Cơ cấu giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 61)

2.2.2.1. Cơ cấu giáo viên cơ hữu theo các bộ môn

Bảng 2.2: Cơ cấu ĐNGV theo bộ môn

Stt Bộ môn Số lượng Ghi chú

1 Tự nhiên 7 2 Xã hội 5 3 Quốc tế 8 4 Kỹ năng sinh tồn 2 5 Sáng tạo 3 Tổng số 25

(Nguồn: Phòng nhân sự, Trường THPT Olympia, năm 2013 )

2.2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo trình độ học vấn

Trong tình hình hiện nay, khi sự thay đổi công nghệ luôn đòi hỏi thay đổi nhiều về kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành và cách thức học tập của sinh viên thì trình độ học vấn của ĐNGV là một trong những yêu cầu và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng đội ngũ giáo viên. Hiện tại trình độ học vấn của ĐNGV trong trường THPT Olympia được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Trình độ học vấn của giáo viên cơ hữu trong trường

Stt Bộ môn Thạc sỹ Tỉ lệ % Cử nhân Tỉ lệ % 1 Tự nhiên 6 46,15% 1 8,33% 2 Xã hội 3 23,08% 2 16,67% 3 Quốc tế 2 15,39% 6 50 4 Kỹ năng sinh tồn 2 15,39% 0 0% 5 Sáng tạo 0 0% 3 25% Tổng số 13 100% 12 100%

53

Qua số liệu hình 2.5 ta thấy ở thời điểm hiện tại tỷ lệ giáo viên có trình độ học vấn sau đại học chiếm tỉ lệ nhiều hơn giáo viên có trình độ đại học mặc dù tỉ lệ này ở các khoa là chưa đồng đều.

Nhiều khoa nổi bật về đội ngũ giáo viên có trình độ học vấn cao tỉ lệ sau đại học chiếm tới 46,15% tổng số giáo viên có trình độ sau đại học của toàn trường. Tuy vậy có những bộ môn như bộ môn sáng tạo chưa có giáo viên đạt trình độ thạc sỹ.

Để bổ sung kịp thời cho tiến trình giảng dạy và đáp ứng mục tiêu yêu cầu chất lượng đào tạo, Trường đã mời nhiều giáo viên ở các trường THPT và Đại học có uy tín tham gia giảng dạy.

2.2.2.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo độ tuổi

Tính liên tục, tính kế thừa được phản ánh qua độ tuổi của ĐNGV. Tỷ lệ, cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi giáo viên sẽ đảm bảo nguồn cán bộ ổn định. Cơ cấu độ tuổi sẽ phản ánh những biến động về số lượng cán bộ trong tương lai. Đây là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho Hiệu trưởng và lãnh đạo các bộ môn có kế hoạch xây dựng, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ.

Hiện tại đội ngũ cán bộ giáo viên cơ hữu của trường có cơ cấu theo độ tuổi như sau:

- Độ tuổi dưới 30: 12/25 chiếm 48% - Độ tuổi 30 đến 44: 13/25 chiếm 52%

54

Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu giảng viên theo độ tuổi

Qua đây ta thấy, đội ngũ giáo viên cơ hữu chỉ tập trung vào hai nhóm tuổi: dưới 30 tuổi và từ 30 đến 44 tuổi và tỷ lệ % giữa hai nhóm không cao. Trong đó, nhóm giáo viên ở độ tuổi dưới 30 chiếm 48%. Đây là lực lượng giáo viên trẻ, có sức khỏe tốt, được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn tốt và có khả năng nhận thức, tiếp thu nhanh, hào hứng, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên do tuổi còn trẻ, thâm niên công tác ít, kinh nghiệm giảng và vốn sống thực tiễn chưa nhiều, nên việc học tập tu dưỡng đạo đức và nâng cao bản lĩnh chính trị đối với nhóm này là tập trung vào các nội dung về công tác tổ chức, quản lý dạy học, các quy trình và kỹ năng giao tiếp trong trường và ứng xử xã hội.

Nhóm giáo viên ở độ tuổi từ 30 đến 44: Các giáo viên đa phần đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong phú cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học tốt, đã có ít nhất từ 5 năm thâm niên giảng dạy trở lên, tương đối ổn định về gia đình, kinh tế, các giáo viên ở độ tuổi này vừa có sức lực của tuổi trẻ, vừa có độ chín nhất định, tự tin và có bản lĩnh nghề nghiệp. Lực lượng này có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Với nhóm này, việc tự học, bồi dưỡng là vấn đề tự giác thường

55

xuyên nhằm cập nhật tri thức mới để tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp cũng như cuộc sống.

2.2.2.4. Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính.

Hình 2.3: Phân bố ĐNGV cơ hữu theo giới tính

Cơ cấu ĐNGV theo giới tính của trường THPT Olympia được phân bố không đều giữa nam và nữ. Số lượng giáo viên nữ đông hơn số lượng giáo viên nam: giáo viên nữ là 19/25 giáo viên chiếm 76%, giáo viên nam là 6/25 giáo viên chiếm 24%. Giữa các khoa tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch rõ rệt. Trong tổng số 06 giáo viên nam, có 02 giáo viên thuộc khoa Tự nhiên; 03 giáo viên thuộc khoa Quốc tế; 01 thuộc bộ môn Sáng tạo. Riêng khoa Xã hội và bộ môn Kỹ năng không có giáo viên nam. Mặc dù số lượng giáo viên nữ hiện nay so với nam giới đang mất cân đối và chúng ta đang phấn đấu bình đẳng nam nữ về mọi mặt nhưng trên thực tế, do đặc thù riêng một số bộ môn như bộ môn Văn, Sử, Địa.... số lượng sinh viên sư phạm theo học các ngành này chủ yếu là nữ, vì vậy mà số lượng giáo viên nữ chiếm đa số. Đây cũng là tình hình chung ở các trường trung học hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)