Quản lý, quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 26)

18

Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày nay quản lý không những là một hoạt động cụ thể mà còn là một khoa học, một nghệ thuật và là một trong những nghề phức tạp nhất trong xã hội. Các khái niệm về quản lý cũng ngày càng phong phú, mở rộng và phát triển. Dưới đây là một số định nghĩa khái niệm về quản lý.

Đề cập đến vấn đề quản lý C. Mác viêt: “Tất cả mọi lao động trực tiếp

hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cần đến một sự chỉ đạo để tiến hành các hoạt động cá nhân và thực hiện các chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”[14, tr. 39].

Kết hợp dòng tư tưởng Đông – Tây, từ điển Bách khoa Việt Nam đưa

ra cách hiểu sau đây về quản lý: “Chức năng và hoạt động của hệ thống có tổ

chức đảm bảo giừ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và đảm bảo thực hiện những chương trình có mục tiêu khác nhau. Quản lý xã hội (được hiểu trong đó có giáo dục) là sự tác động đến xã hội nhằm mục đích duy trì những đặc điểm về chất, điều chỉnh hoàn thiện và phát triển những đặc điểm của xã hội. Do tính chất xã hội của lao động con người, quản lý tồn tại trong mọi xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứ giai đoạn phát triển nào...” [30, tập 3, tr. 580]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động

quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. [11, tr. 9]

Thuật ngữ “quản lý” tiếng Việt gốc Hán gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn duy trì ở trạng thái ổn định và quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa vào thế phát triển. Nếu

19

người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc “quản”, tức là chỉ lo được một vế và ngược lại. Như vậy, trong quá trình giữ cho hệ ổn định phải tạo mầm mống cho hệ “phát triển”, nghĩa là trong “quản” phải có “lý” và khi thúc đẩy cho hệ “phát triển” thì phải giữ hạt nhân của sự “ổn định”. Như vậy trong “lý” phải có “Quản”. Vậy phạm trù “quản” và “lý” gắn bó khăng khít, mật thiết với nhau hay nói cách khác là “quản” và “lý” quan hệ biện chứng với nhau. [28, tr. 272]

Từ các cách tiếp cận khác nhau như trên, ta thấy có điểm thống nhất khi quan niệm về quản lý là: quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất nhằm tạo nên sự phát triển.

Bản chất của hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện các chức năng quản lý.

Quản lý có 4 chức năng cơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

Chức năng lập kế hoạch

Đây là chức năng xây dựng các định hướng để ra quyết định thực hiện trong thời gian nhất định của tổ chức. Lập kế hoạch bao gồm việc xác định sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ, dự báo tương lai của tổ chức trên cơ sở thu thập thông tin về thực trạng của tổ chức; từ đó xác định mục tiêu (xa và gần) dựa trên việc tính toán các nguồn lực, các giải pháp. Mục đích của việc lập kế hoạch là lựa chọn một đường lối hành động mà tổ chức nào đó và mọi bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu cần thiết cho sự phát triển của tổ chức. Chức năng lập kế hoạch là nền tảng của quản lý.

20

Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả; Tổ chức là một công cụ của quản lý.

Chức năng lãnh đạo

Để tổ chức hoạt động có hiệu quả, người quản lý cần thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo. Lãnh đạo là quá trình tác động điều hành, điều khiển của chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ của những người khác làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đặt ra. Người quản lý phải ra quyết định, có hướng dẫn, thông báo để động viên mọi thành viên trong tập thể hăng hái làm việc. Chức năng lãnh đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy động lực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyết mối quan hệ đó do họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu.

Chức năng kiểm tra, đánh giá

Đây là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, qua đó đánh giá, điều chỉnh và xử lý những kết quả của quá trình vận hành tổ chức, làm cho mục đích của quản lý được hiện thực hóa một cách đúng hướng và có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra có vị trí quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý như: Đổi mới công tác kế hoạch hoá, công tác tổ chức, chỉ đạo cũng như đối với cơ chế quản lý, phương pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.

