1.5.1. Chức năng
Cũng như các hoạt động quản lý KT-XH, QLGD có hai chức năng tổng quát như sau:
- Chức năng ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiện hành của nền KT-XH.
- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ KT- XH. Như vậy, QLGD là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế.
Từ hai chức năng tổng quát trên, QLGD phải quán triệt, gắn bó với bốn chức năng được thể hiện ở sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.2: Các chức năng QLGD
Hệ thống QLGD nhà trường hoạt động trong động thái đa dạng, phức tạp. QLGD là quản lý các mục tiêu vừa tường minh vừa trong mối tương tác của các yếu tố chủ đạo theo cụ thể ở sơ đồ 1.3.
Kế hoạch hóa
Kiểm tra Thông tin Tổ chức
Sơ đồ 1.3: Hệ thống QLGD
QLGD chính là quá trình xử lý các tình huống có vấn đề phát sinh trong hoạt động tương tác của các yếu tố trên để nhà trường phát triển, đạt tới chất lượng tổng thể bền vững, làm cho giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của nền kinh tế.
1.5.2. Nhiệm vụ
1.5.2.1. Hiệu trưởng
Theo Điều lệ trường TH, Hiệu trưởng trường TH có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;
HỆ THỐNG QLGD Mục tiêu Nội dung Bộ máy Phương pháp Quy chế Lực lượng Môi trường Đối tượng Điều kiện Hình thức
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình TH cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng [5, tr11].
1.5.2.2. Phó Hiệu trưởng
- Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý trường học và có sức khoẻ.
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công. - Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo quy định [5, tr12].
1.6. Yêu cầu về phẩm, chất năng lực của CBQL trường TH 1.6.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
1.6.1.1. Phẩm chất chính trị
- Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường.
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
1.6.1.2. Đạo đức nghề nghiệp
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường.
- Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi.
- Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.
1.6.1.3. Lối sống, tác phong
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục.
- Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung. - Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
1.6.1.4. Giao tiếp và ứng xử
- Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. - Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh.
- Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh.
- Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường.
- Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
1.6.1.6. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm - Trình độ chuyên môn
+ Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên TH; Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở TH.
+ Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.
+ Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục TH.
- Nghiệp vụ sư phạm
+ Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh.
+ Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục TH.
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.
- Năng lực quản lý trường TH Hiểu biết nghiệp vụ quản lý:
+ Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; + Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.
+ Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.
+ Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường + Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
+ Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định.
+ Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Quản lý học sinh
+ Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác PCGDTH và PCGDTH đúng độ tuổi tại địa phương.
+ Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không bỏ học.
+ Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh.
- Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục
+ Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp.
+ Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh.
+ Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường TH theo quy định.
+ Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình TH cho học sinh và trẻ em trên địa bàn.
- Quản lý tài chính, tài sản nhà trường
+ Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả.
+ Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật. + Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Quản lý hành chính và hệ thống thông tin
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường.
+ Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định.
+ Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường.
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định. - Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định.
+ Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý.
+ Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường.
- Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
+ Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội - Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh
+ Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học.
+ Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh.
- Phối hợp giữa nhà trường và địa phương
+ Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục TH trên địa bàn.
+ Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định.
+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng [6, tr3].
1.7. Nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường TH 1.7.1. Tuyển chọn, sử dụng, đánh giá
1.7.1.1. Tuyển chọn
Trong quản lý nguồn nhân lực tuyển chọn bao gồm hai bước đó là tuyển mộ và lựa chọn. Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tham gia làm việc.
Tuyển mộ cũng có nghĩa là tập trung các ứng cử viên lại. Chọn lựa là quyết định xem trong các ứng cử viên ấy ai là người đủ các tiêu chuẩn để đảm đương được công việc, các ứng cử viên này là người trong quy hoạch.
Quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ. Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu dưới đây:
- Tuyển chọn phải xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Tuyển chọn được những người có trình độ chuyên môn cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt.
- Tuyển chọn những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc với tổ chức.
1.7.1.2. Sử dụng
Sử dụng bao gồm: Triển khai việc thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ, thực hiện bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý, phẩm chất chính trị; kiểm tra, đánh giá sàng lọc, thực hiện bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.
1.7.1.3. Đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một trong các chức năng của nhà quản lý. Kiểm tra chính là xem xét tình hình thực hiện công việc của nhà quản lý đối với đối tượng quản lý. Thông qua kiểm tra giúp chủ thể quản lý điều khiển tối ưu hệ thống quản lý của mình. Đánh giá là đối chiếu với tiêu chuẩn quy định để phân loại thành tựu hiện thời của những đối tượng cần đánh giá, xác định xem họ có xứng đáng được khen thưởng, cân nhắc hoặc tiếp tục được giữ chức hay
họ cần phải đi đào tạo, huấn luyện thêm, hoặc bị sa thải. Kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động liên quan mật thiết với nhau, góp phần nâng cao chất lượng quản lý.
Việc lựa chọn và sử dụng CBQL có đạo đức, có năng lực đáp ứng nhiệm vụ được giao vừa là một yêu cầu, vừa là nguyên tắc sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đúng quy định, kịp thời để giáo dục luôn luôn phát triển.
1.7.2. Về đào tạo, bồi dưỡng
- Bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, CBQL ít nhất phải được đào tạo trình độ trung cấp chính trị trở lên.
- Đào tạo trình độ sau đại học cần quan tâm đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp và QLGD, Phòng GD&ĐT phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng.
- Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; - Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 4, có trọng đến chất lượng CBQL và việc nắm bắt thông tin.
- Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý.
- Bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành GD&ĐT.
1.7.3. Về chính sách
- Thực hiện tốt các loại phụ cấp như: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm