Các biện pháp quản lý nhằm phát triển quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV của trường THPT Olympia trong giai đoạn hiện nay được tác giả thăm dò bằng cách lấy ý kiến của các lãnh đạo, cán bộ và giảng viên trong trường. Trong phiếu hỏi tác giả đã đề xuất 2 tiêu chí đánh giá: Tính cần thiết và Tính khả thi đối với từng biện pháp và ứng với mỗi tiêu chí tác giả đưa ra 3 mức độ để đánh giá: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; rất khả thi, khả thi, không khả thi.
Tổng số phiếu thăm dò, lấy ý kiến là : 30 phiếu Số phiếu thu về : 30 phiếu
Kết quả như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp mức độ cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV
Biện pháp
Mức độ cần thiết(%)
Rất cần thiết Cần thiết Không cần
thiết Ghi chú Biện pháp 1 56,4 43,6 0 Biện pháp 2 42,5 57,5 0 Biện pháp 3 41,6 58,4 0 Biện pháp 4 44,6 55,4 0 Biện pháp 5 46,2 53,8 0
89
Theo bảng trên ta thấy về mức độ cần thiết, tuyệt đại đa số cán bộ giảng viên đều cho rằng rất cần hoặc cần phải có các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV của Trường.
Bảng 3.2: Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV
Biện pháp Tính khả thi(%)
Rất khả thi Khả thi Không khả thi Ghi chú
Biện pháp 1 37 63 0
Biện pháp 2 42 58 0
Biện pháp 3 34 52 14
Biện pháp 4 71,6 28,4 0
Biện pháp 5 33,7 58,3 8
Kết quả trên cho thấy hầu hết đều cho rằng các biện pháp mà tác giả đưa ra là có tính khả thi nhưng ở mức độ khác nhau.
Việc điều tra, khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phép tác giả luận văn kết luận rằng mặc dù còn có những ý kiến khác nhau, nhưng đại đa số cán bộ giáo viên được điều tra, khảo sát đều cho rằng các biện pháp nêu ra trong đề tài là cần thiết và khả thi.
90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Việc nghiên cứu biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT là vấn đề mang tính cấp thiết của hệ thống nhà trường nói chung và của trường THPT Olympia nói riêng.
Luận văn đã xác định và hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến những vấn đề chung trong quản lý đội ngũ giáo viên của hệ thống nhà trường và những đặc thù của trường THPT Olympia. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn khẳng định: Trong sự biến động của tình hình thế giới sự bùng nổ của khoa học, công nghệ và nhiều diễn biến trái chiều trong tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ và thực tế hoạt động đa dạng của các trường THPT tư thục, việc quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong hệ thống nhà trường nói chung và trường THPT Olympia nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, quyết định khả năng hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của các trường tư thục.
Qua hơn 3 năm xây dựng Ban lãnh đạo trường THPT Olympia mặc dù luôn nhận thức rõ tầm quan trọng về quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, song với đặc thù của những điều kiện thực tế, nên trong thời gian qua đội ngũ giáo viên của trường tuy đã đáp ứng đủ về số lượng nhưng chất lượng còn chưa đồng đều và luôn cần tới đội ngũ giáo viên thỉnh giảng. Đây là yếu tố cực kỳ bất lợi cho nhà trường mặc dù đối với giáo viên thỉnh giảng trường không phải bỏ kinh phí đào tạo, kinh phí phúc lợi song điều đó ảnh hưởng đến các chiến lược về đào tạo và phát triển lâu dài của trường.
Xuất phát từ nhận định này, luận văn đã đề xuất các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Olympia giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. Đây chính là các biện pháp nhằm tác động đến số lượng, chất lượng, cơ cấu giáo viên và cải thiện cơ chế quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Olympia.
91
Các biện pháp nêu ra trong luận văn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, gắn kết nhau như một chỉnh thể. Trong chỉnh thể này, mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối về vị trí và khả năng phát huy tác dụng ở từng thời điểm, từng điều kiện cụ thể, nên không thể bỏ bất cứ biện pháp nào. Việc phát huy tác dụng của các biện pháp phụ thuộc khả năng vận dụng linh hoạt, hợp lý và xác định đúng các ưu tiên trong thực tiễn quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Olympia.
2. Khuyến nghị
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các biện pháp đã đề ra chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ biện chứng và được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo nhà trường.
Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp ấy phải được bắt đầu bằng nhận thức đúng và sự quan tâm của Ban lãnh đạo, Hiệu trưởng, các trưởng bộ mônvà của toàn trường. Trên cơ sở đó Nhà trường cần có những đầu tư thoả đáng về mặt tài chính để các biện pháp trên được tiến hành một cách thuận lợi.
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý bồi dưỡng ĐNGV của trường THPT Olympia đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số kiến nghị trách nhiệm trong phân cấp đào tạo.
2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT nói chung và các trường THPT ngoài công lập nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội có sự thống nhất từ lãnh đạo Sở tới các phòng ban Sở về việc xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và tăng cường đôn đốc việc thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo viên trường THPT ngoài công lập thành phố Hà Nội.
- Cần quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng ĐNGV của các trường bằng cách chỉ đạo công tác bồi dưỡng ĐNGV triệt để, có chiều sâu, đúng đối tượng và đúng nhu cầu;
92
- Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ ĐNGV của các trường THPT ngoài công lập không ngừng học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục;
2.2. Trường trung học phổ thông Oympia
- Xây dựng đề án phát triển lâu dài của nhà trường theo xu hướng phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, nội dung quản lý bồi dưỡng ĐNGV sát thực tế, đúng yêu cầu nhiệm vụ;
- Mạnh dạn trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng giáo viên để có đội ngũ ổn định lâu dài, chất lượng cao và đáp ứng chuẩn trong nước, quốc tế, từ đó từng bước cạnh tranh với các cơ sở giáo dục có đầu tư từ nước ngoài với nền tảng giáo dục hiện đại.
- Xây dựng quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch; nhằm lựa chọn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để kịp thời bổ sung, điều chỉnh theo đúng mục tiêu và yêu cầu môn học của các bộ môn;
- Tăng cường kiểm tra, đổi mới công tác đánh giá ĐNGV giúp giáo viên nhận thức được những mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có kế hoạch tự hoàn thiện;
- Phát huy vai trò cá nhân của từng thành viên trong tổ chức để động viên, tạo điều kiện thực hiện phương pháp tổ chức “Ngồi bên nhau” để ĐNGV nhiệt tình, hăng hái, tận tuỵ với trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng đơn vị, xây dựng trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược về đào tạo ra các thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất và năng lực để bước vào các trường đại học trong và ngoài nước.
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành
kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Công văn số 660/BGD&ĐT-
NGCBQLGD ngày 9/2/2010 về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30 ngày 22/10/2009.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn triển khai Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị số 22/2003/CT/BGD&ĐT ngày
5/6/2003 về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hằng năm.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Dự án phát triển giáo viên trung học
phổ thông: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục trung học phổ thông (tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT). Nxb GD.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế".
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT Ban
hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
8. Bộ giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn triển khai chuẩn nghề nghiệp
94
9. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2001), Chỉ thị số
14/2001/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
10. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Đề án xây dựng nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010.
11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học
quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, Văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI, 2011.
13. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012.
14. C. Marx, Tư bản tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976.
15. Lê Việt Dương (2012), “Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường Trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” (Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội).
16. Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
17. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình khoa
học quản lý tập I. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
18. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình khoa
học quản lý tập II. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ
XXI. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đặng Xuân Hải, Chất lượng dạy học, Hà Nội, 2005.
21. Trần Ngọc Hiệp (2004), “Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học của tỉnh Phú Yên” (Luận văn thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội).
95
23. Học viện quản lý giáo dục, Kỉ yếu hội thảoKH&CN - Bàn về giải pháp
đột phá đổi mới quản lý giáo dục trong gia đoạn hiện nay. Hà Nội, 2013.
24. Mai Hữu Khuê (2003), Lý luận quản lý nhà nước. Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia Hà Nội.
25. Đặng Bá Lãm, Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI,
chiến lược phát triển. Nhà xuất bản giáo dục 12/2/2003.
26. Đặng Bá Lãm (chủ biên)(2005) Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận
và thực tiễn. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Đặng Bá Lãm – Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục
Việt Nam đổi mới và phát triển - Hiện đại hoá. Nhà xuất bản giáo dục.
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn
Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vẫn đề lý
luận và thực tiễn. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, 2009. 30. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. 31. Viện NCPT giáo dục- Bộ Giáo dục và đào tạo (2002), Chiến lược phát
triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Phạm Viết Vượng (2007), Giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Quốc
96 PHỤ LỤC
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Olympia chúng tôi xin gửi phiếu điều tra này tới các đồng chí và mong các đồng chí vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây.
Thông tin cá nhân
Đơn vị công tác:... Giảng dạy môn:... Giảng dạy môn:... Thâm niên công tác: ...năm
Giới tính:
Nam □ Nữ □ Học vị:
Cử nhân □ Thạc sỹ □ Tiến sỹ □
Đề nghị vui lòng đánh dấu (x) vào ô lựa chọn
1. Đồng chí hãy đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT Olympia trong giai đoạn hiện nay
YẾU TỐ TỐT KHÁ TRUNG
BÌNH YẾU Đạo đức nghề nghiệp
Năng lực chuyên môn
Năng lực sư phạm nghề nghiệp
2. Đồng chí hãy đánh giá công tác bồi dưỡng ĐNGV tại trường theo các nội dung sau:
97 YẾU TỐ BỒI DƯỠNG
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ RẤT
HỢP LÝ HỢP LÝ
CHƯA HỢP LÝ Đạo đức nghề nghiệp Nội dung
Phương pháp Năng lực dạy học Nội dung
Phương pháp Năng lực giáo dục Nội dung
Phương pháp Năng lực hoạt động chính trị xã hội Nội dung Phương pháp Năng lực phát triển nghề nghiệp Nội dung Phương pháp Năng lực tin học, ngoại
ngữ
Nội dung
Phương pháp
3. Đồng chí hãy nhận xét quá trình kiểm tra, đánh giá công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
RẤT HỢP LÝ HỢP LÝ CHƯA HỢP LÝ Kế hoạch kiểm tra đánh giá
Các tiêu chí kiểm tra đánh giá Tổ chức việc kiểm tra đánh giá
4. Những ý kiến đóng góp khác:...
...
...
...
98
MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp)
Thưa các đồng chí!
Thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Olympia”, sau khi căn cứ vào phiếu điều tra về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của tác giả kỳ trước, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại trường.
Đề nghị các đồng chí cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp dưới đây. Ngoài các biện pháp đã nêu, đồng chí có thể đưa thêm ý kiến của riêng mình để đóng góp cho luận văn.
Quy ước:
1. Rất cần thiết/ Rất khả thi 2. Cần thiết/ Khả thi
3. Không cần thiết/Không khả thi 4. Ý kiến khác
(Đánh dấu (X) vào các ô thể hiện phương pháp lựa chọn)
Stt Nội dung biện pháp
Mức độ cần thiết
1 2 3
1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng ĐNGV
2 Xây dựng qui trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
3 Xây dựng kế hoach tổng thể về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
4 Nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của cac bộ môntrong trường
99
Stt Nội dung biện pháp Tính khả thi
1 2 3