Thực trạng quy hoạch đội ngũ giáo viên và yêu cầu đối với quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 66)

công tác bồi dưỡng

Kế hoạch tổng thể quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Olympia được xây dựng dựa trên sự tính toán và phát triển quy mô đào tạo trong thời gian từ 5 đến 10 năm căn cứ theo số lượng học sinh, cơ sở vật chất, đặc điểm tình hình của nhà trường ... đảm bảo ổn định đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng quy mô đào tạo.

Việc xây dựng kế hoạch tổng thể quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là tạo ra cho trường một đội ngũ giáo viên đủ cả về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và độ tuổi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và nâng cao dần chất lượng theo mục tiêu đề ra của nhà trường.

58

Quá trình quy hoạch ĐNGV tại trường THPT Olympia được thực hiện theo hai bước sau:

- Thống kê số lượng giáo viên hiện có, trình độ chuyên môn, học hàm, học vị, tuổi đời và năm kinh nghiệm. Kiểm tra xem các giáo viên đó có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không?

- Căn cứ vào tình hình cụ thể và kết quả đánh giá của từng giáo viên để có quyết định thuyên chuyển, sa thải hay tiếp tục sử dụng.

Yêu cầu đối với quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV ở trường THPT Olympia nói riêng cũng như các trường THPT tư thục nói chung đều liên quan đến vấn đề sống còn của trường. Chất lượng giáo viên tốt mới đào tạo được các thế hệ học trò giỏi, điều này càng khẳng định cho thương hiệu của trường. Tình hình tuyển sinh những năm gần đây cho thấy các trường tư thục tuyển sinh rất khó khăn, chính vì vậy thương hiệu đào tạo của trường trực tiếp ảnh hưởng đến số học sinh theo học ở trường. Trường THPT Olympia cũng không nằm ngoài quy luật đó, khẳng định thương hiệu đào tạo của trường chỉ còn cách đầu tư vào chất lượng của ĐNGV.

2.3.2. Lập kế hoạch công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Hằng năm, trường THPT Olympia luôn bám sát Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học trong năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, kết hợp với tổng kết, đánh giá kết quả năm học trước, xác định điều kiện và yêu cầu của năm học mới để Hiệu trưởng nhà trường cùng với các khoa, tổ lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho cả năm học, trong đó có hoạt động chuyên môn, và kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Hiện nay, việc lập kế hoạch công tác bồi dưỡng ĐNGV của trường đang đảm bảo tuân thủ theo các nội dung sau:

- Ngay trong dịp hè, mỗi khoa, tổ xác định số lượng giáo viên cần có trong năm học, báo cáo với Hiệu trưởng để đề xuất phòng nhân sự tuyển dụng.

59

Đồng thời, đánh giá và xác định nhu cầu bồi dưỡng trong đơn vị, tập hợp danh sách giáo viên cần bồi dưỡng gửi về phòng nhân sự.

- Hiệu trưởng cùng với phòng Nhân sự lên kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: đối tượng, nội dung, thời gian, địa điểm, hình thức, giảng viên giảng dạy .... Kết hợp với việc cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục tổ chức theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo.

2.3.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

2.3.2.1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp tại trường THPT Olympia đáp ứng yêu cầu đồng bộ cả 4 mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp, lối sống - tác phong. Cả 4 mặt này phải đúng với yêu cầu của một nhà giáo, nghĩa là người “thầy” trong mắt các học sinh.

Toàn bộ cán bộ giáo viên của trường đều là người có đủ phẩm chất đạo đức, gương mẫu, trung thực và thực sự là người có tâm huyết với nghề giáo. Do việc tuyển chọn giáo viên không ồ ạt và thực hiện việc ký hợp đồng dài hạn nên đội ngũ giáo viên cơ hữu luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Trình độ của các giáo viên tuy có khác nhau song họ luôn làm việc với một tinh thần không ngừng trau dồi và học hỏi lẫn nhau.

Ngoài các lớp bồi dưỡng, cán bộ giáo viên toàn trường còn được thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, nói chuyện với chủ đề liên quan như: Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà giáo với cơ chế thị trường, Hồ Chí Minh - Người thầy giáo vĩ đại...

60

Bảng 2.4: Đánh giá công tác bồi dưỡng đạo đức, nghề nghiệp

BỒI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC, NGHỀ NGHIỆP MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Nội dung 0 10 15 Phương pháp 0 14 11

2.3.2.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học

Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên được Ban lãnh đạo nhà trường rất quan tâm. Với đặc thù riêng của một trường tư thục theo tiêu chuẩn Quốc tế: các lớp học được chia theo trình độ học sinh, số lượng học sinh trung bình một lớp không quá 20 học sinh...., do đó yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên cũng cần đạt được những tiêu chí nhất định như: khả năng dạy học phân hóa, chú ý đến đặc điểm riêng của từng học sinh, áp dụng học thuyết trí thông minh đa dạng trong dạy học....

Với việc xây dựng mối quan hệ với một số trường đối tác nước ngoài như The Winchendon School, Siena Heights University... nên nhà trường khá thuận lợi trong việc mời các chuyên gia tại các trường đối tác giảng dạy về phương pháp dạy học cho giáo viên, một mặt giúp nâng cao năng lực dạy học, mặt khác giáo viên cũng được tiếp cận với các phương pháp dạy học của nước ngoài phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế của Nhà trường.

