Chữa lỗi về lập luận thông qua việc hình thành các hiểu biết sơ giản về yếu tố

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2.Chữa lỗi về lập luận thông qua việc hình thành các hiểu biết sơ giản về yếu tố

sơ giản về yếu tố lập luận trong nói, viết.

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Khi nói tới cụm từ “lí thuyết lập luận” với các yếu tố như bản chất của lập luận trong ngữ dụng học, các quan hệ lập luận, hiệu lực, tác tử, kết tử lập luận…sẽ rất trừu tượng đối với HS tiểu học. Với trình độ nhận thức ở lứa tuổi của các em là HS lớp 4, 5 thì việc tiếp thu những kiến thức sâu rộng của lí thuyết lập luận là hơi quá sức. Do đó để HS tránh được những lỗi lập luận trong các bài Tập làm văn của mình GV nên giúp các em có những hiểu biết sơ giản về yếu tố lập luận trong nói và viết và việc cung cấp các kiến thức này là hết sức cần thiết. Các em sẽ chẳng thể viết được những câu văn hay có những phát ngôn với lập luận chặt chẽ nếu như các em không được trang bị cho mình những kiến thức để định hướng hay nối kết các thành tố lập luận. Khi có những hiểu biết đó các em sẽ có những cách lập luận riêng tạo hiệu quả cao cho mục đích giao tiếp của mình.

3.2.2.2. Cách thức tổ chức thực hiện

a. Hình thành hiểu biết sơ giản về yếu tố lập luận qua việc phát triển mô hình đoạn văn, bài văn.

Giai đoạn viết bài văn chính là giai đoạn HS cần phải biết cách sắp xếp vị trí giữa luận cứ và kết luận. Vì vậy, trong giai đoạn hoàn thành bài văn thì

mỗi đoạn văn trong bài có thể là một lập luận, hay mỗi câu văn, mỗi đoạn văn sẽ là một luận cứ. Qua việc hình thành cho HS kiến thức về mô hình lập luận, các em sẽ biết triển khai các đoạn văn hoặc cả bài văn theo một mô hình lập luận để tạo ra những đoạn, bài văn có luận cứ phù hợp, đảm bảo được sự liên kết, tính logic, liền mạch của vấn đề hoặc ý đồ mình thực hiện.

Theo LTLL, trong một diễn ngôn, luận cứ và kết luận thường xuất hiện theo các mô hình:

(1) Luận cứ - kết luận (2) Kết luận - luận cứ

(3) Luận cứ - kết luận - luận cứ

Trong phân môn TLV lớp 4, chương trình đã giới thiệu cho HS cấu tạo của một bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với cấu trúc 3 phần đó, tuỳ vào cách viết của HS mà có thể xem phần mở bài và thân bài là luận cứ, kết bài là kết luận giống mô hình (1). Hoặc có thể xem phần mở bài là kết luận, còn thân bài và kết bài là luận cứ như mô hình (2). Các đoạn trong phần thân bài có thể triển khai theo mô hình (3).

Phần thân bài cũng có thể coi như là một lập luận bộ phận và GV có thể áp dụng các mô hình lập luận trên để hướng dẫn HS cách viết làm sao cho chặt chẽ. Khi hướng dẫn HS hiểu biết về lập luận qua việc phát triển mô hình đoạn văn thì nên đưa ra các ví dụ cụ thể cho từng mô hình khác nhau để các em nắm bắt rõ về cách tổ chức, sắp xếp luận cứ, kết luận như thế nào cho hợp lí.

* Mô hình 1: Luận cứ - kết luận

Một buổi sáng, bà giả vờ đi ra đồng như mọi ngày. Khi đi được nửa đường, bà quay trở về núp sau cánh cửa. Bà nhìn thấy từ trong chum bước ra một cô gái. Nàng có khuôn mặt trái xoan, làn da trắng trẻo, mái tóc dài đen tuyền được quấn gọn gàng sau gáy. Nàng có đôi mắt sáng cùng hàm răng

trắng bóng. Tay nàng thật khéo léo và nhanh nhẹn, đôi chân bước đi thoăn thoắt. Chỉ một loáng nàng đã làm xong hết mọi việc, nhà cửa sạch sẽ, vườn tược không còn ngọn cỏ. Quả thật, nàng là một cô gái đẹp cả người lẫn nết.

