Về số lượng, chất lượng, cơ cấu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

1.7.4.1. Số lượng

- Quy mô thể hiện bằng số lượng, mục tiêu phát triển của CBQL về quy mô là đảm bảo số lượng cán bộ quản lý theo định biên của nhà nước.

- Hạng trường được quy định theo cơ cấu vùng, miền và theo số lớp học mỗi trường của mỗi vùng miền. Quy định hạng trường giúp cho việc thực hiện chế độ phụ cấp của Nhà nước đối với CBQL nói chung, CBQL trường TH nói riêng được công bằng hơn. Hạng trường của cấp TH được quy định như bảng 1.1.

Bảng 1.1: Quy định hạng trường tiểu học [4, tr 2].

TT Trường tiểu học thuộc vùng,

miền Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 1 Trung du, đồng bằng, thành phố. Từ 28 lớp trở lên Từ 18 đến 27

lớp

Dưới 18 lớp 2 Miền núi, vùng sâu, hải đảo Từ 19 lớp trở lên Từ 10 đến 18

lớp

Dưới 10 lớp 1.7.4.2. Chất lượng

- Theo khái niệm triết học chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị của con người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của con người và sự vật và phân biệt nó với con người và sự vật khác. Như vậy, từng CBQL có chất lượng của cá nhân họ như những điểm mạnh của bản thân. Đồng thời các CBQL trong một cấp học qua hoạt động quản lý sẽ thể hiện chất lượng của cả CBQL [39, tr8].

- Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Cụ thể hơn, chất lượng từng CBQL thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân họ thông qua các hoạt động quản lý.

- Đồng thời chất lượng là mục tiêu của hoạt động trong đó có giáo dục, nó có yếu tố cạnh tranh trong đời sống, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, chất lượng thay đổi theo thời gian, lịch sử, trình độ xã hội. Nó có tính chất chủ quan do con người mong muốn đề ra và nó có tính chất khách quan vì nó là phẩm chất do sản phẩm đề ra với đặc tính khách quan, chất lượng được thể hiện ra ngoài qua các thuộc tính của sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự thay đổi chất lượng kèm theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao gồm gắn liền với tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của số lượng và chất lượng.

1.7.4.3. Cơ cấu

Thể hiện độ tuổi giới tính, dân tộc, bộ môn chuyên môn, thâm niên quản lý, vùng miền,... mục tiêu của phát triển cơ cấu đội ngũ CBQL là tạo ra sự hợp lý tập trung vào các mặt chủ yếu sau:

- Độ tuổi và thâm niên: hài hòa về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác. Cụ thể: bổ nhiệm lần đầu Nam không quá 45 tuổi, Nữ không quá 40 tuổi.

- Giới: Phát huy được các ưu thế của nữ trong quản lý để phù hợp với đặc điểm của ngành giáo dục (có nhiều nữ).

- Dân tộc: phát huy được yếu tố người dân tộc trong quản lý để phù hợp địa bàn có dân tộc khmer (riêng huyện Mang Thít yêu cầu này không đáng kể).

- Chuyên môn được đào tạo: Có cơ cấu hợp lý về các chuyên ngành chuyên môn cơ bản được đào tạo (tự nhiên, xã hội,…); đồng thời đảm bảo chuẩn hóa và trên chuẩn về chuyên môn được đào tạo. Cụ thể: phải có trình độ Cao đẳng sư phạm trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm.

1.8. Các chức năng phát triển đội ngũ CBQL trường TH

- Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu của tổ chức, hình thành các chiến lược chung để đạt được những mục tiêu đó và xây dựng các phương pháp chi tiết để kết hợp và điều phối công việc. Lập kế hoạch đề cập tới các kết quả ( những gì sẽ được thực hiện?) và phương tiện ( những công việc đó được thực hiện như thế nào?). Hay nói cách khác lập kế hoạch là việc lựa chọn trước một phương án hành động trong tương lai cho tổ chức bộ phận hay cá nhân trên cơ sở xác định mục tiêu cần đạt và phương pháp để đạt mục tiêu đó.

- Do phải xác định các yếu tố trong tương lai nên đối với việc lập kế hoạch công tác dự báo đóng vai trò rất quan trọng và phương pháp dự báo, phân tích là phương pháp cơ bản trong việc lập kế hoạch.

- Lập kế hoạch đòi hỏi người quản lý phải xác định trước xem tổ chức cần phải làm những việc gì? Làm như thế nào? Làm khi nào? Hay nói cách khác quá trình lập kế hoạch phải liên quan đến tất cả các nhà quản lý cũng như thành viên trong toàn bộ tổ chức.

1.8.2. Chức năng tổ chức các kế hoạch

Là quá trình tiếp nhận phân phối và sắp xếp nguồn lực theo cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt nhất mục tiêu đã đề ra.

1.8.3. Chức năng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch

Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao.

- Nội dung của chức năng chỉ đạo:

+ Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ. + Đôn đốc, động viên, khuyến khích.

+ Giám sát và sửa chửa.

+ Thúc đẩy các hoạt động phát triển.

- Đánh giá thực hiện kế hoạch thường được hiểu là sự đo lường một cách hệ thống, chính thức và công khai kết quả thực hiện kế hoạch so với các tiêu chuẩn đã đề ra.

