Thực trạng lỗi về xác định mục đích lập luận trong các bài tập làm văn

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 42)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thực trạng lỗi về xác định mục đích lập luận trong các bài tập làm văn

lớp 4, 5

Lỗi lập luận Số lượng %

Lỗi xác định mục đích lập luận trong các bài tập làm văn.

164 38,3 % Lỗi tổ chức, sắp xếp các thành tố lập luận trong các

bài tập làm văn.

305 71,26% Lỗi lựa chọn và sử dụng các luận cứ, chi tiết phù hợp

với mục đích lập luận trong các bài tập làm văn.

254 59,34% Lỗi sử dụng các phương tiện ngôn ngữ định hướng

và nối kết lập luận trong các bài tập làm văn

298 69,62% Lỗi sử dụng các dấu hiệu giá trị học trong bài tập

làm văn.

243 56,78% Lỗi sử dụng lẽ thường trong bài tập làm văn. 342 79,90%

Từ kết quả khảo sát trên chúng tôi có nhận xét chung là HS đã biết cách tạo lập các văn bản theo đúng đặc trưng của từng thể loại nhưng chỉ thể hiện ở mặt hình thức mà thôi, về kĩ năng lập luận còn nhiều hạn chế. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể thực trạng các lỗi mà HS mắc phải trong các tiểu mục sau:

2.2.1. Thực trạng lỗi về xác định mục đích lập luận trong các bài tập làm văn tập làm văn

Trong quá trình làm bài TLV điều quan trọng đầu tiên là phải đọc kĩ đề, xác định rõ đề bài đó yêu cầu chúng ta cần phải làm gì. Từ việc xác định đúng, HS sẽ tự mình viết, tự đưa ra được những lí lẽ để đạt đến mục đích lập luận cuối cùng. Nhưng qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp, chúng tôi nhận thấy HS lớp 4, 5 thường không đọc kĩ đề, các em thường vội vàng, hấp

tấp, đọc đề xong là các em đặt bút viết ngay mà không suy nghĩ xem mục đích cần đạt đến của đề bài là gì. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy số lượng HS xác định rõ mục đích lập luận của bài văn chiếm tỉ lệ tương đối cao với 61,7 %. Với 164 bài trong tổng số 428 bài chiếm 38,3% số bài không xác định rõ mục đích lập luận cũng cho thấy rõ hơn việc vẫn tồn tại HS thường chủ quan trong vấn đề này, các em không có thói quen tự trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?. Vì không có thói quen đó nên bài làm của các em thường chỉ tập trung miêu tả, kể lại những đặc điểm bên ngoài của sự vật, cảnh vật, con người mà không bộc lộ được tình cảm của mình khi viết. Đồng thời khiến các em rơi vào tình trạng viết lan man, không có mục đích giao tiếp cụ thể, bài làm trở nên lỏng lẻo, không có sự chặt chẽ, nhất quán. Chẳng hạn: Hãy tả một đồ chơi mà em thích nhất

Với đề bài này nội dung yêu cầu các em viết một văn bản hoàn chỉnh có đầy đủ 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Các em không chỉ giới thiệu được đồ chơi đó là gì, hình dáng của nó như thế nào và còn phải sử dụng các từ ngữ, hình ảnh để khi đọc lên mọi người thấy được tình cảm của em đối với đồ chơi đó như thế nào. Sau đây là bài làm của một học sinh:

“Nhân dịp em đạt học sinh giỏi cấp huyện mẹ mua cho em một chú gấu bông rất đẹp. Đây là món quà mà em thích nhất.

Con gấu có bộ lông màu vàng rất mượt mà và êm ái. Hai cái tai của nó tròn tròn trông rất nghộ nghĩnh. Hai con mắt như hai hòn bi ve. Nó nặng khoảng 1kg, cao khoảng 50 xăng-ti-mét. Hai cái chân của nó ngắn tũn. Cái miệng của nó được may bằng màu trắng với cái mũi màu đen. Ở cổ gắn cái nơ màu đỏ xinh. Mặt của nó tròn như cái dĩa đựng thức ăn.

Em rất thích chú gấu này nên em luôn ôm nó vào lòng.”

