Kiểm tra, đánh giá, xếp loại công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 95)

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong bất cứ công tác quản lý nào. Kiểm tra trong quản lý nói chung hay kiểm tra trong quản lý giáo dục nói riêng là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn. [15-tr181]

Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng ĐNGV nhằm thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng tích cực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đồng thời đánh giá được hiệu quả công tác bồi dưỡng.

Kiểm tra đánh giá không những giúp ĐNGV biết nhìn nhận một cách chính xác năng lực của bản thân mà còn có tác dụng trực tiếp tìm hiểu nguyên nhân và đề ra những giải pháp có hiệu quả cho chính mỗi giáo viên, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên trong nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá còn nhằm động viên, khuyến khích sự năng động, tích cực và tạo động lực mới trong công tác cho ĐNGV. Mặt khác khi nhận được những thông tin về các điểm yếu và cách khắc phục, các giáo viên cũng thấy cần nỗ lực khắc phục khiếm khuyết để vươn lên.

Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng là căn cứ để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của giai đoạn hoặc năm tiếp theo.

Nội dung của biện pháp

Việc đầu tiên cần làm là cán bộ quản lý và Hiệu trưởng phải đưa ra các tiêu chí đánh giá chi tiết, rõ ràng, hợp lý, vừa thoả mãn yêu cầu của nhà trường vừa thoả mãn nhu cầu của ĐNGV đồng thời có mức thưởng tương ứng với từng mức độ đáp ứng các tiêu chí đó.

87

Các trưởng bộ môn và Hiệu trưởng cùng với phòng Nhân sự đánh giá nhận xét kết quả giảng dạy, bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên trong bộ môn ngay sau khi kết thúc đợt bồi dưỡng. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá đó trong việc xét hoàn thành nhiệm vụ hằng năm, làm cơ sở cho việc xét tăng lương cho giáo viên.

Bên cạnh việc đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện việc tự đánh giá một cách nghiêm túc và kết quả đó cũng được tổng hợp lại cùng với kết quả đánh giá của cán bộ quản lý.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, tuân theo những chuẩn mực nhất định. Đảm bảo duy trì, ổn định nề nếp kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng ĐNGV chú trọng đến chất lượng, nhà trường thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc giáo viên hoàn thành tốt công tác bồi dưỡng.

Xây dựng nề nếp tự kiểm tra, tự đánh giá và điều chỉnh bằng nhiều hình thức qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 95)