa tròn một tuổi. Ai cũng yêu nó vì là người bé nhất nhà.

Trông em thật là xinh. Tóc tơ đen nhánh, khuôn mặt tròn, bầu bĩnh và hồng hào. Mỗi khi cười bé lại phô ra những chiếc răng sữa trông rất ngộ nghĩnh. Em đang tập đi những bước đi đầu tiên. Bà em thường bảo: “Thằng

bé nghịch như quỷ sứ”. Thằng này cũng rất thích làm nũng. Mỗi khi không vừa ý, hắn lại lăn ra khóc, hai chân đập thình thịch xuống giường.

Từ khi có em Hoàng cả nhà nhộn nhịp hẳn lên.”

Với đoạn văn này ngoài từ “em” và “” thì từ “thằng” và “hắn” đã được sử dụng. Nếu như từ “thằng” trong câu nói của người bà “Thằng bé nghịch như quỷ sứ” là một lời trách yêu thì từ “thằng” và từ “hắn” ở dưới lại là một thái độ trái ngược hẳn so với việc dùng từ “em” ở phần trên của bài văn. Nó làm cho tình cảm của người viết không còn thân thương, yêu quý đối với em bé nữa. Điều này dẫn đến, người đọc không xác định rõ tình cảm của người viết, không biết nên rút ra kết luận như thế nào về thái độ, tình cảm của người viết đối với em bé đó.

Do vốn từ nghèo khiến HS không thể lựa chọn nhiều chi tiết để miêu tả về thiên nhiên, phong cảnh quê hương, vẻ đẹp của con người, của con vật, đồ vật, hiện tượng….dẫn đến bài văn không giàu cảm xúc còn khô cứng và cứng nhắc. Lí do không nắm rõ nghĩa của một số từ cũng khiến việc sử dụng các từ ngữ có các nét nghĩa, sắc thái biểu cảm khác nhau hướng đến những đích lập luận khác nhau làm người đọc hiểu nhầm. Chẳng hạn khi miêu tả về một người bạn học thân thiết, gần gũi thì tính nết nhanh nhẹn, lém lỉnh thì lại sử dụng từ “láu cá”. Hay miêu tả về hình dáng một người bạn thì dùng từ “cao nhòng”. Hay khi viết thư cho bạn thân của mình, HS sử dụng câu đầu thư:

Hoa kính mến. Từ “kính mến” ở đây được dùng chưa phù hợp. Trong trường nghĩa bạn bè từ kính mến rất hạn chế dùng vì nó không thể hiện được sự thân mật, gần gũi giữa hai người cùng trang lứa. Nếu có dùng chăng nữa thì chỉ có trong câu nhượng bộ nhằm đề cao quá mức sự tôn trọng, chỉ sự khách sáo trong giao tiếp, đôi khi gây sự hiểu nhầm cho người nhận thư. Cũng như khi viết thư cho bà của mình, HS viết: Từ ngày cháu giã từ bà theo cha mẹ lên sinh sống ở thành phố, cháu nhớ bà và mọi người ở quê nhiều lắm. Từ “giã từ” ở đây sử dụng chưa được hay nên dùng từ “xa” hay “tạm biệt” nghe tình cảm hơn.

Trên đây chỉ là số ít trong số những bài làm của HS viết chưa đạt yêu cầu. Thực tế thì HS tuy xác định được cần phải tả như thế nào, phải viết như thế nào nhưng do các em còn hạn chế về ngôn từ nên các hình ảnh, chi tiết chưa thực sự đặc sắc, còn nghèo các hình ảnh đẹp nên chưa làm nổi bật được đối tượng trong bài cũng như chủ đề, tư tưởng của bài văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w