Trong bài văn trên các em đã viết một bài văn có đầy đủ cả 3 phần để miêu tả đồ chơi đó ra sao nhưng chưa đưa ra được một luận cứ nào để chứng

minh cho việc đó là đồ chơi bản thân mình “thích nhất”. Các hình ảnh về hoạt động, hình dáng của đồ chơi còn mang tính liệt kê, chưa có gì nổi bật, ngôn ngữ chưa giàu cảm xúc, hình ảnh chưa gây được ấn tượng mạnh trong trí tưởng tượng của người đọc để lí giải được tại sao lại thích và tình cảm của em như thế nào với đồ chơi đó. Vì vậy việc sử dụng từ ngữ của câu văn trong bài văn này không thuyết phục được người đọc nên chưa đạt được mục đích lập luận - mục đích giao tiếp cao nhất.

Hay với đề bài: Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, y tá, bác sĩ, thầy cô giáo….) đang làm việc. Khi bắt gặp đề bài này, học sinh cần xác định rõ mục đích cần hướng tới là tả một người lao động đang làm việc chứ không đơn thuần chỉ là tả người. Nếu xác định được mục đích cần tới đó các em sẽ biết cách lựa chọn các chi tiết để hoàn thành bài văn của mình theo yêu cầu đề ra. Có một học sinh đã trình bày bài văn như sau:

“Xung quanh em có rất nhiều hàng xóm nhưng em thích nhất là chị Oanh.

Chị Oanh là nhân viên bán ở cửa hàng tổng hợp. Chị là con gái đầu lòng của bà Lan ở sát cạnh nhà em vừa học xong lớp 12 chừng hơn năm nay. Khuôn mặt chị hình trái xoan, ngăm ngăm đen, đôi mắt sáng tinh nhanh và nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi. Chiếc răng khểnh như tôn thêm nét duyên dáng cho chị. Mái tóc chị buộc dài sau gáy. Thân hình của chị thon thả và chắc lẳn. Em thường mua hàng ở cửa hàng của chị, khi thì cái bút, khi thì quyển vở.

Chị rất hay cười và nói chuyện với em nên em rất yêu quý chị.”

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng bài văn này đã sa vào tả ngoại hình của nhân vật. Người đọc dường như rất ấn tượng khi đọc những câu văn miêu tả về ngoại hình của chị Oanh nhưng điều này lại không làm rõ được mục đích yêu cầu của bài là tả về người đang làm việc.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy số lượng bài xác định sai mục đích của đề bài yêu cầu vẫn tồn tại khá nhiều, việc này khiến cho bài làm không làm nổi rõ được nội dung cần hướng đến. Khi tả về một đồ vật trong gia đình mà em yêu thích có em lại tả về cây thước kẻ, ví dụ như là: “Trong gia đình em có rất nhiều đồ vật nhưng em thích nhất là cái thước kẻ. Cái thước đó do Trung Quốc sản xuất, nó dài và mỏng, cầm rất nhẹ tay. Nó dài 20 cm và rất mỏng. Nó có màu trắng đục, trên bề mặt thước có chia các khoảng nhỏ để đo milimet và xangtimet. Chiếc thước này rất đặc biệt ở chỗ nó rất dẻo và có thể uốn cong lại mà không bị gãy. Mỗi khi đi học em thường bỏ nó trong cặp và dùng để kẻ những đường thẳng trong vở cho sạch đẹp. Nó cũng giúp cho em học toán tốt hơn. Em luôn giữ nó cẩn thận và đây là đồ dùng không thể thiếu trong quá trình học tập của em.”

Với bài văn sau cũng đã xác định sai yêu cầu của đề bài khi tả về ngôi trường đã gắn bó trong nhiều năm qua: “Ngôi trường đã gắn bó với em trong nhiều năm qua là trường tiểu học Sơn Châu.

Ngày đầu tiên đến trường em rất bỡ ngỡ khi gặp thầy cô, bạn bè mới. Đó là một ngày nắng đẹp, gió thổi nhè nhẹ, mẹ em đưa em đến một ngôi trường mới khác với trường mẫu giáo trước đây em học. Ở đây em được học những bài học đầu tiên. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa, cô rất hiền và cô đã dắt tay em vào lớp. Em vẫn không quên được ngày đầu tiên đến lớp đó với bao cảm xúc mới lạ.

Em rất yêu ngôi trường này, còn một năm nữa là em sang cấp 2 và em phải sang ngôi trường mới nhưng em sẽ nhớ mãi ngôi trường này.”

