3.2.5.1.Ý nghĩa, mục tiêu
- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với các cấp quản lý giáo dục. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp điều chỉnh nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực của CBQL, phục vụ tốt hơn cho công tác giáo dục. Hệ thống lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những tồn tại, trì trệ và các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những
quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác, phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng thực thi phương pháp tốt hơn. Thanh tra, kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Qua đó, để động viên khuyến khích tính tích cực, sáng tạo của người CBQL. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá. Thanh tra, kiểm tra mà không có đánh giá thì coi như không có thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong hoạt động quản lý, để giúp cho CBQL thấy được kết quả hoạt động quản lý của mình, từ đó tìm ra những kinh nghiệm giúp cho họ có những quyết định đúng đắn, khách quan đảm bảo cho quản lý có hiệu quả. Thông qua thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lý cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL chính xác và khách quan hơn. Vì vậy, thanh tra, kiểm tra góp phần thiết thực xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL ở các trường TH trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn.
- Đánh giá, xếp loại CBQL ở các trường TH nhằm để từng cá nhân CBQL thấy rõ ưu điểm, tồn tại của mình. Đồng thời các cấp quản lý, tập thể đơn vị nắm được kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các CBQL, từ đó có những biện pháp thúc đẩy việc phấn đấu, rèn luyện nâng cao chất lượng cá nhân của mỗi CBQL góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức, làm căn cứ để bố tri, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với CBQL. Đánh giá, xếp loại gắn liền với kết quả, hiệu quả công tác của cá nhân CBQL với kết quả các mặt công tác của đơn vị. Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn, thời gian khác nhau việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chiến lược giáo dục có khác nhau; Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, điều kiện KT- XH của địa phương cũng khác nhau. Để thúc đẩy phong trào giáo dục phát
triển thì nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá cũng cần được cải tiến phù hợp với giai đoạn lịch sử và nhiệm vụ giáo dục của từng giai đoạn. Vì vậy, cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL ở các trường TH là quan trọng, cần thiết đối với Phòng GD&ĐT. Cải tiến nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá là để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục, thúc đẩy và phát huy vai trò đội ngũ CBQL ở các trường TH trên địa bàn huyện.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Đối với công tác thanh tra, kiểm tra:
Công tác thanh tra, kiểm tra CBQL và các hoạt động chung của nhà trường cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: Việc thực hiện các chức năng quản lý; Quản lý hoạt động dạy - học; Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường...đó là những nội dung thường xuyên, cơ bản. Song thanh tra, kiểm tra cần thêm những nội dung khác đó là:
+ Khả năng vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý, xây dựng và phát triển nhà trường. Khả năng phát huy những mặt tích cực, giảm thiểu những hạn chế của môi trường giáo dục.
+ Lĩnh vực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD. Khả năng biết tự kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong học tập, rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Để công tác thanh tra, kiểm tra đối với CBQL cũng như đối với các nhà trường đạt kết quả tốt và chính xác cần tiến hành các hình thức kiểm tra khác nhau, đó là:
+ Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có hiệu quả. Nhằm đánh giá năng lực, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của CBQL nhà trường trong khoảng thời gian nhất định. Phòng GD&ĐT có kế hoạch thanh tra toàn diện các nhà trường ít nhất 2 năm một lần; 100% số
trường được thanh tra chuyên đề trong mỗi năm học, chuyên đề thanh tra theo quy định của phòng GD&ĐT về chủ đề năm học, đổi mới phương pháp, thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình dạy và học,...Mỗi đợt thanh tra có thông báo của Phòng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra và quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.
+ Thanh tra, kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch. Quy định thời gian kiểm tra trong các năm học là cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Nội dung kiểm tra chủ yếu là kiểm tra công tác đánh giá, cho điểm, thi đua, khen thưởng, xếp loại học sinh.
+ Thanh tra, kiểm tra bất thường: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có tác dụng lớn đến việc nâng cao trách nhiệm thực hiện công việc của CBQL nhà trường. Vì hình thức này không có lịch, không có kế hoạch nên CBQL các nhà trường phải xác định làm tốt công việc ở bất cứ thời điểm nào. Trong thanh tra, kiểm tra cần sử dụng linh hoạt cả 3 hình thức nêu trên.
- Công tác thanh tra, kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học. + Củng cố, kiện toàn bộ phận thanh tra của Phòng GD&ĐT và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.