- Đánh giá thực hiện kế hoạch là sự đo lường bởi các kết quả thực hiện kế hoạch có thể được lượng hóa bằng điểm số, liệt kê các sự kiện hoặc so sánh sự thực hiện kế hoạch của các cá nhân.

- Đánh giá thực hiện kế hoạch được đo lường một cách hệ thống vì nó được xây dựng theo trình tự, nó bao gồm các yếu tố cơ bản, có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó là: Các tiêu chuẩn thực hiện kế hoạch, đo lường sự thực hiện kế hoạch theo các tiêu thức trong tiêu chuẩn và thông tin phản hồi giữa người lao động với bộ phận quản lý.

- Đánh giá thực hiện kế hoạch được đo lường một cách chính thức và công khai vì nó được phổ biến rộng rãi trong tổ chức, và được áp dụng cho tất cả mọi người theo quy định.

1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường TH

Bản chất của việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH là vấn đề thực hiện hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó, việc xây dựng và đề bạt, bổ nhiệm phải thật sự chặt chẽ, đảm bảo tính kế thừa. Dưới đây luận văn đi sâu nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với CBQL trường TH. Bởi vì những yếu tố này là những yếu tố quan trọng phản ánh bản chất của công tác quản lý cán bộ, không thể thiếu của chiến lược cán bộ.

1.9.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL

Công tác quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý

biết được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới,… của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL; đồng thời xây dựng được các kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng (phẩm chất và năng lực) cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Mặt quan trọng hơn là kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục huyện Mang Thít nói chung và trong các trường tiểu học nói riêng. Như vậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến quy hoạch là nói đến một công việc rất quan trọng trong việc phát triển đội ngũ CBQL. Như vậy, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.

1.9.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL

Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ.

- Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt đến mục tiêu của nó. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL.

- Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn của đội ngũ, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đủ yêu cầu.

- Luân chuyển (có thể hiểu là bao hàm cả điều động) CBQL có tác dụng làm cho đội ngũ được thử thách và rèn luyện trong một môi trường làm việc mới; mặt khác, lại tạo điều kiện thỏa mãn các yêu cầu của CBQL.

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là các hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ. Như vậy không thể thiếu được việc đánh giá thực trạng hoạt động của lĩnh vực này; đồng thời không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với các lĩnh vực đó.

1.9.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị; lý luận và thực tiễn quản lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ các điều kiện mang tính tự thân trong việc hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ.

Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Như vậy, để phát triển đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vực này.

1.9.4. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL

Kết quả một số hoạt động nào đó của con người nói chung và chất lượng một số hoạt động của con người nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ mà việc

chất lượng đội ngũ CBQL được bổ nhiệm ngày càng được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức.

Như vậy để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường TH nói riêng cần phải có những giải pháp về lĩnh vực này.

1.9.5.Thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá chất lượng CBQL

- Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu được trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và các chủ thể quản lý nói chung và của công tác tổ chức cán bộ nói riêng.

- Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình đội ngũ CBQL thực tại cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi trong việc phát triển đội ngũ CBQL. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với tiêu chuẩn đội ngũ. Nói như vậy, đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng không thể không nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua đánh giá đội ngũ; để từ đó thiết lập các giải pháp quản lý khả thi về lĩnh vực này.

Như vậy để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường TH nói riêng cần phải có những giải pháp về lĩnh vực này.

Kết luận chương 1

Từ vấn đề nghiên cứu nêu trên tôi nhận biết được để phát triển đội ngũ CBQL trường TH phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau:

- Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH.

- Lĩnh vực tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường TH.

- Lĩnh vực đánh giá chất lượng CBQL trường TH.

- Lĩnh vực chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường TH - Lĩnh vực tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng về các lĩnh vực quản lý nêu trên, để từ đó đề xuất những giải pháp quản lý khả thi cho mỗi lĩnh vực.

Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

2.1. Khái lược về KT-XH của huyện Mang Thít

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long

Mang Thít nằm ở phía Đông tỉnh Vĩnh Long, cách trung tâm thành phố 30 km; phía Bắc giáp huyện Long Hồ; phía Đông giáp sông Cổ Chiên ngăn cách với tỉnh Bến Tre; phía Tây giáp huyện Long Hồ và huyện Tam Bình cùng tỉnh; phía Nam giáp sông Măng Thít ngăn cách với huyện Vũng Liêm cùng tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên 159,7 km2.

Mang Thít là một huyện vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam Bộ Việt Nam, Huyện có sông Mang Thít không những là một thuỷ lộ quan trọng cả vùng đồng bằng sông cửu long mà đây còn là nơi nuôi cá bè cho năng suất rất cao. Mang Thít còn là huyện sản xuất nhiều lúa gạo và trái cây ngon, đến Mang Thít du khách hãy viếng Thánh Tịnh Ngọc Sơn Quang để có thể biết thêm nhiều về lịch sử hình thành cũng như tư tưởng của đạo Cao Đài Việt Nam.

Hệ thống giao thông ở Mang Thít tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường bộ. Đường sông nhờ có sông Măng chảy qua với chiều dài gần 20 km; tuyến quốc lộ 1A, các tỉnh lộ 902, 903 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 40km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Mang Thít là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, Nhân dân Mang Thít có truyền thống yêu nước và cách mạng. Toàn huyện có 5 xã đã được phong tặng danh hiệu xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w