Đổi mới công tác quy hoạch CBQL trường TH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 75)

3.2.1.1. Ý nghĩa và mục tiêu

Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH là nội dung trọng yếu và là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp giúp cấp ủy và cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền xây dựng đội ngũ CBQL trường TH thuộc phạm vi phân

cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH giúp cho việc đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu thành phần đội ngũ CBQL theo tiêu chuẩn hóa về trình độ, năng lực, tạo thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD&ĐT của huyện Mang Thít.

Để phát triển đội ngũ CBQL các trường TH huyện Mang Thít, công tác quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu chung, đúng trình tự và hướng dẫn, theo quy định của luật cán bộ công chức, phù hợp với điều kiện của huyện. Việc quy hoạch phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa, được bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lí và khả thi; quy hoạch dựa trên kết quả điều tra, xử lý thông tin về số lượng, cơ cấu; trình độ kiến thức; độ tuổi,…của diện quy hoạch CBQL trường TH. Việc tuyển chọn cán bộ vào danh sách quy hoạch đảm bảo dân chủ, công khai, đảm bảo các tiêu chuẩn hiện có và sự phát triển trong tương lai về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,... Công tác quy hoạch phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện của huyện Mang Thít, đồng thời chống biểu hiện bè phái, ô dù, chạy chọt,... trong quy hoạch. Quy hoạch CBQL phải gắn liền với đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và năng lực quản lý, tạo điều kiện để đối tượng trong quy hoạch phát huy khả năng của mình trong thực hiễn hoạt động quản lý ở các trường TH.

3.2.1.2. Những căn cứ xây dựng quy hoạch

Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, tiêu chuẩn, những nhiệm vụ và giải pháp lớn về công tác cán bộ nói chung và công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng trong giai đoạn hiện nay để tiến hành xây dựng quy hoạch, cụ thể:

- Nhiệm vụ của Ngành thể hiện ở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển GD&ĐT; đồng thời được thể hiện trong các chương trình mục tiêu của ngành, nhiệm vụ chính trị, KT-XH của địa phương và của cộng đồng.

- Nhiệm vụ của trường TH thể hiện trong luật Giáo dục, trong Điều lệ trường TH do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên và dự báo hệ thống tổ chức của các cơ quan đó trong thời gian tới; có ý nghĩa là quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH phải phù hợp với cơ chế tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước, với các kết quả dự báo về sự phát triển các hệ thống tổ chức trong cơ quan nhà nước do Nhà nước ấn định.

- Tiêu chuẩn đội ngũ CBQL trường TH theo tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại Nghị quyết Trung ương 3 – khóa VIII và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm do Bộ Nội vụ ban hành và Bộ GD&ĐT hướng dẫn.

3.2.1.3. Nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch - Đảm bảo nội dung và phương pháp sau đây:

+ Điều tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH.

+ Phân loại đội ngũ CBQL trường TH theo yêu cầu cần quy hoạch. + Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL, trường TH.

+ Các định nguồn đội ngũ CBQL trường TH. - Lập danh sách cán bộ dự nguồn

3.2.1.4. Thiết lập báo cáo và duyệt báo cáo quy hoạch

- Xây dựng báo cáo theo bố cục đã được quy định. Đảm bảo xây dựng quy hoạch CBQL một cách lâu dài, phối hợp đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH ở địa phương để có quy hoạch cán bộ ổn định, kết hợp với đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ.

- Báo cáo cấp trên xét duyệt quy hoạch và cho phép thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 75)