- Đầu tiên phải thăm khám trực tràng để định vị, đánh giá mật độ của tuyến.
2.6. CHỤP CẮT LỚP (TOMODENSITOMÉTRIE-TDM).(27)
2.6.1.Nguyên lý cấu tạo:
Trong máy chụp cắt lớp vi tính, người ta dùng quang tuyến X, nhung phim X-quang được thay bằng bộ cảm biến điện từ nhạy cảm hơn phim X quang đến hàng trăm lần. Sau khi
chùm tia này đi qua cơ thể bệnh nhân, bộ cảm biến điện tử sẽ truyền tín hiệu về trung tâm hệ
thống thu nhận dữ kiện để mã hoá và truyền vào máy tính độ hấp thụ của chùm tia này với một độ chính xác rất cao. Sự di chuyển chùm tia này vòng quanh bệnh nhân theo một mặt phẳng cắt thực hiện một loạt các phép đo. Khi chuyển động quét kết thúc, bộ nhớ đã ghi
nhận được một số rất lớn các số đo tương ứng với những góc khác nhau trong mặt phẳng
quét. Tổng hợp những số đo đó và nhờ máy vi tính xử lý các số liệu ta có những kết quả
bằng số. Nhờ những bộ phận tinh vi khác trong máy, các số đo được biến thành hình ảnh và hiện trên màn ảnh máy thu hình. Máy chụp cắt lớp vi tính cho phép phân biệt đựơc những sự khác biệt rất nhỏ của những tổ chức có tỉ trọng khác nhau
2.6.2. Chụp cắt lớp trong chẩn đoán ung thư TTL
Chụp cắt lớp (TDM) không giúp khẳng định được tứih chất ác tính của u TTL hoặc của một TTL có triệu chứng lâm sàng khả nghi. Trên những mặt cắt của TDM, TTL dù là bình thường, u lành tính hay ác tính đều có cùng một khối đồng nhất, không thể phân biệt được các vùng khác nhau của tuyến. TDM chỉ có ý nghĩa đánh giá sự phát triển lan rộng hay sự xâm lấn của khối u sau khi đã có xét nghiệm mô bệnh học chuẩn xác.
• Lan rộng nội tại trong vùng._ *Bao tuyến tiền liêt bỉ phá vỡ.
Do bao tuyến tiền liệt không hiện hình nên TDM cũng không thể giúp phát hiện được các dấu hiệu trực tiếp của thương tổn bao TTL bị phá vỡ. Khi ung thư đã vượt qua ra ngoài bao TTL và lan tràn cả ra quanh tuyến một cách đại thể, TDM cho thấy hình đường viền quanh tuyến không đều hoặc có chỗ khum lồi ra.
*ỵâm nhiễm túi tinh.
Khi túi tinh bị xâm nhiễm, TDM cho những dấu hiệu gián tiếp dựa trên tình trạng túi tinh giãn phình không cân đối. TDM không cho thấy được gì về tình hình thâm nhiễm bên trong đường túi tinh. Mọi lan rộng của ung thư nếu không làm thay đổi sự cân đối của túi tinh thì sẽ không phát hiện ra trên TDM.
*Lan rôns đến bàne auans.
Trái ngược với siêu âm và cộng hưởng từ, những lớp cắt TDM thường theo hướng cắt
ngang nên không giúp ta nghiên cứu được thoả đáng những điểm liên quan giữa nền tuyến
tiền liệt và đáy bàng quang. Tuy vậy cần chú ý tìm xem có dấu hiệu đáy và mặt sau bàng quang bị dày ra và có thâm nhiễm phần cuối của niệu quản hay không.
* Thâm nhiễm tới sàn cơ tầne sinh môn và các cơ quan lân cân (trưc tràns).
Dấu hiệu các cơ (cơ nâng hậu môn và cơ bịt trong) hoặc là khoang trực tràng bị dày ra không đều, không thuần nhất là bằng chứng thường gặp cho một sự lan rộng ác tính.
• Lan rộng đến hạch.
TDM không giúp được ta phân tích cấu trúc của hạch, mà chỉ có thể nhận ra được đặc điểm bệnh lý dựa trên tiêu chuẩn kích thước của hạch. Số đông tác giả coi là bệnh lý nếu:
- Những hạch chậu chung và chậu ngoài sau phúc mạc có đưòfng kính lớn hơn l,5cm. - Những hạch hạ vị và hạch bịt có đường kính lớn hoín l,2cm.
• Dỉ cần xương.
Phát hiện di căn xương bằng chụp nhấp nháy đồ xương (Scitigraphie). Khi tìm thấy nhiều ổ tăng đậm chất xương là ung thư đã có di căn vào xương. Còn khi thấy chỉ có một ổ tăng đậm xương duy nhất và đáng ngờ thì phải chụp Xquang thường quy hoặc TDM nhằm
xác định rõ vùng nghi ngờ, đồng thời phải nghiên cứu về mật độ xưcmg vùng khung chậu có