Chữa lỗi về lập luận thường xuyên trong hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Chữa lỗi về lập luận thường xuyên trong hoạt động giao tiếp

3.2.4.1. Mục đích ý nghĩa biện pháp

Con người khi mới sinh ra không phải là đã biết ngôn ngữ mà ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển xã hội nên chỉ khi đứa trẻ tiếp xúc với mọi

người thì lúc đó mới có một vốn từ nhất định để giao tiếp với mọi người trong gia đình, làng xóm, lúc này ngôn ngữ nói là hình thức giao tiếp chủ yếu của đứa trẻ. Khi bước chân vào nhà trường tiểu học, ngôn ngữ viết bắt đầu được hình thành. Từ đây ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cùng song hành với nhau và cùng một lúc sử dụng cả hai loại hình thức này trong quá trình giao tiếp của mình. Để việc giao tiếp đạt hiệu quả cao thì không phải khi biết nói, biết viết con người ta đã có đầy đủ kĩ năng rồi mà cần phải trải qua quá trình học hỏi, rèn luyện thường xuyên, trao dồi kinh nghiệm mới dần được hoàn thiện và có sự phát triển cao về kĩ năng.

3.2.4.2. Cách tổ chức thực hiện

a. Chữa lỗi lập luận thông qua việc rèn kĩ năng sử dụng từ xưng hô

Ngôn ngữ viết được xuất phát dựa vào ngôn ngữ nói mà hình thành nên. Vì thế GV sẽ chỉnh sửa quá trình giao tiếp của HS bằng lời nói ngay từ đầu. Khi các em diễn đạt những mong muốn của mình còn lúng túng, vụng về thì GV cần giúp các em sửa lại và diễn đạt lại cho ngắn gọn và sử dụng chính xác các từ ngữ cần dùng.

Cách xưng hô cũng là một trong những nhân tố tạo nên lập luận nên GV cũng hướng dẫn các em cách xưng hô cho hợp lí. Đối với người lớn thì xưng hô như thế nào cho đúng, đối với thầy cô phải xưng hô như thế nào, em nhỏ như thế nào, trong trường hợp nào thì xưng hô như thế này thì hợp, nhưng trong trường hợp khác thì lại phải xưng hô theo cách khác, những điều này HS cần phải nắm vững để thể hiện được nhân tố giao tiếp của mình trong nói năng và viết. Việc xưng hô đó cũng thể hiện được tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người nên cần có sự uốn nắn, trao dồi ngay từ đầu để sử dụng cho phù hợp.

GV có thể tiến hành theo các bước:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ các bài Luyện từ và câu có liên quan đến việc sử dụng các từ xưng hô như Đại từ, Đại từ xưng hô…

- Hướng dẫn HS biết cách sử dụng các từ xưng hô đó phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Từ xưng hô đó biểu thị thái độ, tình cảm gì. Qua những bài tập này, GV giúp HS lựa chọn từ xưng hô phù hợp với ý tưởng của đoạn văn. Đồng thời biết sửa sai khi sử dụng các từ trong bài chưa hợp lí để chọn lại các từ xưng hô mang sắc thái biểu cảm để thể hiện được thái độ của người viết.

Ví dụ: Bài Đại từ xưng hô - SGK Tiếng Việt 5, tập 1, tr.104

Bài tập 2: Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quí cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi:

- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ:

- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.

Theo TRUYỆN CỔ Ê ĐÊ

Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?

Với bài tập này, HS nhận ra được các từ in đậm là các đại từ xưng hô được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. Bên cạnh đó, HS cũng nhận thức được cách dùng từ xưng hô như thế nào cho phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, đặc biệt là biết cách dùng trong đoạn văn để bày tỏ thái độ của mình trong đó.

- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế?

Đại từ “chị” thể hiện được sự lịch sự, vai vế, tôn trọng người lớn tuổi hơn, tôn trọng người đối diện đang nói chuyện với mình. Nhưng với câu: - Ta

đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi thì 2 đại từ “ta” và “các ngươi” lại mang thái độ giận dữ, tức giận, coi thường người khác. Song bên

cạnh đó, trong một số trường hợp từ “ta” lại bày tỏ sự tự hào, thể hiện cái cộng đồng, cái chung, ví dụ: Ta yêu Tổ quốc ta.

Như vậy, qua cách xưng hô cũng tạo được hiệu lực lập luận trong câu, nó thể hiện được thái độ của nhân vật trong truyện, thái độ của tác giả khi miêu tả, khi trình bày đơn.

b. Chữa lỗi lập luận trong việc rèn kĩ năng nói

Trong khoảng thời gian đến trường, việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh diễn ra thường xuyên và lời nói được sử dụng ở mức độ nhiều. Trong những lúc như thế, GV cần chú ý đến cách nói, cách viết của các em để phát hiện ra những phát ngôn chưa thuyết phục, chưa đạt đến mục đích của hoàn cảnh giao tiếp lúc đó để nhắc nhở, sửa lỗi, trang bị cho các em những kiến thức về lập luận phù hợp. Chẳng hạn khi tổ trưởng giao nhiệm vụ trực nhật cho các thành viên trong tổ nhưng một số thành viên trong tổ không chịu thực hiện thì em đó đã sử dụng những từ ngữ gắt gao làm mất lòng mọi người. Trong trường hợp này, GV nên hướng dẫn em tổ trưởng biết sử dụng các lí lẽ để thuyết phục các bạn một cách có hiệu quả.

Cũng trong trường hợp khi bình bầu khen thưởng các cá nhân trong dịp cuối kì hay cuối năm, khi đề xuất một bạn nào đó, đưa ra những lời nhận xét thì cần phải có những phát ngôn thuyết phục được cả lớp tại sao mình lại chọn bạn đó. Những phát ngôn còn vụng về, không diễn đạt được ý muốn của các em thì GV nên hướng dẫn để các em rút ra được lời nói chính xác hơn.

Để thực hiện tốt kĩ năng lập luận thì HS phải rèn kĩ năng nói thành câu thông qua việc trả lời các câu hỏi của GV trong tiết học, thông qua việc tranh luận, trao đổi cùng bạn bè và đặc biệt quan trọng đó là vai trò của phân môn Kể chuyện. Phân môn Kể chuyện không chỉ giúp các em có các câu nói đúng mà còn giúp các em nói câu sáng tạo có giá trị nghệ thuật. Chính vì thế, GV cần chú ý đến ngôn ngữ nói của HS trước khi rèn kĩ năng viết cho các em.

Giá trị của lập luận không chỉ cần đạt được trong các bài văn mà nó diễn ra trong mọi hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi tình huống khác nhau nên HS cần phải biết vận dụng để lập nên các lập luận với các luận cứ, chi tiết chặt chẽ để có các kết luận phù hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w