Thực trạng lỗi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ định hướng và nối kết lập

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Thực trạng lỗi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ định hướng và nối kết lập

hướng và nối kết lập luận trong các bài tập làm văn

Trong lí thuyết lập luận phương tiện ngôn ngữ định hướng lập luận chính là các tác tử lập luận, còn phương tiện nối kết lập luận là các kết tử lập

luận. Trong nhà trường tiểu học, kết tử là các quan hệ từ, cặp quan hệ từ; còn tác tử là các trợ từ tác động vào phát ngôn để định hướng nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn. Để lập luận đạt hiệu quả cao thì việc sử dụng các quan hệ từ, các trợ từ trong mỗi câu, mỗi đoạn văn, bài văn rất quan trọng. Nó tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong bài làm giúp thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của người viết.

Trong quá trình khảo sát bài làm của HS về khả năng sử dụng các phương tiện ngôn định hướng và nối kết lập luận, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng lỗi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ định hướng và nối kết lập luận

Nội dung khảo sát Số bài có sử dụng Số bài mắc lỗi

Lớp 4 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 5

Phương tiện ngôn ngữ

định hướng lập luận 123 134

75 (60,9%)

72 (53,7%) Phương tiện nối kết

lập luận 156 175

77 (49,3 %)

74 (42,2%) Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy không phải bài làm nào các em cũng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ định hướng và nối kết lập luận nhưng số lượng bài có sử dụng và mắc lỗi vẫn còn tồn tại nhiều. Có khoảng 39,1 % số bài ở lớp 4 và 46,3 % số bài ở lớp 5 có sử dụng và đạt được hiệu quả cao phương tiện ngôn ngữ định hướng lập luận trong việc nhằm hướng tới kết luận mà các em muốn hướng tới. Với 60,9 % trong tổng số 123 bài ở lớp 4, và 53,7 % trong tổng số 134 bài ở lớp 5 về việc sử dụng các trợ từ (tác tử lập

luận) chưa thành thạo đã cho thấy HS hầu như chưa nắm rõ được nội dung của các tác tử như: chỉ, mới, đã…, mặc dầu các tác tử này được sử dụng nhiều trong các bài văn của các em. Việc tồn tại những bài văn sử dụng tác tử lập luận sai đã dẫn đến hiểu nhầm cho người đọc và không diễn tả được tư tưởng, tình cảm của bản thân khi nói đến sự vật, hiện tượng nào đó. Khi miêu tả về một đồ chơi mà mình yêu thích, một HS đã viết phần mở bài như sau:

“Em là một cô bé rất thích các con thú nhồi bông. Sinh nhật năm nào em cũng nhận được rất nhiều món quà là các thứ này từ những người thân và người bạn của mình. Sinh nhật năm nay cũng vậy, em được tặng chỉ có hai con nhồi bông, nhưng em thích nhất là con gấu bông vì đây là món quà do chính tay mẹ em mua ở Hà Nội về”

Trong phần mở bài này, em HS đã giới thiệu được đồ chơi mà mình định tả ở câu thứ nhất. Câu thứ hai em đang nói lên được niềm vui sướng vì năm nào cũng nhận được nhiều quà. Sang câu thứ ba “Sinh nhật năm nay cũng vậy…”, khi đọc đến đây người đọc sẽ nghĩ rằng năm nay em cũng nhận được nhiều quà như mọi năm. Nhưng với tác tử lập luận được sử dụng là từ “chỉ” thì lại trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của người đọc. “Chỉ” tức là số lượng ít, nó không phù hợp trong câu văn này. Đồng thời, ở đây từ “chỉ” cũng không thể hiện được tình cảm của người viết mà có sự hụt hững trong đó.

Hay với đề bài: “Tả một đồ vật trong gia đình em”, một HS khi miêu tả về cái đồng hồ thì em viết: “Nhà em có một chiếc đồng hồ được treo ở trên tường phía dưới bàn thờ. Chiếc đồng hồ chạy bằng pin. Nó có mặt ở nhà em khoảng 15 năm là nhiều. “Là nhiều” là hướng đến kết luận ít nhưng trong trường hợp này HS sử dụng đối với chiếc đồng hồ là không hợp lí.