Không chỉ có ở những bài văn miêu tả mà ngay cả những bài văn kể chuyện hay viết thư, việc xác định sai mục đích lập luận vẫn tồn tại trong khá nhiều bài. Ví dụ: Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. Mục đích của đề bài này là các em không những

phải kể lại được một câu chuyện theo đúng cấu tạo của một bài văn kể chuyện mà câu chuyện đó phải ca ngợi được tấm lòng nhân hậu của nhân vật trong truyện. Chính vì thế, cần xác định rõ đề bài để thực hiện đúng yêu cầu. Có một học sinh đã viết phần mở bài cho câu chuyện mình kể như sau: “Em rất thích đọc truyện ngụ ngôn, trong đó em thích nhất là truyện Thầy bói xem voi. Sau đây em xin kể lại câu chuyện này.” Sau phần mở bài, em học sinh này đã kể lại rõ ràng, rành mạch cũng như nêu lên được bài học, ý nghĩa của câu chuyện. Nhưng câu chuyện này không thể hiện được sự nhân hậu mà chỉ là một câu chuyện cười, nhằm phê phán một số cá nhân trong xã hội.

Việc xác định không đúng mục đích lập luận còn diễn ra khi các em viết một đoạn văn trong một câu chuyện. Ví dụ khi kể lại câu chuyện Vào nghề, HS đã giúp bạn Hà chọn một đoạn văn với kết thúc cho trước, viết thêm phần mở đầu, diễn biến để giúp bạn hoàn chỉnh đoạn văn hoàn chỉnh. Một HS đã viết như sau:

Một hôm, Va-li-a được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Đến đây, em được thưởng thức nhiều tiết mục rất đặc sắc. Nào là những chú khỉ đi xe đạp tinh nghịch khiến em cười nghiêng ngả, hò reo. Em khâm phục trước những chú voi tài năng huơ vòi cúi chào khán giả. Những chú chó tập đếm vui nhộn chạy tung tăng trên sân khấu. Nhưng em thích nhất là tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”.

Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-la-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

Như vậy, trong đoạn văn trên HS chưa xác định rõ mục đích lập luận nên dẫn đến tình trạng chưa đưa ra được những lí lẽ, luận cứ để nói lên sự thích thú của em về tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Phần diễn biến mà em viết chưa thấy được tiết mục đó có ấn tượng mạnh, tác động vào suy nghĩ,

ước mơ của em như thế nào để đi đến kết luận nói lên niềm mơ ước được

như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

Đối với thể loại văn Viết thư cũng vậy. Trong một bức thư, học sinh không những phải thể hiện đúng cấu tạo của một bức thư mà cần phải thể hiện rõ nội dung yêu cầu cần phải viết đã nêu ở đề bài. Nếu không chú trọng việc xác định rõ để bài sẽ dẫn đến việc viết không đúng trọng tâm, không đạt yêu cầu đã đề ra. Ví dụ: Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

Học sinh đã viết như sau:

Sơn Châu, ngày 12 tháng 10 năm 2013 Bình thân mến!

Lâu lắm rồi mình không gặp bạn nhỉ? Bạn có khoẻ không? Bố mẹ bạn vẫn làm ở cơ quan cũ chứ? Mình nhớ bạn lắm! Mình nhớ cả cu Tũn nữa, cu cậu chắc bây giờ lớn lắm rồi ấy nhỉ?

Thế là bạn và mình đã học lớp 5 rồi đó. Chúng ta sắp sửa xa mái trường tiểu học thân yêu để bước sang ngôi trường mới. Tổng kết năm học vừa rồi mình đạt học sinh giỏi Bình à. Bố mẹ mình hứa nếu lớp 5 mình tiếp tục đạt học sinh giỏi thì sẽ được thưởng một chuyến du lịch đi Hà Nội đó. Mình thích lắm, mình sẽ cố gắng học thật giỏi.

Thôi, giờ mình phải học bài đây, hẹn bạn trong những lá thư lần sau. Bạn gắng học thật giỏi, thật tốt nhé!

Bạn của Bình Quỳnh Anh

Như vậy, bức thư trên đã đảm bảo cấu tạo của một bài văn viết thư nhưng chưa đạt được mục đích của đề bài là kể cho bạn nghe về tình hình lớp em hay trường em. Bức thư này chỉ mang tính chất hỏi thăm và kể về việc học của bản thân.

Việc không đọc kĩ đề, không xác định rõ cần làm sáng tỏ những vấn đề nào mà đề bài yêu cầu dẫn đến mục đích lập luận đi theo một hướng khác là lỗi không phổ biến trong các bài làm văn của các em nhưng lại là lỗi trầm trọng dẫn đến lỗi sai cho cả toàn bài.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w