Kết quả giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục của huyện tương đối ổn định và phát triển vững chắc, số lượng học sinh có chiều hướng giảm và đi vào ổn định, chất lượng giáo dục có hướng phát triển đi lên. Số lượng học sinh xếp loại hạnh kiểm đạt, học lực giỏi ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH các năm đều đạt trên 99% thể hiện ở bảng 2.3 và bảng 2.4.

Bảng 2.3:Số lượng học sinh TH huyện Mang Thít qua 5 năm học.

Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Số học sinh 7972 7874 7767 7612 7497

(Nguồn: Tổ tiểu học – Phòng GD&ĐT huyện Mang Thít)

Bảng 2.4: Xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh TH huyện Mang Thít năm học 2013-2014. Khối Tổng số học sinh Hạnh kiểm Học lực

Đạt Chưa đạt Giỏi Khá Trung bình Yếu

TS % TS % TS % TS % TS % TS % 1 1496 1496 100 868 58.0 403 26.9 208 13.9 17 1.1 2 1466 1466 100 840 57.3 408 27.8 211 14.4 7 0.5 3 1425 1425 100 741 52.0 436 30.6 234 16.4 14 1.0 4 1458 1458 100 718 49.2 471 32.3 259 17.8 10 0.7 5 1652 1652 100 886 53.6 503 30.4 262 15.9 1 0.1 Tổng 7497 7497 100 4053 54.1 222 1 29.6 117 4 15.7 49 0.7

Thành tích giáo dục huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long:

- Chất lượng GD&ĐT ngày càng được nâng lên. Năm học 2013 – 2014, bậc học Mầm non tỷ lệ huy động số trẻ ra lớp ngày càng tăng, số cháu 1-2 tuổi tới nhà trẻ đạt 6,87%, số trẻ 3 – 4 tuổi đi mẫu giáo đạt 72,64%, số trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Cấp TH trong năm học không có học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh THCS bỏ học thấp 1,1%, số học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình TH đạt 100%, học sinh THCS tốt nghiệp đạt tỷ lệ 96,7%.

- Trong những năm học gần đây, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, số học sinh có thành tích xuất sắc, số lượng học sinh đạt giải cấp tỉnh ngày càng tăng. Năm học 2013-2014 cấp TH có 63 học sinh đạt giải cấp tỉnh ( TDTT, giải toán qua mạng, tiếng anh IOE, ….), cấp THCS có 39 học sinh đạt giải cấp tỉnh ( TDTT, giải toán qua mạng, tiếng anh IOE, ….).

- Mang Thít hoàn thành phổ cập bậc THCS năm 2005, đang tiến tới phổ cập bậc trung học. Chất lượng PCGD TH đúng độ tuổi ngày càng được nâng cao, nhiều địa phương đã hoàn thành chỉ tiêu PCGD TH đúng độ tuổi mức độ 2. Toàn huyện có 04 trường THCS, 14 trường TH, 02 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tiếp tục củng cố, phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thế hệ trẻ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập.

2.2.5. Đánh giá thực trạng giáo dục TH ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

2.2.5.1. Thuận lợi

- Giáo dục Mang Thít được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự chung tay góp sức đầu tư cho giáo dục của toàn xã hội.

- Nhận thức về vai trò, trách nhiệm cá nhân cũng như tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo và toàn dân ngày được nâng lên.

- Huyện uỷ, UBND huyện Mang Thít đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; quan tâm, có chính sách thu hút nhân tài, thu hút giáo viên có trình độ học vấn cao về huyện công tác.

2.2.5.2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất là một trong những khó khăn hàng đầu, trong những năm gần đây, mặc dù đã được đầu tư xây dựng song nhiều trường vẫn còn khó khăn, hiện toàn huyện vẫn còn 14/28 trường TH chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ( trong đó đánh giá theo quyết định số 32: 11 trường; theo thông tư 59: 3 trường). Nhiều trường còn thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy - học chỉ đảm bảo mức độ tối thiểu.

- Ở một số trường chưa có đủ giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tin học, ngoại ngữ. Còn bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu chung của giáo dục hiện nay, một số giáo viên còn vi phạm về đạo đức nhà giáo, vi phạm về các qui định dạy thêm học thêm.

