Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu ở trên, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu với 60 người bao gồm: Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, các chuyên viên phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng các trường TH. Kết quả khảo sát sau khi đã xử lý theo 6 tiêu chí, cho ta kết quả như bảng 3.1.
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
STT Các giải pháp Tính cần thiết/số lượng(tỉ lệ) Tính khả thi/số lượng(tỉ lệ) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1 Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch CBQL trường TH
32 (53.3) 28 (46.7) 39 (65.0) 21 (35.0) 0 2
Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luân chuyển CBQL 23 (38.3) 30 (50.0) 7 (11.7) 38 (63.3) 22 (36.7) 0
3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường TH 40 (66.7) 17 (28.3) 3 (5.0 ) 36 (60.0) 24 (40.0) 0 4 Hoàn thiện chế độ chính sách, đảm bảo các điều kiện làm việc, tạo động lực để đội ngũ CBQL trường TH hoàn thành tốt nhiệm vụ 42 (70.0) 18 (30.0) 30 (50.0) 28 (48.3) 1 (1.7)
5 Hoàn thiện quy trình đánh giá 44 (73.3) 16 (27.7) 35 (58.3) 25 (41.7) 0
CBQL
6
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với
CBQL 47 (78.3) 13 (21.7) 39 (65.0) 21 (35.0) 0
Từ kết quả khảo sát trên cho ta thấy mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đều đạt trên 98%. Điều này cho thấy các giải pháp mà chúng tôi đề xuất là phù hợp và đáp ứng được sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL. Tuy nhiên để những giải pháp này thực sự có hiệu quả đối với việc phát triển đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp QLGD và sự nỗ lực của những người thực hiện.
Tóm lại, qua nghiên cứu kết quả ở các điều tra chúng tôi đi đến nhận định rằng các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng về công tác xây dựng, phát triển và bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế trong thời gian qua chúng ta nhận thấy công tác này vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, bất cập như thiếu sự đồng bộ trong xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL. Phòng GD&ĐT Mang Thít có xây dựng quy hoạch CBQL giai đoạn 2010-2015, 2015 - 2020 nhưng chưa xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL giáo dục TH huyện Mang Thít một cách cụ thể, chi tiết.
Việc tìm hiểu thực trạng tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện những giải pháp vừa phù hợp với nhu cầu chung, vừa sát với nhu cầu và đặc điểm riêng của giáo dục TH huyện Mang Thít là việc làm không thể thiếu.
Vì vậy, chúng tôi tiếp tục đề xuất các giải pháp (đã nêu ở chương 3). Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng các giải pháp đã được đề xuất thực sự có
tính cần thiết và khả thi cao và có thể vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý của Phòng GD&ĐT Mang Thít trong việc phát triển đội ngũ CBQL các trường TH trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1 Phát triển đội ngũ CBQL trường TH, cần tập trung giải quyết tốt 5 lĩnh vực quản lý đó là: Lĩnh vực quy hoạch phát triển đội ngũ, lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; lĩnh vực tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển CBQL; quy trình đánh giá cán bộ; lĩnh vực chế độ, chính sách đãi ngộ và lĩnh vực tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH.
1.2. Năm lĩnh vực nêu trên hiện nay còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu và nguyên nhân chủ yếu là do chưa có giải pháp quản lý hữu hiệu, phù hợp và khả thi.
- Đội ngũ CBQL đa phần lớn tuổi nên khả năng tiếp cận sự đổi mới chậm, việc ứng dụng công nghệ thông tin gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ giữa nam và nữ trong đội ngũ CBQL không đồng đều.
- Phát triển đội ngũ CBQL chưa đủ về số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ CBQL có thể đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng chưa thật sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao.
1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra một hệ thống 6 giải pháp nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường TH, “đổi mới công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ phải được tiến hành thường xuyên liên tục, thực hiện đồng bộ trong toàn bộ hệ thống chính trị; bảo đảm công tác cán bộ vừa có tầm nhìn xa, vừa có chương trình, kế hoạch lộ trình cụ thể, thích hợp và chọn khâu đột phá để tập trung giải quyết” bao gồm:
- Đổi mới quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH.
- Đổi mới công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển CBQL trường TH.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH. - Xây dựng hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường TH.
- Hoàn thiện quy trình đánh giá cán bộ.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường TH.
1.4. Các giải pháp trên đã được kiểm chứng và cho thấy tính hợp lý và khả thi. Như vậy, các nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện, mục đích nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
Hoàn chỉnh các văn bản về đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng CBQL. Thể chế hóa nhiệm vụ, quyền lợi trong đào tạo, bồi dưỡng;
Cần có những chế độ chính sách mới thu hút nhân tài, đặc biệt là những người có trình độ năng lực chuyên môn cao về phục vụ cho ngành giáo dục, đồng thời bố trí công việc hợp lý, đúng năng lực chuyên môn.
2.2. Sở GD&ĐT Vĩnh Long
Chỉ đạo các huyện, thị, thành làm tốt công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ CBQL gắn liền với quy hoạch, quy mô GD&ĐT.
Có chính sách khuyến khích thoả đáng cho CBQL nhà trường.
Thực hiện tốt việc chuẩn hoá đội ngũ CBQL, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị,...
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho CBQL các trường TH trong tỉnh.
Tổ chức cho CBQL tham quan, học tập công tác quản lý của CBQL giỏi, tiêu biểu trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài.,
2.3. Đối với huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mang Thít
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện các nghị quyết về GD&ĐT của Đảng và Nhà nước.
