8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Sự cần thiết phải vận dụng lí thuyết lập luận vào dạy học Tập làm văn
làm văn
Trong quá trình xây dựng chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, quan điểm giao tiếp được đặt lên hàng đầu và các nhà biên soạn sách đã chịu sự chi phối của ngữ dụng học trong đó có lí thuyết lập luận. Theo ngữ dụng học, lập luận luôn có mặt trong giao tiếp hàng ngày của con người, nó không bó hẹp trong một không gian nào cả. Con người thường dùng lập luận để thuyết phục một ai đó, để chứng minh về một điều gì đó, để tranh luận với ai về một vấn đề cụ thể, để giải thích cho ai về một nội dung nhất định hoặc biện hộ cho một đối tượng nào đó. Tất cả các hình thức thể hiện trên đều cần đến vai trò của lập luận. Chính vì vậy ngay từ xa xưa con người đã quan tâm tới nghệ thuật sử dụng ngôn từ đến phép luận luận. Ngày nay, với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, buôn bán, giao dịch, luật pháp thì vai trò của lập luận càng được chú trọng, quan tâm đầy đủ hơn. Do đó, mặc dù trong nội dung chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, lí thuyết lập luận không được thể hiện tường minh qua các bài học như lí thuyết hội thoại nhưng quan điểm của lí thuyết lập luận vẫn hiện hữu thông qua các yêu cầu của bài tập, của đề bài nhằm đạt mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đối với HS lớp 2, 3 chủ yếu là viết một đoạn văn ngắn để kể - tả ngắn về một vấn đề nào đó dựa vào những câu hỏi gợi ý có sẵn. Nhưng với yêu cầu này thì mỗi một bài tập cũng bắt buộc các em sử dụng những hình ảnh, chi
tiết, từ ngữ phù hợp để lập nên lập luận của riêng mình nhằm thể hiện rõ nội dung của bài tập. Chẳng hạn như khi viết đoạn văn tả về một người bạn thì từ ngữ miêu tả cũng như tình cảm sẽ khác với việc tả về một người thân trong gia đình. Khi HS viết về cảnh đẹp của quê em thì có thể sử dụng các từ đồng nghĩa như: tươi tốt, màu mỡ, tươi đẹp, xanh tươi…để chỉ hướng tới một bức tranh quê đẹp. Để miêu tả cái lạnh buốt của buổi sáng mùa đông thì có các từ như: lạnh cóng, tê tái, lạnh ngắt, như tảng băng… Khi viết về thấy cô giáo thì sử dụng các từ như: dịu hiền, ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng, biết ơn, quý trọng….để diễn đạt tình cảm tốt đẹp về mối quan hệ thầy - trò.
Nhưng đối với HS lớp 4,5 thì kĩ năng được nâng cao hơn, không chỉ đơn giản là viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 7 câu như các lớp dưới mà yêu cầu được đặt ra là từ việc luyện viết các đoạn văn ngắn phải liên kết thành một bài văn hoàn chình gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Điều quan trọng là khi trình bày một bài văn, các em cũng phải thể hiện được kĩ năng lập luận của mình trong chính bài làm của mình. Lập luận là một chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc đi đến một kết luận mà người nói, người viết có định hướng, có chủ đích nêu ra. Đồng thời khi trình bày một vấn đề người ta thường có một mục đích nào đó, ít khi trình bày chỉ để trình bày mà không có mục đích. Khi đã hướng tới được cái mục đích cần có thì đã đạt được giá trị lập luận của nó, tức là nó đã dẫn người nghe, người đọc tới một kết luận nào đó. Trong chương trình TLV lớp 4 - 5, tất cả các đề bài đều nêu lên vấn đề và yêu cầu các em phải sử dụng khả năng lập luận của mình để làm nổi bật nội dung mà đề bài đưa ra. Đối với những bài kiểm tra viết không chỉ giới hạn trong một đề mà các nhà biên soạn đã đưa ra các đề gợi ý để HS lựa chọn.
HS sẽ dựa vào khả năng, vốn hiểu biết và cả sự say mê của mình để lựa chọn một đề bài thích hợp. Và GV cần phải nhắc nhở các em cần xác định rõ
mục đích của đề bài là gì, đây chính là điều quan trong nhất khi làm bài. Từ đó các em mới vận dụng vốn từ, vốn sống của mình để lựa chọn các chi tiết, hình ảnh phù hợp để làm toát lên được nội dung của đề bài và phù hợp với kết luận mà mình muốn hướng tới. GV cũng cần hướng dẫn cho HS biết cách diễn đạt đề bài mà các em lựa chọn để miêu tả được phong phú và sinh động, tránh tình trạng chép lại các bài văn mẫu mà thể hiện được cái tôi trong từng bài làm. Nhưng không phải HS nào cũng có khả năng làm được điều này, cho nên đưa lí thuyết lập luận được cụ thể hoá thành các kiến thức đơn giản vào dạy học TLV là điều GV cần làm trong mỗi tiết học.