2.3.4.1.Mặt mạnh
- Về số lượng: Nhìn chung CBQL trường TH huyện Mang Thít đủ so với định mức, có 28 trường TH với 28 hiệu trưởng và 26 phó hiệu trưởng. Như vậy, toàn huyện có 54 CBQL cấp TH, 100% các trường TH ở huyện Mang Thít đều là trường công lập.
- Về chất lượng: Đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức và hành động đúng với quan điểm, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ CBQL ở các trường TH với số lượng lớn là CBQL có thâm niên, quản lý, điều hành đơn vị, thực hiện nhiệm vụ phân công đúng pháp luật và đúng quy định. Thực hiện tương đối tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với Ban đại diện phụ huynh học sinh để thực hiện công tác giáo dục của địa phương, của nhà trường, được phụ huynh học sinh, nhân dân tín nhiệm.
2.3.4.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, đội ngũ CBQL huyện Mang Thít còn bộc lộ những hạn chế sau:
- Phần lớn số lượng CBQL nhiều tuổi nên khả năng tiếp cận với sự đổi mới chậm, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý gặp nhiều khó khăn, làm việc với tính chuyên nghiệp thấp, còn nhiều CBQL năng lực hạn chế do trình độ, tuổi tác; Do đó, khi điều hành công việc gặp nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên chưa thật sự tin tưởng, tín nhiệm.
- Còn có CBQL thiếu nhiệt tình, hiệu quả công việc không cao, còn có suy nghĩ làm cho đúng thời gian để được nghỉ hưu. Tỷ lệ giữa nam và nữ trong đội ngũ CBQL không đều cũng là hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhà trường của đội ngũ CBQL huyện Mang Thít.
2.3.4.3. Nguyên nhân hạn chế
- Việc trẻ hoá đội ngũ CBQL ở huyện chưa thực hiện một cách triệt để, những người đã làm CBQL thường làm cho đến ngày nghỉ hưu kể cả những người khi lên làm quản lý hiệu quả công việc không cao, trừ khi bị kỷ luật.
- Chưa có chiến lược lâu dài cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL kế cận cho tương lai.
- Trong việc bổ nhiệm luân chuyển còn vị nể, chưa phát huy hết năng lực, sở trường của từng CBQL.
- Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ CBQL chưa được thường xuyên, bài bản.
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít
Để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo mẫu số 2, đối tượng khảo sát gồm 20 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên phòng Nội vụ, lãnh đạo Đảng Ủy các xã – Thị trấn, CBQL ở các trường TH trên địa bàn huyện. Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Kết quả điều tra theo từng nội dung như sau:
2.4.1. Công tác quy hoạch CBQL
Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường TH, chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể ở bảng 2.10.
Bảng 2.10: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
TT Tiêu chí Số lượng người cho điểm Ghi chú 1 2 3 4 5
1 Xác định đúng mục tiêu phát triển
đội ngũ CBQL đến năm 2015. 2 2 6 10 2
Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường TH có tính khả thi.
3 8 7 2
3 Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch CBQL
ở các trường TH.
4 Dự kiến được các nguồn lực thực
hiện quy hoạch 1 7 9 3
5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện
quy hoạch. 3 9 6 2
6
Quy hoạch luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy được sự phấn đấu, vươn lên của cán bộ, giáo viên.
2 8 9 1
Điểm bình quân các tiêu chí 1.83 6.67 6.33 3.83
Theo số liệu bảng 2.10 ta thấy thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít còn rất nhiều nội dung cần quan tâm, các tiêu chí đều đạt ở mức trung bình khá, điểm trung bình chung cho các tiêu chí của công tác quy hoạch này là thấp. Do đó, công tác này được đánh giá là chưa cao.
2.4.2. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL
Khảo sát thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các trường TH với số lượng khảo sát 20 người gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể ở bảng 2.11.