Hay với đề bài: Tả về một cây cổ thụ, có HS viết: Cây bàng cao chỉ 8 mét thôi”. Với bạn HS này vừa không ước lượng được cây bàng cao khoảng bao nhiêu mét và vừa không nắm được từ “chỉ” có hướng kết luận đánh giá ít.

Với một cây bàng cao 8 mét thì với phát ngôn trên người viết đánh giá nó là thấp, nhưng ngoài thực tế với độ cao đó thì cây bàng đã quá cao.

Ngoài ra HS còn viết các câu văn mắc lỗi về sử dụng tác tử lập luận như:

“Nhà em có những một cô em gái lên ba tuổi đang đến tuổi tập đi, tập nói” “Chiếc tivi này mẹ em mới mua cách đây 15 năm nên nó vẫn rất rõ nét”

Với kiểu bài Viết thư, trong một đoạn thư HS đã sử dụng tác tử sau:

Lâu lắm rồi em không viết thư cho cô, cô vẫn khoẻ chứ ạ? Cô có dạy trường cũ nữa không?

Cũng đã 2 năm rồi chúng em không gặp cô, cô nhỉ? Mới đó mà bây giờ chúng em đã là học sinh lớp 5 rồi. Chúng em sẽ trở thành anh chị của toàn trường rồi cô ạ nên bạn nào cũng chăm ngoan hơn hẳn.

Trong đoạn văn trên, em HS này đã là HS lớp 5, như vậy dùng từ “sẽ”

ở câu tiếp theo không phù hợp. Vì từ “sẽ” điễn tả một hành động trong tương lai, sắp sửa diễn ra. Đặc biệt có cụm từ “rồi cô ạ” càng làm cho việc sử dụng tác tử này thêm phi logic.

Nhìn vào bảng cũng cho thấy tỉ lệ HS lớp 4 mắc các lỗi về sử dụng phương tiện ngôn ngữ nối kết cao hơn HS lớp 5. Tuy vậy. so với các tác tử lập luận thì kết tử được HS sử dụng khá thành thạo, bài mắc lỗi chiếm tỉ lệ ít hơn, lớp 4 có 49,3 % và lớp 5 là 42,2 %. Lí giải điều này là do: mặc dù kết tử (chính là các quan hệ từ, trạng ngữ ở trong câu) đã được học thông qua các bài tập ở lớp dưới nhưng khi lên lớp 5 các em được học đầy đủ hơn với các bài lí thuyết lẫn luyện tập nên các em nắm vững được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ, từ nào biểu thị quan hệ nào, từ đó các em biết rõ được mục đích sử dụng các từ, cặp từ này nên việc mắc lỗi ít hơn.

Kết tử đồng hướng thường để nối kết các lí lẽ có cùng thuộc tính hay cùng một cặp phạm trù. Dường như HS chưa nắm vững được vấn đề này nên vẫn còn gấp phải những câu văn mắc lỗi khi lựa chọn các lí lẽ không cùng

thuộc tính, không cùng chỉ một mục đích, một tính chất nào như: “Nhân dịp nghỉ hè bố em tặng cho em một chiếc ô tô rất đẹp. Chiếc ô tô này có màu đỏ. không những chạy bằng pin nó còn đắt tiền”. Cũng như câu: “Cây bút đó không những đắt tiền mà còn được sơn màu đỏ. Hay với câu: “Em thích tưới cây những bông hoa phượng nở khi mùa hè đến”, ở câu này HS đã bộc lộ hạn chế trong kết nối các thành tố lập luận. Kết tử “và” dùng để nối kết hai thành tố đồng hướng, do đó để tăng thêm hiệu lực lập luận thì HS cần phải bổ sung thêm các các hành động tăng cho hành động “tưới cây” như là “bắt sâu, xới cỏ, tỉa cành”.