Trên thực tế các chức năng trên diễn ra tuần hoàn theo một chu trình với tính logic chặt chẽ và có liên quan mật thiết với nhau.

21

Hình 1.1: Các chức năng quản lý trong chu trình quản lý

Các chức năng trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó, đan xen nhau, thúc đẩy, tạo điều kiện và làm tiền đề cho nhau phát triển.

Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý cho rằng: để hoạt động quản lý đạt được hiệu quả cao thì quá trình quản lý không thể thiếu các cách thức, tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Cách thức đó được hiểu là phương pháp của quản lý.

Nhóm phương pháp kinh tế

Thực chất của nhóm phương pháp này là nhà quản lý đưa ra những chủ trương, chính sách, bằng cách công khai hoặc gián tiếp nhằm tác động vào đối tượng quản lý bằng lợi ích kinh tế thông qua các hình thức như tăng lương, thưởng và các chế độ ưu tiên, ưu đãi.

Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là xây dựng phương thức tính toán tuân theo các quy luật kinh tế để đưa quy luật này tác động tới tâm lý của đối tượng. Đối tượng quản lý có thể lựa chọn phương án thích hợp để vừa đạt được mục tiêu của tập thể vừa đạt được lợi ích cá nhân.

Nhóm phương pháp hành chính, tổ chức Kế hoạch Thông tin Chỉ đạo Tổ chức Kiểm tra

22

Đây là cách thức mà chủ thể quản lý dựa trên những văn bản pháp quy và quyền lực của mình để đưa ra các quyết định yêu cầu khách thể quản lý phải thực hiện. Nhóm phương pháp này được thực hiện dưới hình thức các chỉ thị, nghị định, thông tư, nghị quyết, văn bản.

Đặc điểm của nhóm phương pháp này là tính bắt buộc đối với người bị quản lý dưới tác động trực tiếp của người quản lý. Đây chính là sự phân công, phân cấp, phân quyền, đồng thời cũng chính là sự thể hiện tính kỷ cương, nề nếp của một tổ chức cùng với tính văn hóa của tổ chức.

Đây là nhóm phương pháp quản lý cơ bản, không thể xem nhẹ và rất cần thiết trong công tác quản lý.

Ưu điểm của phương pháp này là làm cho hoạt động quản lý có căn cứ pháp lý, tạo nên sự thống nhất từ trên xuống, có tính chất trực tiếp và bắt buộc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn đến quan liêu, mệnh lệnh cứng nhắc trong quản lý, làm mất đi tính chủ động, năng động, sáng tạo của người lao động.

Nhóm phương pháp giáo dục

Đây là cách thức mà chủ thể quản lý dùng các biện pháp đặc thù của giáo dục như: quán triệt tinh thần, nghị quyết, học tập chính trị, đối thoại và thông qua những biện pháp này tác động trực tiếp hay gián tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức.

Phương pháp này dựa vào quy luật tâm lý, chức năng tâm lý của con người để kích thích sự say mê, củng cố niềm tin, tinh thần tự giác của các thành viên trong tổ chức.

23

Đây là cách thức tạo ra những tác động đến đối tượng quản lý bằng các quy luật tâm lý xá hội nhằm biến những yêu cầu do người lãnh đạo đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong và nhu cầu của người thực hiện.

Đặc điểm của phương pháp này là sự khích lệ đối tượng quản lý để họ toàn tâm, toàn ý cho công việc và coi những mục tiêu, nhiệm vụ quản lý của tổ chức là những mục tiêu công việc của chính họ để từ đó họ tự giác học tập, tích lũy kinh nghiệm và đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Tác động của phương pháp này là nâng cao đạo đức, tình cảm nghề nghiệp, xây dựng bầu không khí đoàn kết, tin trưởng, yên tâm gắn bó với tập thể lao động của mình, trong đó mỗi người được phát huy năng lực, sở trường của mình, được tập thể tin yêu, tôn trọng, được biểu dương khen thưởng kịp thời, đúng mức. Trên thực tế, việc nâng cao đời sống cho cán bộ giảng viên và học sinh của nhà trường, giải tỏa hợp tình, hợp lý các xung đột, xây dựng tốt các mối quan hệ trong tập thể người lao động, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, cởi mở, thân thiện, tạo nếp sống văn hóa, giữ gìn truyền thống tốt đẹp, là thước đo hiệu quả của phương pháp tâm lý xã hội.