- Đã tiến hành trẻ hoá đội ngũ CBQL nhưng chưa triệt để. Đội ngũ CBQL trường TH có số lượng nhiều ở tuổi 45 trở lên.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến công tác giáo dục của địa phương, trình độ dân trí ở nhiều khu vực còn thấp.

- Chế độ thu hút nhân tài về giáo dục tại huyện đã có song chưa triệt để, chưa có những chính sách thiết thực, cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa yêu nghề, tâm huyết với nghề. - Tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn xảy ra, chưa có hướng chỉ đạo cụ thể.

2.3. Thực trạng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

2.3.1. Về số lượng và cơ cấu

2.3.1.1. Về số lượng

- Tính đến năm học 2013 – 2014, số lượng CBQL ở các trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long là 28 trường

- Tổng số CBQL (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng): 54 ( trong đó có 28 hiệu trưởng, 26 Phó hiệu trưởng) thể hiện ở bảng 2.5; bảng 2.6.

Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.

Tổng số Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Số lượng Tỷ lệ Đảng viên Nữ Số lượng Tỷ lệ Đảng viên Nữ 28 28 100 28 6 26 84.6 22 12

(Nguồn: Tổ chức cán bộ - Phòng GD&ĐT huyện Mang Thít)

Bảng 2.6: Thống kê trình độ CBQL trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long

Tổng Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Quản lý Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Cao cấp Cử nhân Trung cấp Sơ cấp Đại học Bồi dưỡng 54 0 37 12 5 0 0 17 18 1 53

(Nguồn: Tổ chức cán bộ - Phòng GD&ĐT huyện Mang Thít) 2.3.1.2. Về Cơ cấu

- Giới tính: CBQL trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới. Số lượng CBQL nam là 37/54 = 68.6%, nữ giới là 17/54 = 31,3%. Như vậy CBQL nam giới trường TH trong huyện có tỷ lệ cao hơn nhiều so với CBQL là nữ giới, điều này thể hiện sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường TH. Tuy số lượng CBQL là nữ giới ít, song

ngay các trường cũng có cơ cấu giới không đồng đều, nhiều trường cả 2 CBQL đều là nữ giới, hay nhiều trường CBQL đều là nam giới.

Sự mất cấn đối về giới trong các nhà trường tạo nên những khó khăn về tâm lý giới mà các đồng nghiệp cần chia sẻ với CBQL nhà trường để hiểu và tạo điều kiện cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Nếu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường đều là nam giới thì có thể các nữ giáo viên sẽ khó chia sẻ trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong nhà trường. Còn những đơn vị có số nữ CBQL cao thì cũng có những khó khăn trong công tác điều hành vì tính quyết đoán, mạnh dạn trong nữ giới không cao. Sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường TH cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường.

- Về độ tuổi: Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long năm học 2013 – 2014 được trình bày trong bảng số 2.7. Số liệu trong bảng cho thấy, CBQL trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 22 đồng chí tỉ lệ: 40.7 %. Độ tuổi này, các CBQL sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý công tác giảng dạy và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lý. Ở độ tuổi này nhiều CBQL không còn nhiệt huyết với công việc. Nhiều trường có cả 02 CBQL trên 50 tuổi, như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý, chỉ đạo hoạt động trong nhà trường, trừ các trường điểm còn lại các trường cả 02 CBQL trên 50 tuổi chất lượng giáo dục, giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, các phong trào thi đua kết quả không cao. (Như trường TH Tân Long B, TH Bình Phước C, TH An Phước C, TH Chánh An B, TH Nhơn Phú A). Điều đó cho thấy độ tuổi của CBQL ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục nhà trường, công tác chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động trong nhà trường.

Đặc biệt CBQL ở độ tuổi dưới 30 không có, CBQL độ tuổi 30-35 tỷ lệ không cao 3/54, tỉ lệ 5.6%. Như vậy công tác trẻ hoá CBQL là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay. Vì CBQL trẻ sẽ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc cao, sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trẻ cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt mới góp phần thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà sánh kịp với các huyện, thị đứng đầu của tỉnh về giáo dục.

