Theo thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, trường THPT thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo phương thức được cấp quản lý giao nhiệm vụ hoặc kí hợp đồng khi đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng thường xuyên. [7, tr. 3]
Dựa trên kế hoạch công tác bồi dưỡng ĐNGV đã lập, Hiệu trưởng và Lãnh đạo nhà trường căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất và tình hình cụ thể của trường mình để xây dựng chương trình bồi dưỡng ĐNGV cụ thể trong năm học của nhà trường.
Các nội dung của chương trình bồi dưỡng thường tập trung vào là:
1.5.2.1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Quản lý công tác bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cần đảm bảo bồi dưỡng đồng bộ bốn mặt quan trọng đó là: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp, lối sống - tác phong.
Phẩm chất chính trị
- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
- Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
35
- Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành.
- Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong đánh giá năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích;
- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. Ứng xử với học sinh và đồng nghiệp
- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Lối sống - tác phong
- Sống có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.
- Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp
36
với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.
- Xây dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
1.5.2.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học
Việc bồi dưỡng năng lực dạy học giúp cho giáo viên đạt được các tiêu chí sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
- Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
- Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
- Vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
- Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực
37
tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
1.5.2.3. Bồi dưỡng năng lực giáo dục
Dạy học và giáo dục là hai khái niệm luôn song hành không thể tách rời trong mỗi nhà trường, vì vậy mà bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực dạy học cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên, nhằm đạt tới các tiêu chí sau:
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng (Xây dựng tập thể lớp, bồi dưỡng cán bộ lớp, tổ chức sinh hoạt lớp...)
- Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.
- Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
- Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
38
Công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động chính trị, xã hội tập trung vào hai vấn đề chính là khả năng phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng; tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường đồng thời tạo sự đồng thuận giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục học sinh để có hiệu quả cao.
- Các giáo viên trong trường thường xuyên tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
1.5.2.5. Bồi dưỡng năng lực phát triển nghề nghiệp
- Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
- Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp (trong quá trình dạy học, trong tập thể giáo viên, các tình huống sư phạm...) nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
1.5.2.6. Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ
Tin học và ngoại ngữ là hai yếu tố cần và đủ để người giáo viên có thể ứng dụng vào bài giảng cũng như nghiên cứu tài liệu phục vụ cho chuyên môn. Công tác bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ phải đảm bảo một số yếu tố sau:
- Cung cấp cho người được bồi dưỡng những kiến thức phù hợp với trình độ và chuyên môn.
- Được thực hành nhiều sau khi học lý thuyết.
- Đảm bảo sau bồi dưỡng người học có thể vận dụng vào thực tiễn. - Giáo viên có thể tự thiết kế bài giảng điện tử.
39
- Có thể đọc được tài liệu tiếng nước ngoài phù hợp chuyên môn để phục vụ cho mục đích tham khảo tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn.
- Song song với việc được bồi dưỡng người học cũng phải tự bồi dưỡng trong thời gian dài đảm bảo kiến thức không bị lãng quên và tránh học đối phó.