* Mô hình 2: Kết luận - luận cứ

Quê em quả thật đẹp như một bức tranh hội họa. Ở đây có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những cây lúa rì rào trong gió như hát khúc tình ca. Những chú bò thung thăng gặm cỏ trên bờ đê chạy quanh làng. Cây đa, giếng nước tôn thêm vẻ cổ kính cho mảnh đất oai hùng này.

* Mô hình 3: Luận cứ - Kết luận - Luận cứ

Bông cúc trắng nở khá to và có nhiều hoa nhỏ nằm trên cùng một đế hoa. Những cách hoa hình bầu dục nằm vươn dài ra bên ngoài cùng làm thành một vòng tròn bao quanh lấy nhị hoa vàng nằm ở giữa. Cánh hoa cúc trắng xếp thành một lớp so le nhau cân đối nên nhìn đẹp như gương mặt chị Hằng mỗi đêm rằm. Hoa cúc là một loài hoa đẹp và đẹp nhất là vào mùa thu. Dưới ánh nắng vàng nhè nhẹ, tiết trời se lạnh, bông cúc trông càng e lệ, duyên dáng hơn. Hương hoa cúc thơm, hơi hắc nhưng đậm đà mạnh mẽ.

Đối với thể loại văn miêu tả, kể chuyện, GV có thể dễ dàng hướng dẫn các em xây dựng đoạn bài theo các mô hình trên theo cấu trúc 3 phần mở bài, thân bài, kết bài nhưng với các văn bản nhật dụng lại có cách xây dựng đoạn bài khác hơn. Các văn bản nhật dụng như: báo cáo, biên bản, đơn từ…..lại hướng dẫn HS áp dụng các mô hình trên theo hình thức viết đoạn, viết ý. Ví dụ:

* Mô hình 1: Luận cứ - kết luận

Tôi xin thay mặt bà con trong thôn trình bày một sự việc như sau: Hiện nay, có nhiều người từ nơi khác đến dùng mìn, rà điện đánh bắt cá trên khúc sông chảy qua thôn chúng tôi. Họ đã làm môi trường bị ô nhiễm, cạn kiệt nguồn cá và nguồn nước. Vậy kính mong ông Trưởng công an xã cho người xuống kiểm tra và ngăn chặn tình trạng trên.

* Mô hình 2: Kết luận - luận cứ

Em xin phép được gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Vì e thấy đây là một hoạt động rất có ý nghĩa của Đội ta. Em muốn mang tấm lòng của mình xoa dịu đi nỗi đau của họ. Đồng thời, em cũng muốn kêu gọi tất cả mọi người cùng đóng góp một phần công sức nhỏ bé giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh do chất độc da cam gây nên.

* Mô hình 3: Luận cứ - kết luận - luận cứ

Hương Sơn, 23 - 3 - 14 Bình thân mến!

Vậy là đã gần 4 năm rồi chúng mình không gặp nhau Bình nhỉ, kể từ ngày cậu chuyển theo bố mẹ vào Sài Gòn. Cũng từng ấy thời gian cậu không về thăm quê. Bây giờ, cậu mà về sẽ ngạc nhiên lắm đấy. Quê mình bây giờ có nhiều đổi mới lắm Bình ạ!

Lá thư này mình sẽ kể cho cậu nghe những đổi thay trên mảnh đất Sơn Châu quê mình nhé! Cậu biết không? Con đường đất ngày trước chúng mình dắt tay nhau tới trường nay đã là con đường bê tông dài thẳng tắp. Hai hàng cây xanh trồng hai bên khiến cho con đường rợp bóng cây, tiếng ve kêu râm ran khi hè về. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều, san sát nhau. Chợ Nầm nay cũng đã được nhà nước đầu tư xây dựng lại, khang trang, rộng rãi và người buôn bán cũng tấp nập hơn.

Nhưng sự thay đổi lớn nhất có lẽ là cuộc sống của mọi người nơi đây Bình ạ. Người dân quê mình đã không còn lam lũ, đói nghèo như xưa nữa. Nhờ sự trợ giúp của Nhà nước mà người dân đã có công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho gia đình. Chỗ nhà Bình trước đây ở, bây giờ là một trang trại chăn nuôi gà, trồng rau sạch đấy.

