Đánh giá thực trạng phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 71)

2.4.5.1. Công tác lãnh, chỉ đạo

Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến vị trí, vai trò ngành giáo dục trong vấn đề phát triển KT-XH nói chung, vai trò của đội ngũ CBQL ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển

1 2 3 4 5 Các mặt công tác

giáo dục và đào tạo nói riêng. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục và đào tạo cũng như CBQL trường học được phát huy hết năng lực để cống hiến tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người của dân tộc.

2.4.5.2. Điều kiện giảng dạy

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy học ngày càng được quan tâm đầu tư đáng kể. Phòng học tạm thời, tre lá, phòng học ba ca hầu như không còn nữa. Tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, ở bán trú, học các môn tự chọn Tiếng Anh, Tin học ngày một tăng cao.

2.4.5.3. Đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL ngày càng được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng với phương châm trẻ hóa, chuẩn hóa làm cho bộ máy quản lý của ngành được năng động, sáng tạo, nhạy bén với tình hình. Năng lực đội ngũ CBQL trường TH phải linh hoạt trong điều kiện xã hội tiến bộ ngày một cao hơn.

2.4.5.4. Đội ngũ giáo viên

Ngành giáo dục các cấp rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuẩn hóa và trên chuẩn ngày một nhiều. Bên cạnh đó, việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ được tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động ở cơ sở trường học. Đáp ứng tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học tại địa phương. Vì đội ngũ giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục TH.

2.4.5.5. Học sinh, gia đình, xã hội

Sĩ số học sinh/lớp ngày càng đảm bảo phù hợp quy định chuẩn (35HS/lớp). Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp luôn giữ vững 100%, tỉ lệ duy trì sĩ số ngày càng ổn định trên 99%. Gia đình học sinh có ít con, kinh tế khá ổn định

nên rất quả tâm đến việc đầu tư cho con em đến trường và tìm chọn trường, chọn thầy có chất lượng cao để học.

Kết luận chương 2

Đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống trong sáng, năng lực chuyên môn tốt, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, có lòng yêu nghề, gương mẫu và có uy tín với tập thể, nhà trường, với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít cũng bộc lộ những hạn chế sau:

- Chưa đủ về số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính và tỉ lệ đảng viên trong lực lượng đội ngũ CBQL thấp. Nghiệp vụ quản lý của đội ngũ CBQL trường TH có thể đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng chưa thật sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, bộc lộ rõ nhất trong năng lực thực hiện các chức năng quản lý một cách khoa học (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá).

- Xét trên tổng thể, chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít không đồng nhất, còn bất cập, hiệu quả quản lý còn hạn chế. Đòi hỏi ta phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết có tính khả thi cao để phát triển đội ngũ CBQL.

Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Mang Thít, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trường TH huyện Mang Thít tỉnh, Vĩnh Long nói riêng.

Chương 3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 71)