Bên cạnh đó cán bộ quản lý còn đảm bảo tại các bộ môn thường xuyên tiến hành những buổi sinh hoạt tập thể để trao đổi chuyên môn. Những giáo viên có kinh nghiệm thì dẫn dắt và hướng dẫn cho những giáo viên mới.

61

Bảng 2.5: Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học

BÔI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Nội dung 0 14 11 Phương pháp 0 12 13

2.3.2.3. Bồi dưỡng năng lực giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Song song với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học là công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên tại Olympia.

Trên thực tế, nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện, phát huy năng lực của từng cá nhân học sinh, mang lai sự tự tin, khả năng đáp ứng mọi hoàn cảnh cùng các kỹ năng để học sinh sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc sống thì mỗi giáo viên cần phải có khả năng thông qua các bài giảng để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.

Tuy nhiên, điều đó không thể chỉ qua một vài khóa bồi dưỡng có thể có được, mà cần có sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy, kết hợp với việc học hỏi qua các buổi đào tạo và các đồng nghiệp. Vì vậy Ban lãnh đạo nhà trường xác định công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên là công tác thường xuyên, liên tục.

Bảng 2.6: Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục

BÔI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Nội dung 0 12 13 Phương pháp 0 10 15

62

2.3.2.4. Bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Ở trường THPT Olympia, công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị, xã hội đảm bảo tập trung vào vấn đề chính là khả năng phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng.

Học sinh trong mỗi lớp được chia thành từng nhóm nhỏ do một giáo viên quản lý để giúp cho các giáo viên bộ môn có thêm cơ hội tiếp xúc với phụ huynh học sinh.

Với đặc thù là một trường tư thục, để mang đến sự hài lòng và tin tưởng của phụ huynh học sinh, các giáo viên nhà trường đã phải nỗ lực rất nhiều để phụ huynh học sinh thật sự yên tâm khi cho con em theo học tại trường.

Nhờ các lớp bồi dưỡng về “Kỹ năng chăm sóc khách hàng” các buổi nói chuyện của diễn giả - ThS. Trần Thị Ái Liên về “Kỷ luật không nước

mắt”, chia sẻ của cô Tường Lan về “Công tác giáo viên chủ nhiệm”.... đội

ngũ giáo viên nâng cao được khả năng phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

Bảng 2.7: Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị, xã hội BÔI DƯỠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Nội dung 0 14 11 Phương pháp 0 13 12

2.3.2.5. Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp

Nhằm giúp giáo viên có khả năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất

63

lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục, có thể phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp một cách đơn giản. Ban lãnh đạo nhà trường đã mời các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau đến giảng dạy và chia sẻ với ĐNGV nhà trường về các chuyên đề như:

Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý theo mục tiêu: giúp các giáo viên thực

hiện lập kế hoạch công việc hàng ngày và quản lý công việc đó một cách hiệu quả nhất.

Nói nhỏ với chị em: dành riêng cho các giáo viên nữ, là lực lượng giáo

viên chiếm đa số trong toàn trường, giúp cho chị em tự tin hơn trong công việc và cuộc sống, làm tốt công việc ở trường và ở nhà.

Giá trị cuộc sống -Sức mạnh từ tâm: là buổi chia sẻ mang đến cho mỗi

giáo viên một khảng thời gian để nhìn lại chặng đường mình đã đi qua, cảm ơn cuộc sống và những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã luôn bên mình, để từ đó có thêm nội lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn.

Khả năng chịu áp lực: nhằm hướng dẫn giáo viên cách làm giảm

những căng thẳng, mệt mọi sau ngày làm việc, có thể chịu được những áp lực trong công việc.

Bảng 2.8: Đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp

BÔI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Nội dung 0 13 12 Phương pháp 0 10 15

2.3.2.6. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ

Hiệu trưởng nhà trường rất quan tâm chú ý vấn đề khuyến khích giáo viên tham gia học ngoại ngữ, tin học để nâng cao trình độ và để có điều kiện đi du học trong và ngoài nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

64

Bên cạnh các lớp bồi dưỡng mời các chuyên gia bên ngoài giảng dạy như kỹ năng sử dụng Power Point, Tin học văn phòng... nhà trường còn khuyến khích các giáo viên trong trường chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, cụ thể

như lớp Kỹ năng tìm kiếm thông tin của thầy giáo Nguyễn Quang Huy – Khoa

tự nhiên... Nhờ đó mà số giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ B,C và biết sử dụng máy vi tính đạt 100% là một lợi thế rất lớn trong việc học nâng cao trình độ. Điều này cũng dễ hiểu bởi các giáo viên trẻ đều có tinh thần học hỏi cầu tiến, vì vậy tất cả giáo viên dù giảng dạy ở môn học nào cũng đều biết sử dụng vi tính và áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy (sử dụng máy chiếu, email...), và một trong những tiêu chuẩn tuyển chọn làm giáo viên trường THPT Olympia là phải có chứng chỉ Anh văn B và Tin học B trở lên.

Bảng 2.9: Đánh giá công tác bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ

BỒI DƯỠNG TIN HỌC, NGOẠI NGỮ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Nội dung 0 20 5 Phương pháp 0 14 11

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 66)