Không những lựa chọn các lí lẽ không phù hợp mà việc sử dụng các kết tử để làm thành một lập luận còn có nhiều phát ngôn bất thường. Ví dụ:

“Nhờ nhà nghèo nên bạn Nhân không được đi thi học sinh giỏi”

Hay: “Hoa không những là một học giỏi ở lớp và còn chăm việc nhà”. Mục đích lập luận của HS này là muốn khẳng định những tính chất tốt đẹp của Hoa, em đã sử dụng kết tử đồng hướng “chẳng những…mà còn” nhằm làm tăng những phẩm chất đáng quý đó lên nhưng em lại dùng từ “và” là không hợp lí.

Trong các câu chuyện HS kể, trong bài văn của HS còn có chứa những câu có lỗi về sử dụng các kết tử như sau:

Nguyễn Khoa Đăng tài giỏi nhưng còn thông minh nên là một vị quan nổi tiếng của đất nước.

Hay: Sọ Dừa hiền lành, tốt bụng nhưng còn chăm chỉ nữa nên mọi người ai cũng quý mến.

Khi sử dụng “nhưng còn” thì vế đứng trước và vế đứng sau sẽ có nghĩa trái ngược nhau. Tuy nhiên, phát ngôn này hai vế lại có chung một hướng nên không làm tăng những phẩm chất đáng quý đó mà còn làm mất đi quan hệ lập luận của phát ngôn.

Lỗi sử dụng sai kết tử còn diễn ra ở phát ngôn sau: Tuy có những lúc lo sợ, hồi hộp nhưng bác nông dân vẫn bình tĩnh để trị con hổ độc ác đó.

Khi thay mặt thôn xóm làm đơn kiến nghị với đề bài: Hiện nay có rất nhiều hộ gia đình trong thôn thường xuyên đổ rác bên vệ đường khiến cho mùi hôi thối nồng nặc, mất vẻ đẹp của đường làng. Em hãy làm đơn gửi bác thôn trưởng đề nghị ngăn chặn tình trạng trên.

HS đã viết một đoạn trong lá đơn như sau:

Tôi thay mặt một số bà con thôn Yên Mỹ trình bày một sự việc như sau: Hiện nay có nhiều hộ gia đình xung quanh chúng tôi thường xuyên đổ rác thái bên vệ đường khiến mùi hôi thối bay lên nồng nặc làm không khí bị ô nhiễm. Tôi đã khuyên nhủ nhiều lần nhưng tình trạng này vẫn diễn ra.

Dù sao cũng mong ông thôn trưởng xuống kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn hành động trên để môi trường trong sạch, giữ được vẻ đẹp của đường làng.

Trong lá đơn đề nghị này đã sử dụng chưa phù hợp kết tử: dù sao cũng.

Để đảm bảo sự nghiêm túc, ngôn ngữ chính xác, tính logic cao thì cách dùng kết tử đó ở phần cuối là không phù hợp. Có thể thay bằng các kết tử khác như:

Nên, vậy…để đạt được hiệu quả của một văn bản nhật dụng.

Kết tử hay tác tử lập luận chỉ là một từ hay một cặp từ nhưng lại có sự liên kết rất lớn tạo nên hiệu quả cao trong quá trình xây dựng lập luận. Do đó nếu sử dụng sai thì sẽ dẫn đến cấu trúc câu sai cũng như hiệu quả lập luận không như mong muốn. Nguyên nhân của thực trạng lỗi này là do các em không có vốn hiểu biết chắc chắn về hướng kết luận mà các tác tử muốn hướng đến, cũng như không hiểu rõ các kết tử nghịch hướng, đồng hướng thì các vế câu cần như thế nào.Chính vì thế nắm rõ được nội dung ý nghĩa của các tác tử muốn hướng đến, hay các kết tử muốn biểu thị quan hệ gì thì sẽ đạt đến được mục đích lập luận cao nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w