2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long
Mang Thít nằm ở phía Đông tỉnh Vĩnh Long, cách trung tâm thành phố 30 km; phía Bắc giáp huyện Long Hồ; phía Đông giáp sông Cổ Chiên ngăn cách với tỉnh Bến Tre; phía Tây giáp huyện Long Hồ và huyện Tam Bình cùng tỉnh; phía Nam giáp sông Măng Thít ngăn cách với huyện Vũng Liêm cùng tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên 159,7 km2.
Mang Thít là một huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam Bộ Việt Nam, Huyện có sông Mang Thít không những là một thuỷ lộ quan trọng cả vùng đồng bằng sông cửu long mà đây còn là nơi nuôi cá bè cho năng suất rất cao. Mang Thít còn là huyện sản xuất nhiều lúa gạo và trái cây ngon, đến Mang Thít du khách hãy viếng Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang để có thể biết thêm nhiều về lịch sử hình thành cũng như tư tưởng của đạo Cao Đài Việt Nam.
Hệ thống giao thông ở Mang Thít tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường bộ. Đường sông nhờ có sông Măng chảy qua với chiều dài gần 20 km; tuyến quốc lộ 1A, các tỉnh lộ 902, 903 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 40km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Mang Thít là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, Nhân dân Mang Thít có truyền thống yêu nước và cách mạng. Toàn huyện có 5 xã đã được phong tặng danh hiệu xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
2.1.2. Điều kiện xã hội huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long
Tổng số dân 100.285 người; có 12 xã và 1 thị trấn. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên trung bình hàng năm là 1,59%, mật độ dân số trung bình
khoảng 625 người/km2, là huyện có nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh.
Cùng với phát triển kinh tế, huyện Mang Thít cũng đầu tư mạnh cho công tác xã hội, xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở, đặc biệt là mảng giao thông nông thôn. Mang Thít đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cấp và xây dựng các tuyến đường liên ấp, liên xã thông xe hai bánh cả hai mùa mưa - nắng.
Hầu hết các xã đều có trường TH và THCS, thậm chí có xã đến 1 - 2 điểm trường. Riêng khối trung học là 3 điểm trường và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường Trung học Mang Thít, bán công Mang Thít (nay là trường THPT Nguyễn Văn Thiệt), trường cấp 2- 3 Mỹ Phước. Các điểm trường đều được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Mang Thít là huyện đi đầu trong tỉnh phổ cập hết trung học cơ sở và hướng tiếp theo là phổ cập trung học phổ thông.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long
Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, cây ăn quả và chăn nuôi. Những năm gần đây, tận dụng lợi thế từ con các con sông, nông dân huyện phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản, mang lại thu hoạch cao, góp phần thúc đẩy cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Huyện Mang Thít có 2 vùng sản xuất thủy sản chính là tuyến sông Măng Thít và dọc sông Cổ Chiên.
Ngành thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh ở Mang Thít, đặc biệt là nghề làm gốm mỹ nghệ. Gốm mỹ nghệ Mang Thít có màu sắc đặc trưng, mẫu mã đa dạng từ đơn giản đến tinh xảo hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các lò sản xuất gạch nung và gốm xứ mỹ nghệ tập trung ở xã Nhơn Phú, Mỹ An, Mỹ Phước... Sản phẩm gốm mỹ nghệ Mang Thít đã có mặt trên
thị trường thế giới, đặc biệt là các nước Á - Âu. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ gia công xuất khẩu khác: dệt chiếu và đan lát,...
Sự nghiệp Giáo dục, Y tế, Văn hoá - xã hội được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Huyện đã hoàn thành PCGD TH đúng độ tuổi và PCGD THCS. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.