Mỗi phương pháp quản lý có sự tác động riêng tới từng mặt của người lao động. Do đó, không có biện pháp quản lý nào là chìa khoá vàng để quản lý tốt tất cả các hoạt động của tổ chức. Quản lý vừa mang tính khoa học vừa có tính nghệ thuật và người quản lý muốn thu được những kết quả cao nhất trong hoạt động quản lý của mình phải biết vận dụng các phương pháp quản lý một cách linh hoạt, sáng tạo và mềm dẻo trong từng tình huống quản lý cụ thể.

Việc sử dụng các phương pháp quản lý sẽ đạt hiệu quả như mong muốn, các biện pháp của chủ thể quản lý xuất phát từ tính đa dạng của thực tiễn, từ bản chất con người, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa thể hiện được “tính nghệ thuật” của quản lý. Muốn vậy, người quản lý phải không ngừng học tập, bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lý phong phú,

24

đồng thời nắm vững đặc điểm, tâm lý đối tượng quản lý để có thể tùy theo tình hình và hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn, kết hợp các phương pháp một cách phù hợp nhất. Chủ thể quản lý không nên tuyệt đối hóa một phương pháp, mà phải biết kết hợp để phát huy hết những ưu điểm của từng phương pháp và khắc phục những mặt hạn chế của chúng.

Tóm lại, quản lý là nghệ thuật tác động có ý thức để điều khiển, hướng dẫn các quá trình và các hoạt động của con người nhằm đạt đúng mục đích của nhà quản lý và phù hợp với các quy luật khách quan.

1.2.3.2. Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Việc tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên. Quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV chính là lập kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành, đánh giá việc bồi dưỡng giáo viên; nếu việc quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV thực hiện không đầy đủ, không đồng bộ, thiếu sự kết hợp, thống nhất giữa các bộ phận trong công tác chỉ đạo, kế hoạch triển khai, thời gian thực hiện, đối tượng học, nội dung chương trình bồi dưỡng và các điều kiện khác không được đáp ứng thì chắc chắn là việc bồi dưỡng giáo viên sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn, thậm chí là hình thức, tốn kém tiền của thời gian.

Việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên phải dựa trên việc khảo sát, đánh giá và xếp loại giáo viên hoặc căn cứ vào trình độ được đào tạo ban đầu, thời điểm và thời gian được đào tạo, năng lực thực tế của giáo viên. Đây chính là căn cứ làm cơ sở cho cấp quản lý giáo dục lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Do đó cấp quản lý giáo dục phải nắm được những giáo viên nào cần bồi dưỡng và ở mức độ nào để lập kế hoạch cho phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng. Cấp quản lý phải lên kế hoạch bồi dưỡng hằng năm, bồi dưỡng định kỳ, bồi dưỡng thường xuyên.

Quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV cần có sự chỉ đạo sát sao của cấp quản lý, Hiệu trưởng nhà trường để công tác bồi dưỡng đi đúng hướng theo

25

mục tiêu phát triển của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng và phù hợp với đặc điểm nhà trường.

Việc kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng ĐNGV nhằm giúp cho cấp quản lý nắm bắt tình hình kết quả bồi dưỡng để điều chỉnh cho những đợt bồi dưỡng tiếp theo. Muốn kiểm tra, đánh giá được đúng thì phải có chuẩn cho mỗi nội dung bồi dưỡng. Đồng thời để tăng hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng, phải sử dụng kết quả đánh giá để có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với giáo viên được bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)