Trên đây là những mô hình cấu trúc lập luận chung để tăng hiệu lực lập luận, tuỳ vào từng bài văn mà GV hướng dẫn HS cách tìm, chọn và sắp

xếp luận cứ sao cho đạt hiệu quả lập luận cao nhất. Nếu nắm vững kĩ năng này, các em vừa vận dụng tốt trong bài văn của mình vừa có thể phát hiện lỗi cách sắp xếp luận cứ trong bài của mình hay bài của bạn đã phù hợp hay chưa. Chẳng hạn với đoạn văn sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bây giờ trường mình đã có nhiều thay đổi lớn. Ngôi trường cấp bốn trước đây được thay bằng một ngôi nhà hai tầng khang trang, sạch đẹp. Được học ngôi trường mới chúng em vui lắm. Lớp mình cũng có nhiều thay đổi hơn. Bạn Hoa đã chuyển sang trường khác học. Bạn Vinh nghỉ học do nhà nghèo quá. Trường mình cũng có thầy hiệu trưởng mới nữa cô ạ. Trường cũng vừa đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn hai nên càng có nhiều thay đổi hơn. Được học trường mới chúng em rất vui và hãnh diện.

Nắm vững vị trí của luận cứ và kết luận trong một đoạn văn, bài văn HS sẽ nhận ra lỗi sắp xếp trong đoạn văn trên, từ đó biết cách đánh giá chất lượng của bài văn trên như thế nào. Đồng thời, biết cách sắp xếp lại các kết luận, luận cứ phù hợp. HS có thể trình bày lại như sau theo mô hình kết luận - luận cứ:

Bây giờ trường mình đã có nhiều thay đổi lớn. Ngôi trường cấp bốn trước đây được thay bằng một ngôi nhà hai tầng khang trang, sạch đẹp. Trường mình cũng có thầy hiệu trưởng mới nữa cô ạ. Trường cũng vừa đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn hai nên càng có nhiều thay đổi hơn. Được học ngôi trường mới chúng em vui lắm. Lớp mình cũng có nhiều thay đổi hơn. Bạn Hoa đã chuyển sang trường khác học. Bạn Vinh nghỉ học do nhà nghèo quá. Nếu có dịp cô về thăm chúng em nhé!

b, Hình thành hiểu biết sơ giản về yếu tố lập luận qua việc lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề, các từ ngữ cùng trường nghĩa

Đây chính là cách sử dụng dấu hiệu giá trị học trong các bài văn. Khi kĩ năng này được hình thành và trao dồi, bài văn của các em sẽ không rơi vào

tình trạng rời rạc, khô cứng và tư tưởng, tình cảm của các em được thể hiện rõ, xuyên suốt cả bài, góp phần nâng cao hiệu quả lập luận khi làm bài. Việc lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề, các từ ngữ cùng trường nghĩa phù hợp trong các bài văn sẽ tăng thêm hiệu lực lập luận cho bài văn đó khiến người đọc đi đến một kết luận duy nhất không thể khác được mà người đọc muốn hướng tới. Đây chính là một trong những hiểu biết về lập luận cần giúp HS hình thành để từ đó không chỉ có kĩ năng mà còn biết cách khắc phục lỗi lập luận.

Muốn cho bài văn được sinh động, hấp dẫn, thể hiện được đúng yêu cầu mong muốn thì khi làm bài cần phải kết hợp các từ ngữ miêu tả về ngoại hình để bộc lộ tính cách, đặc điểm nhân vật; miêu tả cảnh vật để bộc lộ vẻ đẹp của cảnh đó….Để thực hiện thành công điều này, HS cần có kiến thức sử dụng các yếu tố dấu hiệu giá trị học. Trước hết, cần phải biết vận dụng vốn ngôn ngữ của mình sẵn có hoặc tìm thêm các từ ngữ cùng chủ đề cho một đối tượng hay nội dung nào đó.

Ví dụ:

- Khi miêu tả về cảnh đẹp làng quê có thể sử dụng các từ: xanh mướt, sương long lanh, yên bình, trong lành….

- Khi miêu tả về nhân vật ông bà lão trong truyện để bộc lộ sự đáng thương thì sử dụng các từ: ốm yếu, mắt mờ, tay run, chậm chạp, bước đi khó nhọc….

- Khi miêu tả về cây cổ thụ: xoè rộng. to lớn, sum suê,…

- Khi miêu tả về em bé đáng yêu: bụ bẫm, trắng hồng, dễ thương, mắt long lanh, môi chúm chím, má căng tròn….nhưng cũng có những em bé: gầy gò, da đen, tóc vàng hoe, khô cứng…..

Chẳng hạn, với đề bài trong phân môn TLV lớp 4: Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình các nhân vật.