Bảng 2.11: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL
TT Tiêu chí Số lượng người cho điểm Ghi chú 1 2 3 4 5
1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được
xác định có tính khả thi. 6 5 4 5 2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi
3
Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. 1 4 7 3 5 4 Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ... 4 5 6 5 5 Sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo.
3 6 7 4
6
Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý.
2 5 6 7
Điểm bình quân các tiêu chí 1.5 4.33 6.0 5.17 3.0
Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường TH huyện Mang Thít ở mức trung bình. Theo bảng số 2.11, điểm bình quân các tiêu chí thể hiện đúng điều đó. Thậm chí có 3/6 tiêu chí ở dưới mức trung bình là: Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ...; sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý. Hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện cử giáo viên có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Tuy nhiên phòng GD&ĐT chưa có kế hoạch riêng, mang tính lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm, chưa đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện. Mặt khác việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trong diện quy hoạch đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa triệt để, chưa toàn diện cả trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn CBQL cục bộ ở một số khu vực.
2.4.3. Đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ CBQL đội ngũ CBQL
Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn đội ngũ CBQL ở các trường TH, với số lượng khảo sát 20 người gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Chúng tôi đã thu được kết quả cụ thể ở bảng 2.12.
Bảng 2.12:Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn đội ngũ CBQL
TT Tiêu chí Số lượng người cho điểm Ghi chú 1 2 3 4 5
1
Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL ở các trường TH
4 5 6 5
2
Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL ở các trường TH theo đúng quy định.
2 6 7 6
3
Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi miễn đã được Nhà nước, ngành quy định phù hợp với hoàn cảnh địa phương.
4 6 10
4
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ CBQL.
1 3 5 6 5
Tiểu học hợp lý, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL.
Điểm bình quân các tiêu chí 0.2 2.0 5.6 6.4 5.6
Trong những năm qua huyện đã ban hành tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL, công tác bổ nhiệm mới đã thực hiện tương đối tốt, song công tác bổ nhiệm lại đa phần là duy trì không có xem xét quy định và tiêu chuẩn mới. Việc luân chuyển CBQL đã thực hiện song chưa triệt để, nhiều CBQL đã quá 2 nhiệm kỳ song chưa luân chuyển sang đơn vị khác, trong số này nhiều CBQL phải đi nhưng không phải đi và có CBQL muốn luân chuyển nhưng không được luân chuyển. Điểm bình quân của các tiêu chí của công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn ở mức trung bình khá. Như vậy việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL huyện Mang Thít cần quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa, góp phân nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng giáo dục của các nhà trường trên địa bàn huyện nói chung, các trường TH nói riêng.
2.4.4. Về chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL
Ủy ban nhân dân huyện, phòng GD&ĐT Mang Thít đã thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với CBQL như phụ cấp chức vụ theo hạng trường, công tác phí, thêm giờ thêm buổi theo qui định, tăng lương trước thời hạn...Tuy nhiên, do kinh phí của địa phương khó khăn nên việc khen thưởng, đãi ngộ mang tính động viên là chính, ngoài ra do áp dụng quy định mới về thi đua khen thưởng nên CBQL càng khó đạt danh hiệu thi đua sau mỗi năm học. Huyện đã có chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên CBQL có thành tích tốt trong năm học hay cho cả nhiệm kỳ song chưa rõ nét, chưa tạo thành một phong trào. Với số lượng khảo sát 20 người gồm lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng. Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3
điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Kết quả điều tra, khảo sát cụ thể ở bảng 2.13.
Bảng 2.13: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít tỉnh Vĩnh Long.
TT Tiêu chí Số lượng người cho điểm Ghi chú
1 2 3 4 5
1
UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL.
1 4 6 7 2
2
Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của huyện đối với đội ngũ CBQL.
1 3 8 5 3
3
Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CBQL.
2 7 5 4 2
4
Thực hiện thường xuyên kịp thời các chính sách đãi ngộ đối với CBQL.