+ Xây dựng lịch thanh tra, kiểm tra và nội dung thanh tra. + Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.
+ Ra thông báo thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị chuẩn bị. + Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra.
+ Nghiệm thu kết quả thanh tra, kiểm tra; Đánh giá kết quả làm việc của đoàn thanh tra, kiểm tra.
+ Thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với việc đánh giá, do đó cấp quản lý cần chú ý thực hiện nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực; gắn công tác
thanh tra, kiểm tra các nhà trường với thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, công tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và cần làm tốt việc lưu trữ hồ sơ này. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ ngành.
- Đối với công tác đánh giá:
Để việc đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực công tác của đội ngũ CBQL ở các trường TH nói chung, của huyện Mang Thít nói riêng một cách toàn diện, cần căn cứ vào chuẩn Hiệu trưởng TH Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT, Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [6, Tr 3]. Đây là căn cứ rất thiết thực, cụ thể để các cấp quản lý giáo dục làm thức đo đánh giá đội ngũ CBQL.
Chuẩn Hiệu trưởng (CBQL) gồm có 4 tiêu chuẩn với tổng cộng 18 tiêu chí, cụ thể ở bảng 2.14.
Bảng 2.14:Tiêu chuẩn đánh giá chuẩn hiệu trưởng
Tiêu chuẩn Tiêu chí
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp 1. Phẩm chất chính trị 2. Đạo đức nghề nghiệp 3. Lối sống, tác phong 4. Giao tiếp và ứng xử 5. Học tập, bồi dưỡng
Tiêu chuẩn 2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
6. Trình độ chuyên môn 7. Nghiệp vụ sư phạm
Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trường TH
8. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý
9. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường
10. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường
11. Quản lý học sinh
13. Quản lý tài chính, tài sản nhà trường 14. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin
15. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục 16. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh,
17. Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh 18. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương
- Hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL theo Chuẩn nêu trên cần tiến hành thường xuyên trong từng năm học đối với tất cả CBQL. Với các hình thức như sau:
+ Thứ nhất: Trong hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học của Phòng GD&ĐT gửi các trường TH, có nội dung yêu cầu CBQL tự tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo Chuẩn hiệu trưởng TH Bộ GD&ĐT ban hành.
+ Thứ hai: Trong các cuộc hợp sơ kết học kỳ, cuối năm học, CBQL tự kiểm điểm sâu sắc bản thân theo Chuẩn hiệu trưởng TH, lấy đó là cơ sở đánh giá toàn diện mỗi CBQL. CBQL phải được giáo viên, nhân viên nhà trường góp ý, đánh giá mặt mạnh, yếu theo những tiêu chí đã nêu ở trên.
+ Thứ ba: Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra, đánh giá CBQL các nhà trường theo các tiêu chí thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, toàn diện.
+ Thứ tư: Cuối năm học các nhà trường tổ chức đánh giá CBQL theo Chuẩn (Ban chi uỷ hoặc Ban chấp hành công đoàn trường chủ trì), hiệu trưởng tự đánh giá (bằng phiếu), giáo viên, nhân viên nhà trường đánh giá (bằng phiếu), tổng hợp và báo cáo kết quả báo cáo Phòng GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đánh giá và báo cáo kết quả cuối cùng lên UBND huyện và Sở GD&ĐT.
+ Thứ năm: Lấy chuẩn nêu trên để đánh giá CBQL bổ nhiệm lại. CBQL được bổ nhiệm lại phải đạt xếp loại từ trung bình trở lên.
Điểm cho tiêu chí theo thang điểm 10, là số nguyên; Ghi đầy đủ số điểm từng tiêu chí, tổng điểm.
Xếp loại: Xếp 1 trong 4 loại: Xuất sắc; Khá; Trung bình; Kém.
+ Xuất sắc (162 - 180 điểm và các tiêu chí phải đạt từ 8 điểm trở lên); + Khá (126 điểm trở lên và các tiêu chí phải đạt từ 6 điểm trở lên);
+ Trung bình (90 điểm trở lên, các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 và 3 phải đạt từ 5 điểm trở lên, không có tiêu chí 0 điểm);
+ Kém (dưới 90 điểm, hoặc có tiêu chí 0 điểm, hoặc tiêu chuẩn 1 và 3 có tiêu chí dưới 5 điểm).