HS đã viết một đoạn tả nhân vật nàng tiên HS đã biết lựa chọn các từ ngữ khác nhau để miêu tả vẻ đẹp của nàng tiên Ốc như sau:

Hôm ấy, bà lão ra đồng như mọi khi. Nhưng đi được giữa đường thì bà quay về xem thử điều kì lạ ấy là do đâu. Thế rồi, bà thấy từ trong chum một nàng tiên bước ra. Nàng tiên mới đẹp làm sao! Khuôn mặt nàng đẹp như trăng rằm, tròn, trắng và dịu dàng. Nàng mặc một chiếc váy màu xanh nhạt tha thướt. Nàng đi lại nhẹ nhàng như lướt trên đất. Đôi tay nàng mềm mại cầm chổi quét nhà, quét sân rồi ra vườn nhặt cỏ, bắt sâu.

Song hành cùng với việc hướng dẫn HS tìm các từ ngữ miêu tả cùng chủ đề thì việc sử dụng các từ có quan hệ về nghĩa như từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa cũng là một cách tạo hiệu lực lập luận. Chính vì thế GV cần khai thác vốn hiểu biết của HS về các loại từ này để chọn lọc khéo léo những từ ngữ miêu tả phù hợp cho bài văn làm nâng cao hiệu quả lập luận.

Thông qua ngôn ngữ miêu tả của mình, dấu ấn của người viết càng được làm nổi bật và lập luận cũng tự nhiên, hiệu quả hơn. Nhờ việc sử dụng ngôn từ có chọn lọc, có mục đích mà người đọc cảm nhận được sâu sắc hơn cảm xúc, tình cảm tác giả muốn gửi gắm. Việc hướng dẫn HS sử dụng có chọn lọc từ ngữ miêu tả là việc làm rất hữu ích. Để thực hiện thành công biện pháp này, GV cần tổ chức cho HS quan sát các sự vật, sự việc, nhân vật gần gũi với cuộc sống xung quanh các em để giúp các em làm giàu vốn từ của mình.

Ví dụ:

- Tả về màu trắng: trắng bệch, trắng toát, trắng tinh, trắng nõn, trắng muốt, trắng xoá, trắng bóc….

- Miêu tả về dáng đi: khoan thai, đủng đỉnh, chậm chạp, thoăn thoắt, vội vàng, nhanh nhẹn….

Qua việc cung cấp cho HS một số vốn từ, GV sẽ hướng dẫn HS khi viết, tuỳ theo định hướng lập luận của mình, đối tượng cần kể, tả cụ thể mà biết cách chọn lọc, dùng từ ngữ chính xác, đúng chỗ thì bài viết mới thành công, sinh động, tạo được giọng văn riêng.

Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dấu hiệu giá trị học cũng được sử dụng trong chương trình phân môn Luyện từ và câu thông qua các bài về mở rộng vốn từ theo chủ điểm, đặt câu theo chủ đề và viết đoạn theo yêu cầu. Qua những bài tập dạng này, GV giúp HS sửa sai sau khi làm bài bằng cách giúp các em nhận ra lỗi sai về cách sử dụng từ ngữ chưa phù hợp để chọn các từ ngữ khác phù hợp hơn, biết lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề qua các đoạn văn tả ngắn.

Ví dụ: Bài tập 3, SGK TV4, tập 1, tr.127

Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.

Từ việc cung cấp các vốn từ và giải thích nghĩa qua từng chủ điểm khác nhau, các em HS sẽ có những trường nghĩa khác nhau, tạo tiền đề cho các em vận dụng linh hoạt vào viết đoạn văn của mình.

c, Hình thành hiểu biết sơ giản về yếu tố lập luận qua việc cung cấp các tác tử, kết tử lập luận

Việc sử dụng các tác tử, kết tử lập luận trong các bài văn có giá trị rất lớn, giúp bài văn trở nên mạch lạc, nội dung liền mạch và ý tứ rõ ràng hơn. Tất cả các thể loại văn từ miêu tả, kể chuyện đến các văn bản nhật dụng đều đạt hiệu quả cao khi sử dụng hiệu quả các phương tiện này.

Trong giờ Luyện từ và câu HS sẽ được luyện tập kĩ việc sử dụng các tác tử, kết tử lập luận nhằm giúp các em nhận diện, biết sử dụng và sử dụng thành thạo các tác tử, kết tử khi viết câu, đoạn văn. Từ đó, các em sẽ có thói quen sử dụng đúng 2 phương tiện lập luận này không chỉ trong nói năng hằng

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 84)