- Phân cấp cho ngành GD&ĐT quyền tự chủ về công tác cán bộ; có hướng dẫn, giám sát của các cấp ủy Đảng.
- Ban hành hướng dẫn quy trình bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL trường TH cho phù hợp với các văn bản hiện hành của nhà nước và phù hợp với thực tiễn huyện Mang Thít.
- Hàng năm có chế độ khen thưởng đối với CBQL có nhiều thành tích xuất sắc trong năm học.
- Hỗ trợ kinh phí và tạo điền kiện cho CBQL học thêm các lớp học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý.
2.4. Phòng GD&ĐT huyện Mang Thít
- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng quy hoạch và thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL, có chú ý lồng ghép giới, dân tộc.
- Thực hiện bổ nhiệm CBQL các trường TH có thêm phần kiến thức trình độ tin học và ngoại ngữ, trình độ lý luận chính trị, có thể tổ chức thí điểm thi tuyển các chức danh CBQL.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho CBQL trường TH. Bổ nhiệm đủ số lượng chức danh phó hiệu trưởng các trường còn thiếu góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường TH.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), tài liệu về nghị quyết và các văn bản kết luận của Hội nghị Trung ương 9, khóa X. NXB Chính trị Quốc gia.
2. Đặng Quốc Bảo (2002), Một số vấn đề về quản lý giáo dục, Trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Chức năng nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học.
4. Bộ GD&ĐT, Bộ Nội Vụ (2006), Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở công lập phổ thông kèm theo thông tư số 35/2006/TTLT/BGDĐT- BBNV ngày 23 tháng 8 năm 2006.
5. Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Hà Nội.
6. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Qui định về chuẩn Hiệu trưởng trường TH.
7. KônđaCốp (1984), Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn quận, huyện, Trường CBQLTW Hà Nội.
8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, trường CBQL GD&ĐT – Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Chính (2002), kiểm định chất lượng giáo dục Đại học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Như Diệm, (1995) Con người và nguồn lực con người trong phát triển, Viện Thông tin khoa học xã hội.
11.Nguyễn Thị Doan – Đỗ Minh Cường – Phương Kỳ Sơn (1996), các học thuyết quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.Đảng CSVN (2010), Văn kiện Đại Hội Ban Chấp Hành trung ương Đảng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
13.Trần Bạch Đằng, (2002) Tính năng động, sáng tạo của người Việt sống trên đất phương Nam. NXB Trẻ, Tp HCM.
14.Phạm Minh Hạc (2001), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15.Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH- HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc Hội (2005), luật Giáo dục, XNB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Hà Sĩ Hồ (1997), “Cần thực sự coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 5/2007), Hà Nội.
18.Nguyễn Sinh Huy – Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19.Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao động, Hà Nội.
20.Trần Ngọc Khuê (2004), Giáo trình tâm lí học lãnh đạo, quản lí, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21.Trần Kiểm (2004), Khoa học giáo dục – Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22.Phạm Công Luận (1998), Giáo trình tâm lí học quản lí, trường đại học luật Hà Nội, NXB Giáo dục.
23.Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập NXB Chính trị quốc gia; tập 5 tr.269. 24.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25.Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường CBQL TW, Hà Nội.
26.Kiều Nam (1983), Tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lí, NXB Sự thật, Hà Nội. 27.Huyện Ủy Mang Thít (2010), Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX, nhiệm kỳ
2010 – 2015.
28.Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
29.Phạm Viết Nhụ (2005), Hệ thống thông tin trong quản lý, học viện quản lý giáo dục – Bộ GD&ĐT.
30.Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CB QLGD & ĐT, Hà Nội.
31.Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.
32.Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, trường Đại học sư phạm Hà Nội , Hà Nội.
33.Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục – quản lý nhà trường, trường Đại học Vinh, Nghệ An.
34.Phạm Đức Thành – Chủ biên (1995), giáo trình quản trị nhân lực, NXB giáo dục, Hà Nội.
35.Nguyễn Quốc Tuấn (1999), năng lực cán bộ lãnh đạo, Tạp chí Cộng sản (số 1/1999), Hà Nội.
36.Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37.Phó Đức Trù – Vũ Thị Hồng Khanh – Phạm Hồng (1999), quản lý chất lượng theo ISO 9000, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
38.Tỉnh ủy Vĩnh Long (2010), văn kiện Đại hội Đảng bộ Vĩnh Long lần thứ X, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
39.Thái Duy Tuyên, (2007) Triết học giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Hà Nội.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT
(Dùng cho lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, Giáo viên cốt cán cấp tiểu học, BTV Đảng Ủy xã – Thị trấn)
Về phẩm chất đạo đức, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường tiểu học huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Để có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường TH trong giai đoạn hiện nay của huyện Mang Thít, xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin sau:
A. PHẦN NỘI DUNG (Đánh dấu X vào ô tương ứng)
1. Phẩm chất đạo đức
TT Tiêu chí
Xếp loại
Tốt Khá TB Kém
1 Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; 2 Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của
Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. 3
Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương.
4 Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp thực hiện;
5 Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;
6
Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;
7
Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh;
8
Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh;
9
Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp, nhân dân và học sinh tín nhiệm;
10
Qua hoạt động quản lý, dạy học, giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam; nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;
11 Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường;
12
Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cải tiến công tác quản lý các hoạt động giảng dạy và giáo dục;
13 Chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
14 Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống,
trong giảng dạy và giáo dục;
15 Trung thực trong báo cáo kết quả giáo dục của nhà trường;
16
Đoàn kết, gần gũi với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
17 Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụ huynh học sinh; 18
Hết lòng vì sự nghiệp giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng và trách nhiệm của một