8. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Kết quả thử nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm ở các lớp thực nghiệm và dự giờ ở các lớp đối chứng, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh về kĩ năng sửa lỗi lập luận thông qua kĩ năng viết bài, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Kết quả khắc phục lỗi lập luận của học sinh lớp 4
Nhóm Số HS Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu TN 60 12 (20%) 26 (43,3%) 17 (28,3%) 5 (8,4%) ĐC 60 8 (13,3%) 19 (31,7%) 24 (40%) 9 (15%)
Kết quả trên cho thấy rằng kĩ năng khắc phục lỗi lập luận lớp 4 của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn so với học sinh lớp đối chứng. Mức độ giỏi và khá của lớp thực nghiệm lần lượt là 20 % và 26 %, của lớp đối chứng là 13, 3 % và 31, 7 %. Tỉ lệ học sinh đạt kết quả ở mức độ trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm lại thấp hơn lớp đối chứng.
Bảng 3.4. Kết quả khắc phục lỗi lập luận của học sinh lớp 5
Nhóm Số HS Mức độ
Giỏi Khá Trung bình Yếu TN 64 15 (23,4 %) 26 (40,6 %) 19 (29,7 %) 4 (6,3 %) ĐC 64 10 (15,6 %) 19 (29,7 %) 25 (39,1 %) 10 (15,6 %)
Qua bảng trên cho thấy, sau khi thực hiện một số biện pháp khắc phục lỗi lập luận thì chất lượng bài làm của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt mức điểm giỏi và khá ở lớp thử nghiệm cao hơn tỉ lệ học sinh đạt cùng mức điểm của lớp đối chứng. Cụ thể lớp thực nghiệm: giỏi 23,4% khá 40,6 %; lớp đối chứng: giỏi 15,6 %, khá 29,7 %. Còn mức độ trung bình và yếu, tỉ lệ học sinh ở lớp thực nghiệm thấp hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Cụ thể: lớp thực nghiệm: trung bình 29,7 %, yếu 6,3 %; lớp đối chứng: trung bình: 39,1 %, yếu 15, 6 %.
Đồng thời dựa vào kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm so với bài văn ban đầu của các em thì cho thấy kết quả đạt được của các em khả quan hơn. Số bài đạt loại giỏi có số lượng tăng lên khá nhiều, số bài yếu giảm dần so với ban đầu. Các em đã biết cách xác định rõ mục đích lập luận là gì trong đề bài, các chi tiết luận cứ đưa ra phong phú hơn và được sắp xếp một cách hợp lí.
Từ những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy những biện pháp mà chúng tôi đề xuất bước đầu có hiệu quả, học sinh nhận thấy được những lỗi mà mình còn mắc phải trong bài làm văn từ đó có ý thức khắc phục lỗi. Từ đó cho thấy kết quả học tập của học sinh ở những lớp được tiếp cận với biện pháp mới có sự thay đổi tích cực hơn so với kết quả học tập của những học sinh đang được rèn luyện theo những biện pháp thông thường.
Quá trình tiến hành thử nghiệm đã thu được kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Điều này cho thấy rằng những biện pháp chúng tôi đưa ra là hiệu quả.
Từ đó chúng tôi đã có những kết luận sau:
- Học sinh đã biết nhận ra những lỗi lập luận của mình trong bài văn: xác định sai mục đích lập luận; các hình ảnh, chi tiết lập luận chưa phù hợp; việc sắp xếp, tổ chức các chi tiết chưa hợp lí…
- Từ việc nhận ra lỗi đó, kĩ năng viết văn của HS đã được nâng cao rõ rệt: thể hiện được mục đích cần viết; luận cứ phù hợp; sử dụng các chỉ dẫn lập luận chính xác…và rút ra được kinh nghiệm làm bài cho bài văn sau.
- Học sinh có lối diễn đạt trong sáng, mạch lạc, súc tích, chặt chẽ, giàu hình ảnh, đáp ứng được yêu cầu của đề bài, có sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc trong bài viết lại của mình.
- Trong các giờ học, HS tích cực, tự giác cao, có tinh thần ham học hỏi. Tuy nhiên trong quá trình dạy học thử nghiệm, HS còn gặp một số khó khăn khi giải quyết nhiệm vụ được giao. Từ đó chúng tôi đã rút kinh nghiệm để điều chỉnh một số yếu tố cho phù hợp với học sinh hơn.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục lỗi lập luận trong các bài làm văn của HS lớp 4, 5 như sau:
- Chữa lỗi lập luận trong giờ trả bài tập làm văn.
- Chữa lỗi lập luận thông qua việc hình thành những kiến thức sơ giản về yếu tố lập luận.
- Chữa lỗi về lập luận thông qua việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập.
Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đều trình bày cụ thể cơ sở khoa học của việc đề xuất biện pháp, cách thực hiện biện pháp và nêu lên các ví dụ minh hoạ cho các trường hợp. Việc hình thành kĩ năng lập luận cho HS từ đó phát hiện và chữa lỗi lập luận cho các em cần thực hiện trong khoảng thời gian dài, cần luyện tập củng cố thường xuyên qua từng lớp cụ thể. Do đó các biện pháp cần được vận dụng một cách sáng tạo trong những tình huống, trong từng trường hợp, trong từng tiết học cụ thể, có sự phối kết hợp với các phân môn khác để đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Từ những biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm ở một số trường tiểu học ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy, những biện pháp chúng tôi đề xuất có tính khả thi, tính hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.1. Người nói, người viết được xem là đang tiến hành một lập luận khi tham gia giao tiếp, khi đó họ phải tìm và tổ chức các lí lẽ theo một cách nhất định để thuyết phục người nghe, người đọc đồng ý với kết luận của mình. Lập luận xuất hiện phổ biến trong các hoạt động giao tiếp. Không chỉ ở những hoạt động giao tiếp mang tính nghi thức mà cả những hoạt động giao tiếp không mang tính nghi thức, không chỉ ở văn bản viết mà cả trong nói năng sinh hoạt hàng ngày cũng sử dụng lập luận. Chính vì thế, lập luận có vai trò rất lớn nhằm đạt hiệu quả giao tiếp đã được xác định.
Tập làm văn là phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn này là rèn luyện cho HS hai kĩ năng sản sinh ngôn ngữ: nói và viết. Vì vậy, vận dụng lí thuyết lập luận vào dạy học TLV thông qua việc khắc phục lỗi lập luận là hết sức cần thiết, nó sẽ giúp các em rèn luyện được kĩ năng nói, viết, nâng cao năng lực giao tiếp cho HS.
1.2. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, số bài văn mắc lỗi lập luận của HS lớp 4, 5 khá lớn. Hầu hết bài làm của các em chưa đạt được hiệu lực lập luận cao nhất. Việc này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguồn gốc do việc rèn kĩ năng lập luận trong viết đoạn văn kể - tả ngắn ở lớp 2, 3 chưa phù hợp. Từ đó dẫn đến các lớp trên các em lại sa vào lỗi này và không hoàn thành được một bài văn hoàn chỉnh đạt mục đích giao tiếp cao nhất do lỗi về lập luận còn tồn tại. Một số bài văn đã có xuất hiện yếu tố lập luận nhưng kĩ năng này của HS còn hạn chế. Bài viết của các em tuy có ba phần rõ ràng nhưng sự liên kết giữa các phần còn lỏng lẻo, câu văn thiếu mạch lạc,
chưa giàu hình ảnh và cảm xúc, câu văn lập luận chưa chặt chẽ nên không có sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.
1.3. Qua việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, cũng như dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung chương trình TLV lớp 4, 5, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp sửa lỗi lập luận trong các bài văn của HS. Các biện pháp này nhằm giúp HS khắc phục các lỗi về lập luận như phân tích đề, sắp xếp ý, liên kết các ý, các câu, lựa chọn và sử dụng các từ ngữ phù hợp giúp các em nhận ra những hạn chế trong bài văn của mình để không lặp lại lỗi trong những bài văn sau nhằm nâng cao chất lượng dạy học TLV trong nhà trường tiểu học. Các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ, không chỉ trong phân môn TLV mà có thể thực hiện qua các phân môn khác, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phân môn và cần thực hiện trong một quá trình lâu dài.
2. Kiến nghị
2.1. Các nhà biên soạn chương trình SGK nên xem xét để đưa một số vấn đề của lí thuyết lập luận vào chương trình Tiếng Việt ở tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả lập luận trong các bài làm văn của HS.
2.2. Các Sở GD và ĐT nên tổ chức các lớp tập huấn bổ túc kiến thức về ngữ dụng học nói chung và lí thuyết lập luận nói riêng cho GV tiểu học. Khi được tập huấn, GV sẽ thấy được tầm quan trọng của lập luận trong giao tiếp. Từ đó, GV sẽ có sự quan tâm tìm hiểu và đưa ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận cũng như sửa lỗi lập luận phù hợp với thực tế dạy học của trường, phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
2.3. Các cấp quản lí cho phép ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học phân môn TLV lớp 4, 5 ở trường tiểu học góp phần khắc phục lỗi về lập luận của HS, nâng cao năng lực giao tiếp cho HS, đáp ứng yêu cầu dạy học Tập làm văn ở lớp 4 - 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Thị Thuỷ An, Hồ Thanh Yến (2011), Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 56/2011.
2. Chu Thị Thuỷ An, Phạm Thanh Nhiệm (2013), Thực trạng rèn luyện kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4 - 5 hiện nay, Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt, 8/2013.
3. Hoàng Hoà Bình (1997), Dạy văn cho học sinh Tiểu học, Nxb Giáo dục 4. Phan Mậu Cảnh (2002), Ngôn ngữ học trong văn bản, Tủ sách Đại
học Vinh.
5. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm.
7. Nguyễn Đức Dân (2000) Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Dân (1999) Logic và tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.
9. Nguyễn Trí Dũng (2013), Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 4 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An.
10. Nguyễn Thị Hoa (2013) Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho học sinh lớp 2, 3 theo lí thuyết lập luận, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh.
11. Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lí học tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh, (2003) Giải đáp 188 câu hỏi về
giảng dạy môn Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Phan Quốc Lâm (2005), Tâm lí học tiểu học, Tủ sách Đại học Vinh. 14. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
15. Lê Phương Nga (chủ biên)(2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt (2 tập), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
16. Lê Phương Nga (chủ biên)(2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.
17. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Phạm Thanh Nhiệm (2013), Rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An. 19. Chu Thị Hà Thanh (2013) Giáo trình Sau đại họcNgữ pháp văn bản và
dạy học Tập làm văn ở tiểu học, Nxb Đại học Vinh.
20. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4 SGK (2 tập), Nxb Giáo dục Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 5 SGK (2 tập), Nxb Giáo dục Hà Nội.
22. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4 Sách giáo viên (2 tập), Nxb Giáo dục Hà Nội.
23. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 5 Sách giáo viên (2 tập), Nxb Giáo dục Hà Nội.
24. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 4, Nxb Giáo dục.
25. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2008), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 5,Nxb Giáo dục.
26. Nguyễn Thị Thu Trang (2014) Rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện cho học sinh lớp 4 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An.
27. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
28. Nguyễn Trí (2003), Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
29. Trương Thị Cẩm Vân (2013), Phát triển kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 - 3 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, Nghệ An. 30. Hồ Thanh Yến (2011), Vận dụng lí thuyết lập luận vào việc rèn luyện kĩ
năng nói, viết cho học sinh qua phân môn Tập làm văn lớp 4, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài
Trả bài văn tả người
(Tiếng Việt 5, t1, tr.159)
I. Mục tiêu
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho về bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Biết phát hiện lỗi có trong bài làm
- Có ý thức tham gia sửa lỗi: biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài, tự viết lại một đoạn hoặc cả bài cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi một số đoạn, câu mắc lỗi lập luận
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài 2. Dạy bài mới
Hoạt động 1:Nhận xét về kết quả làm bài của cả lớp
- Mời 1 HS nêu lại đề bài (GV viết lên bảng)
- GV nhận xét một số lỗi chung điển hình của cả lớp về chính tả, cách dùng từ, đặt câu…
- GV nhận xét những mặt ưu và nhược điểm trong bài làm văn của cả lớp
- Em hãy tả một người bạn thân của em
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm - HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa lỗi a, Chữa lỗi chung
GV phát trả bài cho cả lớp
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm của mình
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Chúng ta sẽ tả về những gì?
- Tả ngoại hình của bạn bao gồm tả những yếu tố nào?
- Khi miêu tả mái tóc thì có thể sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả? - Khi miêu tả về hình dáng một bạn dùng từ “lọm khọm”, có phù hợp không? - Vậy có những từ ngữ nào để tả về hình dáng của bạn? - Để tả về một người bạn tinh nghịch, lém lỉnh hay đó là một người bạn đáng yêu, hiền lành thì cần miêu tả như thế nào?
Như vậy, khi miêu tả về bạn, các em cần lựa chọn các chi tiết phù hợp để qua đó bộc lộ được tính cách của bạn mình.
- Yêu cầu HS xem thử trong bài mình các chi tiết, hình ảnh miêu tả đã phù hợp chưa
- HS xem lại bài, xem nhận xét đánh giá của GV. - Tả về một người bạn thân - Miêu tả về ngoại hình, tính cách của người bạn đó - Mái tóc, khuôn mặt, hình dáng... - Tóc đen nhánh, óng ả, mượt mà, mềm mại, hoe vàng, dài ngang vai, tóc ngắn….
- Dùng từ “lọm khọm” không phù hợp vì từ này thường dùng để tả về các cụ già.
- Đó là các từ: cao, thấp, gầy, béo,