1 5 6 8
5 Thực hiện, áp dụng các hình thức
kỷ luật đối với CBQL vi phạm. 1 3 9 7
Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường TH huyện Mang Thít qua điều tra, khảo sát thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu khác nhau, kết quả các công tác được mô hình hoá bằng biểu đồ 2.1.
5 4,5 4 Điểm 3,5 trung 3 bình 2,5 2 1,5 1
Biểu đồ 2.1: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các TH huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
Trong biểu đồ 1 thể hiện 5 mặt công tác gồm: 1. Công tác quy hoạch.
2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn. 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.
5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.
2.4.5. Đánh giá thực trạng phát triển
2.4.5.1. Công tác lãnh, chỉ đạo
Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt sâu sắc đến vị trí, vai trò ngành giáo dục trong vấn đề phát triển KT-XH nói chung, vai trò của đội ngũ CBQL ngành giáo dục trong sự nghiệp phát triển
1 2 3 4 5 Các mặt công tác
giáo dục và đào tạo nói riêng. Từ đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành giáo dục và đào tạo cũng như CBQL trường học được phát huy hết năng lực để cống hiến tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người của dân tộc.
2.4.5.2. Điều kiện giảng dạy
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy học ngày càng được quan tâm đầu tư đáng kể. Phòng học tạm thời, tre lá, phòng học ba ca hầu như không còn nữa. Tỉ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày, ở bán trú, học các môn tự chọn Tiếng Anh, Tin học ngày một tăng cao.
2.4.5.3. Đội ngũ CBQL
Đội ngũ CBQL ngày càng được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng với phương châm trẻ hóa, chuẩn hóa làm cho bộ máy quản lý của ngành được năng động, sáng tạo, nhạy bén với tình hình. Năng lực đội ngũ CBQL trường TH phải linh hoạt trong điều kiện xã hội tiến bộ ngày một cao hơn.
2.4.5.4. Đội ngũ giáo viên
Ngành giáo dục các cấp rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhất là quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuẩn hóa và trên chuẩn ngày một nhiều. Bên cạnh đó, việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ được tổ chức dưới nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động ở cơ sở trường học. Đáp ứng tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học tại địa phương. Vì đội ngũ giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục TH.
2.4.5.5. Học sinh, gia đình, xã hội
Sĩ số học sinh/lớp ngày càng đảm bảo phù hợp quy định chuẩn (35HS/lớp). Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp luôn giữ vững 100%, tỉ lệ duy trì sĩ số ngày càng ổn định trên 99%. Gia đình học sinh có ít con, kinh tế khá ổn định
nên rất quả tâm đến việc đầu tư cho con em đến trường và tìm chọn trường, chọn thầy có chất lượng cao để học.
Kết luận chương 2
Đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống trong sáng, năng lực chuyên môn tốt, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, có lòng yêu nghề, gương mẫu và có uy tín với tập thể, nhà trường, với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít cũng bộc lộ những hạn chế sau:
- Chưa đủ về số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính và tỉ lệ đảng viên trong lực lượng đội ngũ CBQL thấp. Nghiệp vụ quản lý của đội ngũ CBQL trường TH có thể đáp ứng yêu cầu trước mắt nhưng chưa thật sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao, bộc lộ rõ nhất trong năng lực thực hiện các chức năng quản lý một cách khoa học (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá).
- Xét trên tổng thể, chất lượng chung của đội ngũ CBQL trường TH huyện Mang Thít không đồng nhất, còn bất cập, hiệu quả quản lý còn hạn chế. Đòi hỏi ta phải có sự nhìn nhận, đánh giá toàn diện, sâu sát và đề ra những giải pháp quản lý cần thiết có tính khả thi cao để phát triển đội ngũ CBQL.
Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Mang Thít, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường TH để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trường TH huyện Mang Thít tỉnh, Vĩnh Long nói riêng.
Chương 3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH