Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 105)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm sư phạm

3.3.1.1. Mục đích thử nghiệm

Thử nghiệm tiến hành nhằm kiểm chứng hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất để sửa lỗi lập luận trong các bài tập làm văn lớp 4, 5.

3.3.1.2. Nội dung thử nghiệm

Đưa biện pháp chữa lỗi trong giờ trả bài kết hợp với phương pháp hình thành các hiểu biết sơ giản về yếu tố lập luận vào trong các bài TLV đê khắc phục lỗi lập luận trong bài làm văn của học sinh lớp 4, 5.

3.3.1.3. Phương pháp thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành ở khối lớp 4, 5 thuộc 2 trường tiểu học. Mỗi trường chọn 2 lớp: lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Trong đó lớp thử nghiệm các bài dạy được tiến hành theo các biện pháp chúng tôi đã đề xuất, còn lớp đối chứng GV dạy bình thường theo các biện pháp dạy học dự định.

3.3.1.4. Tổ chức thử nghiệm

a. Thời gian thử nghiệm

Việc dạy thử nghiệm được tiến hành bình thường theo thời khoá biểu của trường thử nghiệm, không làm đảo lộn hoạt động của trường thử nghiệm, không ảnh hưởng đến tâm lí của học sinh.

b. Cơ sở thử nghiệm

Hai trường tiểu học trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: - Trường tiểu học Sơn Ninh

c. Đối tượng thử nghiệm

Học sinh lớp 4 và lớp 5 thuộc hai trường Tiểu học đã chọn, mỗi trường chúng tôi chọn 4 lớp, gồm 2 lớp 4 và 2 lớp 5. Mỗi khối lớp chia ra: lớp thử nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp thử nghiệm và lớp đối chứng được chọn theo qui tắc: cân bằng về số lượng, giới tính và lực học.

Bảng 3.1. Các lớp thử nghiệm và lớp đối chứng

Trường Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Lớp Số HS Lớp Số HS Lớp 4 Số HS Lớp Số HS Trường Tiểu học Sơn Ninh 4A 30 5A 32 4B 30 5B 32 Trường Tiểu học Sơn Châu 4B 30 5B 32 4A 30 5A 32 d. Bài thử nghiệm

- Trả bài văn: Kể chuyện, Tuần 13 (Tiếng Việt 4, t.1) - Trả bài văn: Tả người, Tuần 21 (Tiếng Việt 5, t.2)

e. Giáo án thử nghiệm

Sau khi đã lựa chọn các bài thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án. Giáo án được thiết kế tương đối chi tiết để giáo viên dễ sử dụng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thiết kế giáo án chúng tôi đã khảo sát lỗi lập luận có trong bài làm văn kiểm tra viết của các em. Đồng thời khi thiết kế giáo án chúng tôi cũng đã tính đến khả năng vận dụng sáng tạo của giáo viên trong tiến trình lên lớp cũng như khả năng tiếp thu của học sinh từng lớp, từng trường. Giáo án được thiết kế xong, được chính tác giả dạy thử và nhờ giáo viên của trường thử nghiệm dự giờ nhằm phát hiện những điểm chưa hợp lí để bổ sung, sửa chữa trước khi đưa vào dạy ở đối tượng thử nghiệm đã chọn.

Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lỗi lập luận trong các bài kiểm tra viết của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau.

Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra viết của HS lớp 4, 5

Trường Lớp Số HS Mức độ Giỏi Khá TB Yếu Trường Tiểu học 4A 30 3 7 16 4 4B 30 3 9 12 6 5A 32 2 9 16 5 5B 32 2 11 15 4 Trường Tiểu học 4A 30 3 9 13 5 4B 30 2 8 15 5 5A 32 2 10 14 6 5B 32 3 10 12 7

Tiến hành giảng dạy theo phương án thử nghiệm đã thiết kế ở lớp thử nghiệm và giảng dạy theo phương pháp thông thường ở các lớp đối chứng.

a. Các tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm

Tiêu chí đánh giá kĩ năng khắc phục lỗi lập luận của HS: Tiêu chí 1: Khắc phục được lỗi xác định mục đích lập luận.

Tiêu chí 2: Khắc phục được lỗi lựa chọn và sử dụng các luận cứ, chi tiết phù hợp.

Tiêu chí 3: Khắc phục được lỗi tổ chức, sắp xếp các thành tố lập luận. Tiêu chí 4: Khắc phục được lỗi sử dụng các phương tiện định hướng, nối kết lập luận.

Các tiêu chí này chúng tôi chia ra làm 4 mức độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu.

- Mức độ giỏi (9 - 10 điểm): Học sinh đáp ứng được tất cả các tiêu chí đã nêu.

- Mức độ khá (7 - 8 điểm): Học sinh đáp ứng được 3 trong 4 tiêu chí đã nêu.

- Mức độ trung bình (5 - 6 điểm): Học sinh đáp ứng được 2 trong 4 tiêu chí đã nêu.

- Mức độ yếu (3 - 4 điểm): Học sinh đáp ứng được 1 trong 4 tiêu chí đã nêu.

b. Xử lí kết quả thử nghiệm

Để tiến hành xử lí kết quả khắc phục lỗi lập luận ở lớp thử nghiệm và lớp đối chứng nhằm rút ra kết luận khoa học, chúng tôi đã đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, trao đổi các đối tượng thử nghiệm, nhóm nào có điểm trung bình lớn hơn thì nhóm đó có kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng lỗi về lập luận trong bài tập làm văn của học sinh lớp 4, 5 và biện pháp khắc phục (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w