- Về thâm niên quản lý: Thâm niên quản lý của CBQL trường TH huyện Mang Thít được thể hiện trong bảng số 2.7.

Bảng 2.7: Thống kê cơ cấu giới,độ tuổi, thâm niên quản lý của CBQL trường tiểu học Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.

Tổn g

Giới Độ tuổi Thâm niên QL Nam Nữ <30 30- 35 36- 40 41- 45 46- 50 >5 0 <5 5-10 11-15 16-20 >20 SL 37 17 0 3 3 8 18 22 19 31 4 0 0 % 68.6 31. 4 0 5.6 5.6 14. 8 33. 3 40. 7 35.2 57.4 7.4 0 0 Qua bảng cho thấy:

Số CBQL có thâm niên quản lý dưới 5 năm là: 19 cán bộ = 35.2%. Số CBQL có thâm niên quản lý 5 – 10 năm là 31 cán bộ = 57.4%. Số CBQL có thâm niên quản lý trên 11 năm là 4 cán bộ = 7.4%.

2.3.2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Để đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát mẫu 2.8 với 60 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL và giáo viên cốt cán ở các trường TH theo thang điểm 10 của mỗi tiêu chí xếp theo 4

loại: Tốt (9-10 điểm); khá (7-8 điểm); trung bình (5-6 điểm); kém (dưới 5 điểm). Kết quả điều tra ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của CBQL trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long TT Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Kém S L % S L % S L % S L % 1

Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học; Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, quản lý.

37 61.

7 23

38.

3 0 0 0 0

2

Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ. 21 35 29 48. 3 10 16 .7 0 0 3

Có kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học, hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động quản lý giáo dục, giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; có cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học;

32 53.

3 27 45 1

1.

7 0 0

4 Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở TH; Tham gia học tập,

41 68. 3

19 31. 7

nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới;

5

Thực hiện việc tổ chức, kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.

43 71.

7 17

28.

3 0 0 0 0

6

Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; 24 40 34 56. 7 2 3. 3 0 0 7

Có hiểu biết về tin học, ngoại ngữ; biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video. 32 53. 3 26 43. 4 2 3. 3 0 0 8

Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương; nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục TH của địa phương;

54 90 6 10 0 0 0 0

9 Ngoài quản lý, biết cách lập kế hoạch, soạn,

giảng theo hướng đổi mới. 11 20 12 9 0

10

Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh.

11

Họp phụ huynh học sinh đúng quy định; biết cách xử lý tình huống cụ thể trong quá trình quản lý các hoạt động giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo. 43 71. 7 11 18. 3 6 10 0 0 Trung bình 38 4 58. 2 19 5 29. 6 21 3. 2 0 0

Chúng tôi thực hiện thống kê các số liệu trong bảng theo phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá, tỷ lệ % của 4 loại: Tốt, khá, trung bình, kém/ tiêu chí được tính theo số phiếu khảo sát. Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu, đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm là 11 tiêu chí. Tổng số tiêu chí được đánh giá loại tốt là 384/660 = 58.2%; tổng số tiêu chí đánh giá loại khá là 195/660 = 29.6%; tổng số tiêu chí đánh giá loại trung bình là 21/660 = 3.2%. Số tiêu chí đánh giá loại kém: 0.

Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của CBQL trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long đạt ở mức khá tốt. Tỷ lệ CBQL xếp loại trung bình ở các tiêu chí vẫn còn tương đối thấp 3.2%. Tỷ lệ tiêu chí xếp loại tốt chỉ đạt ở mức 58.2%.

2.3.3. Về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống

Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBQL trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát mẫu 2.9 với 60 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, CBQL và giáo viên cốt cán ở các trường TH, Lãnh đạo Phòng Nội Vụ, Đảng Ủy các xã – Thị trấn theo thang điểm 10 của mỗi tiêu chí xếp theo 4 loại: Tốt (9-10 điểm); khá (7-8 điểm); trung bình (5-6 điểm); kém (dưới 5 điểm). Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về phẩm chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w